Trận động đất dư chấn thứ hai ML02

Một phần của tài liệu Xác định cơ cấu chấn tiêu một số trận động đất miền Bắc Việt Nam bằng số liệu địa chấn dải rộng (Trang 50)

Các thông số ban đầu của trận động đất dư chấn thứ hai được đưa ra trên bảng 4.1 (kí hiệu ML02). Trận dư chấn xảy ra ngày 08 tháng 12 năm 2009 lúc 17 giờ 33 phút (GMT) vị trí tọa độ: 21.345 độ vĩ bắc, 104.164 độ kinh đông, độ sâu 10km, độ lớn magnitude ML=2.8. Trận dư chấn này có magnitude bé do đó chỉ một số ít trạm ở gần chấn tâm ghi nhận được dư chấn. Chúng tôi lựa chọn và sử dụng số liệu của ba trạm (SLVB, TTVB, MCVB) để thực hiện quá trình nghịch đảo ten-xơ moment.

Kết quả tính toán ở hình 4.10 đưa ra băng sóng lý thuyết (đường màu đỏ) đem so sánh với băng sóng thực tế (đường màu đen) cũng thu được kết quả khá khớp nhau trên các thành phần nằm ngang E và N. Riêng thành phần thẳng đứng Z trên trạm Mộc châu (MCV), kết quả mô phỏng chưa được tốt. Điều này là do trận dư chấn ML02 này có Magnitude bé, trạm Mộc châu (MCV) lại ở xa nên ảnh hưởng đến kết quả tính toán. Tuy nhiên, hàm tương quan giữa băng ghi lý thuyết và băng ghi thực tế vẫn đạt giá trị đến 80% (hình 4.11).

41

Hình 4.11. Kết quả xác định cơ cấu chấn tiêu của trận dư chấn thứ hai (ML02) theo

phương pháp lựa chọn lưới (grid-search). Cơ cấu chấn tiêu màu đỏ là kết quả cuối cùng với hệ số tương quan cao nhất.

Hình 4.10. Sự tương quan giữa băng ghi lý thuyết (đường màu đỏ) và băng ghi

42

Hình 4.12. Các tham số cơ cấu chấn tiêu của trận dư chấn thứ hai (ML02) được tổng hợp trên bảng (phía phải) và nghiệm của cơ cấu được vẽ (phía trái). Kết quả nghịch đảo ten-xơ moment cho trận dư chấn thứ hai (ML02) ở hình 4.12 cho thấy: trận động đất dư chấn ML02 có cơ cấu kiểu trượt bằng với góc dốc lớn cắm về phía Bắc một góc 800 so với mặt phẳng nằm ngang.

Sau kết quả nghịch đảo ten-xơ moment cho cả ba trận động đất (một trận chủ chấn và hai dư chấn) chúng tôi tổng hợp lại các kết quả và đưa ra bảng thông số của cơ cấu chấn tiêu dưới đây (bảng 4.4).

Bảng 4.4: Kết quả tính toán cơ cấu chấn tiêu của động đất Mường La – Bắc Yên (ML) và hai dư chấn ML01, ML02 NP1 NP2 ID Số trạm sử dụng Vĩ độ [0] Kinh độ [0] Độ sâu [km] DC [%] CLVD

[%] Mw Strike Dip Slip Strike Dip Slip

ML 7 21.316 104.176 5.0 99.9 0.1 3.6 302 80 178 213 88 10

ML01 5 21.309 104.163 5.0 83.6 16.4 3.5 303 84 -177 213 87 -6 ML02 3 21.315 104.164 5.0 57.6 42.4 2.9 298 80 -177 208 87 -10

43

Hình 4.13. Bản đồ biểu diễn cơ cấu chấn tiêu của trận động đất Mường La - Bắc Yên (ML) và hai dư chấn (ML01, ML02).

Theo kết quả thống kê ở bảng 4.4 các thông số về góc phương vị, góc dốc và góc trượt đều có giá trị gần như nhau của cả trận động đất chính và hai dư chấn. Cả hai trận ML và ML01 đều phản ánh cơ cấu nguồn động đất thuần túy rõ rệt với giá trị phần trăm %DC lần lượt là 99.9% và 83.6%. Riêng dư chấn thứ hai (ML02) giá trị %DC chỉ đạt 57.6% điều này là do trận dư chấn này có cấp độ yếu nên không phản ánh được trường ứng suất khu vực rõ rệt, tuy nhiên trận dư chấn này vẫn thể hiện đặc điểm cơ cấu nguồn động đất thuần túy. Cả ba trận động đất (chủ chấn và hai dư chấn) đều có các tham số góc hình học đứt gãy trùng nhau điều đó chứng tỏ rằng chúng xảy ra trên một cơ chế dịch trượt của đứt gãy. Cơ cấu chấn tiêu của cả ba trận động đất thu được theo phương pháp nghịch đảo ten-xơ moment thể hiện trạng thái ứng suất với trục ứng suất nén ép theo hướng Bắc – Nam và trục ứng suất tách dãn theo hướng Đông – Tây. Hai bề mặt ứng suất tiếp tuyến cực đại có đường phương á kinh tuyến và á vĩ tuyến với các cơ chế trượt bằng trái và trượt bằng phải tương ứng.

44

Tương ứng với kết quả xác định bằng phương pháp nghịch đảo ten-xơ moment, hình 4.14 dưới đây đưa ra bản đồ đường đẳng chấn của trận động đất Mường La – Bắc Yên được xây dựng từ kết quả điều tra thực địa (Cao Đình Triều và nnk. 2010).

Hình 4.14 cho thấy rằng khu vực bên trong được bao bởi đường đẳng chấn màu xanh có cường độ mạnh nhất đạt cấp VI theo thang MSK [9]. Các hình tròn màu vàng là tọa độ chấn tâm của động đất Mường La – Bắc Yên và các dư chấn chúng tôi thu được. Dựa vào kết quả điều tra thực địa của Cao Đình Triều và nnk. 2010, chúng tôi xây dựng bản đồ đường đẳng chấn và đưa tọa độ chấn tâm động đất và các dư chấn lên bản đồ. Dựa vào phân bố tọa độ của động đất chính và các dư chấn cùng với đường đẳng chấn chúng tôi sẽ phân tích lại một lần nữa cơ cấu dịch trượt của trận động đất Mường La – Bắc Yên. Trên hình 4.14 thấy rằng: Trục chính của đường đẳng chấn chạy theo phương Tây Bắc – Đông Nam trùng với phương

Hình 4.14. Bản đồ đường đẳng chấn của trận động đất Mường La – Bắc Yên 2009

(đường màu xanh). Hình tròn màu vàng là chấn tâm động đất và các dư chấn.

45

của kết quả xác định bằng phương pháp nghịch đảo ten-xơ moment. Mặt khác theo Cao Đình Triều và nnk. 2010 đánh giá rằng: Trận động đất này phát sinh trên đới đứt gãy Mường La – Bắc Yên. Hệ thống đứt gãy này có góc dốc lớn cắm về phía Bắc một góc 70-800 so với mặt phẳng nằm ngang [9]. Kết quả này trùng với kết quả xác định theo phương pháp nghịch đảo ten-xơ moment mà chúng tôi đã áp dụng.

Như vậy, từ kết quả tính toán cơ cấu chấn tiêu bằng phương pháp nghịch đảo ten-xơ moment và kết hợp với kết quả điều tra thực địa đều cho thấy trận động đất Mường La – Bắc Yên xảy ra với cơ chế trượt bằng phải, góc dốc tương đối lớn thay đổi trong khoảng từ 800-840 so với mặt phẳng nằm ngang. Các trục ứng suất nén ép theo hướng Bắc – Nam và tách giãn theo hướng Đông – Tây. Kết quả đó rất phù hợp với khung cảnh kiến tạo của miền bắc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xác định cơ cấu chấn tiêu một số trận động đất miền Bắc Việt Nam bằng số liệu địa chấn dải rộng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)