- Nhóm thứ ba: đổi mới kiểm tra, đánh giá được thực hiện một cách toàn diện, nhưng số trường THPT thuộc nhóm này còn ít.
1. Mục đích, nội dung cơ bản của chương trình Địa lí THPT
1.1. Mục đích
a. Về kiến thức
Giúp học sinh hiểu, biết và ghi nhớ được:
- Chương trình Địa lí đại cương ở lớp 10, bao gồm cả tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.
- Chương trình Địa lí kinh tế - xã hội thế giới ở lớp 11, bao gồm địa lí một số châu lục, khu vực và một số quốc gia điển hình trên thế giới.
- Chương trình Địa lí Việt Nam ở lớp 12, cả phần địa lí tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.
b. Về tư tưởng, thái độ Học sinh cần:
- Hiểu rõ các đối tượng địa lí nói chung, đặc điểm địa lí của các quốc gia, khu vực điển hình trên thế giới và địa lí Việt Nam, nhận thức đúng những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm và hạn chế để từ đó liên hệ, so sánh Việt Nam với thế giới.
- Hình thành lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước.
- Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước. c. Về kĩ năng
- Biết cách xử lí các thông tin địa lí, các bảng số liệu, các biểu đồ, bản đồ. - Biết vẽ lược đồ Việt Nam và các quốc gia, khu vực cũng như toàn thế giới.
- Biết phối hợp các phương tiện học tập, các hình ảnh trực quan để rút ra kiến thức và học tập đạt kết quả tốt hơn.
1.2. Nội dung cơ bản của chương trình Địa lí THPT
a. Chương trình Địa lí 10: Bao gồm 2 phần:
- Phần Địa lí tự nhiên.
- Phần Địa lí kinh tế - xã hội. b. Chương trình Địa lí 11:
- Phần khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới. - Phần địa lí khu vực và quốc gia.
c. Chương trình Địa lí 12: Bao gồm 6 phần:
- Phần mở đầu: VN trên đường đổi mới và hội nhập. - Phần vị trí địa lí, lãnh thổ và các đặc điểm tự nhiên.
- Phần sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
- Phần địa lí dân cư.
- Phần địa lí các ngành kinh tế. - Phần địa lí các vùng kinh tế.