Một số kiến nghị về chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng (Trang 31 - 34)

Từ nay đến năm 2020, tình hình thế giới và khu vực mặc dù vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, song hòa bình và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; hơn nữa đây là thời kì mở đầu thời đại tri thức hóa kinh tế toàn cầu, là thời đại toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, là thời đại mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với các nước chậm phát triển. Là cơ hội nếu như các nước chậm phát triển nào có năng lực cải cách, mở cửa, tận dụng mọi lợi thế của nước đi sau, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiệu quả, sẽ có nhiều khả năng tiến nhanh đuổi kịp các nước tiên tiến. Cần nhận thức đầy đủ thời cơ to lớn và thách thức của thời đại đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020 để huy động toàn bộ sức mạnh của dân tộc vào phát triển kinh tế, đây là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân.

Việt Nam cần đón bắt xu thế tri thức hóa kinh tế toàn cầu:Lấy công nghệ thông tin lôi thúc đẩy công nghiệp hóa, đây là phương cách kết hợp hiệu quả nhất quá trình công nghiệp hóa với tri thức hóa kinh tế toàn cầu hiện nay.

- Lấy công nghệ thông tin lôi kéo công nghiệp hóa, lấy công nghiệp hóa thúc đẩy công nghệ thông tin làm cho công nghiệp hóa có hàm lượng khoa học- công nghệ cao, hiệu quả kinh tế

lớn, tiêu hao tài nguyên thấp, ô nhiễm môi trường giảm, phát huy đầy đủ ưu thế nguồn lực con người là con đường phát triển có khả năng rút ngắn về mặt thời gian, nâng nhanh về mặt chất lượng, đảm bảo tăng trưởng cao, phát triển bền vững.

- Ưu tiên phát triển ngành công nghệ thông tin, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Dùng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến để cải tạo các ngành nghề truyền thống.

- Nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa hội nhập quốc tế.

Việt Nam cần thích ứng với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế: Đối với Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi- đổi mới, mở cửa kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, mang tính quyết định đối với phương sách kết hợp đồng thời quá trình công nghiệp hóa với tri thức hóa kinh tế toàn cầu hóa, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa rút ngắn, tiến nhanh đuổi kịp các nước tiên tiến.

Để có thể khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa rút ngắn, công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế phải được đẩy nhanh, thích ứng với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Do vậy, cần tiến nhanh hơn trong nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế.

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới với ba trụ cột: chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Sau hơn hai mươi năm kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trongnhiều năm. Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động.Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối...

Ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế: Với chủ trương tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam là thành viên quan trọng trong ASEAN, tích cực thực hiện các cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), là thành viên tích cực của APEC, ASEM và nhiều tổ chức kinh tế quốc tế khác. Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng được củng cố và mở rộng, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ, đang đàm phán hiệp định đầu tư với Mỹ, Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) với EU, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản. Tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có quan hệ với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS.PhạmVăn Dũng (chủ biên): Định hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội- 2010.

2. TS. Nguyễn Duy Hùng (chủ tịch hội đồng biên soạn) :Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế trong thời kì đổi mới. Nxb chính trị quốc gia. Hà Nội- 2009.

3. PGS.TS. Lê Văn Sang (chủ biên): Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỉ XXI.Nxb thế giới. Hà Nội – 2005.

4. Trung tâm thông tin thương mại: Thị trườngViệt Nam thời kì hội nhập AFTA.Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh- 2003. 5. http: //vi.wikipedia.org/ 6. http://www.gso.gov.vn 7. http://www.vietbao.vn . 8. http://www.chinhphu.vn 9. http://www.customs.gov.vn 10. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home 11. www.xaydungdang.org.vn

Một phần của tài liệu Tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng (Trang 31 - 34)