Những yêu cầu khi tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí THPT (Trang 56)

- Nhóm thứ ba: đổi mới kiểm tra, đánh giá được thực hiện một cách toàn diện, nhưng số trường THPT thuộc nhóm này còn ít.

2.Những yêu cầu khi tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường THPT. Vì vậy, trong quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống: nếu việc đánh giá không thường xuyên và hệ thống sẽ không tạo được hứng thú và nề nếp học tập cho học sinh. Kiểm tra một cách thường xuyên và hệ thống sẽ giúp giáo viên đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi giờ học, thực hiện trong từng bước lên lớp.

phối chương trình và kế hoạch dạy học đã được lập sẵn, đã được phê duyệt. Không nên để đến cuối học kì, cuối năm mới tiến hành kiểm tra nhằm lấy đủ cơ số điểm cần thiết.

- Đảm bảo độ tin cậy, khách quan: các bài kiểm tra viết cần tiến hành đồng thời, đề kiểm tra được thống nhất giữa các giáo viên dạy địa lí trong cùng một khối lớp.

- Đảm bảo tính giá trị. - Đảm bảo tính toàn diện.

Trong các yêu cầu trên thì độ tin cậy và tính giá trị là hai yêu cầu quan trọng nhất của bài kiểm tra. Nó liên quan chặt chẽ với nhau. Một bài kiểm tra có thể đáng tin cậy nhưng không có giá trị nếu không đánh giá đúng thực chất trình độ của học sinh. Nếu một bài kiểm tra không có độ tin cậy thì cũng không có giá trị trong việc đánh giá học sinh. Độ tin cậy liên quan đến sự vững chắc, khách quan của kết quả đo được, còn tính giá trị liên quan tới mục tiêu của kết quả đó.

Chính vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động này. Chỉ khi đó, việc kiểm tra, đánh giá mới có hiệu quả, đảm bảo nâng cao được chất lượng dạy học Địa lí ở trường THPT.

Một phần của tài liệu SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí THPT (Trang 56)