Ngân hàng làng xã là các tổ chức tín dụng tiết kiệm do cộng đồng quản lý được thiết lập nhằm cung ứng khả năng tiếp cận tới các dịch vụ tài chính ở vùng nông thôn, xây dựng một nhóm tự hỗ tại cộng đồng, giúp các thành viên tích luỹ các khoản tiết kiệm. Số lượng thành viên của ngân hàng làng xã thường từ 30 đến 50 người, hầu hết trong số đó là phụ nữ. Ngân hàng thường được tài trợ vốn từ việc huy động vốn nội bộ từ các thành viên cũng như các món vay từ các tổ chức tài chính vi mô.
-Phương pháp : ngân hàng làng xã bao gồm các thành viên và Hội đồng quản trị được đào tạo từ các khoá học do các tổ chức tài chính vi mô bảo trợ. Các tổ chức tài chính vi mô bảo trợ thường cho các ngân hàng này vay vốn hoạt động, sau đó ngân hàng lại cho các thành viên của nó vay lại. Tất cả các thành viên đều phải ký một thảo ước vay vốn nhằm đưa ra sự bảo đảm chung. Số tiền cho ngân hàng làng xã vay thường dựa trên tổng tất cả các yêu cầu vay của các thành viên. Mặc dù số tiền vay rất khác nhau ở từng quốc gia, khoản vay dầu tiên thường ngắn hạn (bốn tới sáu tháng) và với số tiền nhỏ (50 USD), và được hoàn trả hàng tuần với những số tiền đều nhau. Số tiền món vay thứ hai được xác định bởi số tiền tiết kiệm mà một thành viên đã tích luỹ được trong khoảng thời gian của món vay thứ nhất thông qua sự đóng góp hàng tuần. Phương pháp dự báo cho thấy rằng các thành viên sẽ tiết kiệm được khoản 20% số tiền vay của mỗi chu kỳ (tài khoản nội bộ).
Những món vay từ tài khoản nội bộ (như tiết kiệm thành viên, doanh thu từ lãi) đặt ra những điều khoản riêng của nó, thường là ngắn hạn hơn và có lãi suất riêng, thường cao hơn. Các món vay với ngân hàng làng xã thường được cung ứng theo chu kỳ cố định, thường từ 10 đến 12 tháng, với việc thanh toán toàn bộ số tiền vào cuối kỳ. Số tiền vay tiếp sau có liên hệ với số tiền tổng cộng được tiết kiệm bởi các thành viên ngân hàng. Các ngân hàng lãng xã có mức độ kiểm soát dân chủ cao và độc lập. Các cuộc họp hàng tháng nhằm thu các khoản tiền tiết kiệm, giải ngân các món vay, tham dự các vấn đề về quản lý vầ nếu có thể, tiếp tục các khoá đào tạo với cán bộ tổ chức tài chính vi mô.
-Sản phẩm : Tiết kiệm của các thành viên gắn liền với số tiền vay và được sử dụng để tài trợ cho những món vay mới hoặc cho những hoạt động tạo thu nhập. Tuy nhiên, các thành viên nhận được một phần từ khoản lợi nhuận đầu tư hoặc cho vay lại của ngân hàng. Cổ tức được phân bổ có qun hệ tỷ lệ với số tiền tiết kiệm mà mỗi cá nhân đã đóng góp cho ngân hàng. Các món vay có lãi suất thương mại ( 1 – 3%/tháng) và lãi suất sẽ cao hơn nếu nguồn cho vay xuất phát từ một khoản tài trợ nội bộ. Một vài ngân hàng đã mở rộng cung cấp dịch vụ bao
-Khách hàng thường từ vùng nông thôn hoặc khu dân cư thưa thớt nhưng có khả năng liên hệ được với nnhau. Khách hàng thường là người có thu nhập thấp nhưng có khả năng tiết kiệm, và chủ yếu là phụ nữ (mặc dù các chương trình cũng tương đối đầy đủ với nam giơi hoăc nhóm hỗn hợp).
-Các ví dụ : FINCA ở Mexico mà Costa Ria; CARE ở Guatemala, Save the Children ở IE Salvado; Freedom from Hunger ở Thái Lan …