Quy trình cắt

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ dữ liệu về khóa kéo sử dụng trong ngành công nghiệp may và Tổ chức triển khai sản xuất trên dây chuyền may (Trang 42)

* Tở vải: yêu cầu tởi vải trước 24 h mới tiến hành cắt vải a. Trải vải:

- Yêu cầu của bàn vải

- Bàn vải phải êm phẳng, không cong vênh

- kích thước bàn vải phải đạt yêu cầu của bản giác.

- Số lớp trên bản giác phải đầy đủ theo yêu cầu của tài liệu cắt. - Lót giấy xuống bản trải vải

+ Khi trải giấy phải trải dài hơn chiều dài bàn giác 10cm

+ khi kéo giấy vừa kéo dùng thước gạt gạt giấy đều và theo biên dạng đã định.

+ giấy trải phải không cong vênh, biên dạng dọc giấy phải thẳng.

+ Đánh dấu vị trí bản giác. Khi đánh dấu nhớ chú ý đánh dấu dài hơn chiều dài bàn giác 2,5cm

- Kẹp vải:

+ Dùng kẹp ghim các đầu vải ở các mép nhằm chống xô lệch vải, không ảnh hưởng đến chi tiết của bản giác.

- Để có thể kiểm tra chi tiết bề mặt vải trước khi cắt, ta chọn phương pháp trải quật vải: trải mặt phải lên trên mặt trái xuống dưới.

+ khi kéo vải phải lấy biên phải làm biên định vị biên vải. + Khi kéo trải nhớ dùng thước lướt trên mặt vải để vải phẳng. + khi trải nhớ số lớp trên một bản giác.

+ Khi trải xong để bản giác lên trên cùng b.Cắt vải

Sau khi trải vải thì tiến hành cắt vải thành bán thành phẩm đưa vào sản xuất chuyên may. Quá trình này thực hiên trên cơ sở của quá trình trải vải do đó chất lượng của quá trình cắt hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của quá trinh trải vải.

+) Bám sát quy trình công nghệ sản xuất.

+) Khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành sau mỗi bước công việc bằng cách tự kiểm tra và chuẩn bị kĩ thuật.

+) Bán thành phẩm phải được cắt đúng mẫu, đường cắt trơn đều không răng cưa, xờm mép, các chi tiết phải đối xứng nhau (nếu có) phải đối nhau không cùng chiều.

+) Kiểm tra định vị sơ đồ, kiểm tra kích thước sơ đồ và bàn trải vải. +) Kiểm tra sơ đồ, khổ vải, số lượng chi tiết.

+) Kiểm tra độ đều và sức căng của vải, độ phảng của bàn trải vải. +) Kiểm tra độ nghiêng của mép xếp bằng.

- Phương pháp cắt vải:

+) Sử dụng sơ đồ sao giấy tỉ lệ 1:1.

+) Giải, áp mẫu giấy giác sơ đồ lên bàn vải.

+) Trải phẳng cân đối mẫu giấy giác sơ đồ lên lớp vải trên cùng.

+) Dùng kẹp, kẹp định vị mẫu giấy và bàn trải vải tại các đường biên không làm ảnh hưởng đến kích thước và hình dáng của các chi tiết.

+) Tiến hành cắt các chi tiết, với các chi tiết đơn giản cắt gọt ngay trên bàn trải bằng máy cắt di động, với các chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao, chi tiết phưc tạp sẽ được cắt phá bằng máy cắt đẩy tay và cắt gọt chính xác lại bằng máy cắt vòng

- Thiết bị cắt:

+) Kẹp sắt.

+) Găng tay sắt ( thiết bị bảo hộ bắt buộc ). +) Máy cắt tay: cắt phá, cắt các chi tiết đơn giản. Máy cắt dao thẳng: Hãng sản xuất: EASTMAN®

Kí hiệu máy: BRUTE® 627X Công suất máy: 450 W. Trọng lượng máy: 16,7 Kg. Cỡ dao: 20,3 cm.

Hình 3.10: Máy cắt vòng và máy cắt tay

+) Máy cắt vòng: cắt tinh, sửa chính xác những chi tiết phức tạp đòi hỏi chính xác cao.

Máy cắt vòng: Hãng sản xuất: EASTMAN®

Kí hiệu máy: EC700 Công suất máy: 750 W. Trọng lượng máy: 265 Kg. Cỡ dao: 0.45 x 10 x 3500 mm.

Kích thước bàn cắt: 1600mm x 800mm x 1900m

Tổ trưởng tổ cắt phải ghi đầy đủ thông tin vào phiếu bàn cắt. Bảng 3.9: Mô tả mẫu theo dõi bàn cắt

PHIẾU THEO DÕI BÀN CẮT Số phiếu………. Mã hàng:……. ……Số lượng SP:…… Đơn vị: Stt Loại vật liệu Số lượng theo Eteket Chiều dài bàn cắt Số lớp thực trải Số vải thực trải Nối chồng mép Đầu tấm Số vải thực tế Chênh lệch thừa Chênh lệch thiếu

Ngày … tháng …năm …. Cán bộ theo dõi

c. Đánh số, đồng bộ, phối kiện - Yêu cầu khi đánh số:

Quá trình đánh số không làm xáo trộn các chi tiết trên cùng một tập. Phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình đánh số

Không dùng bút mực để đánh dấu, chỉ dùng bút chì (HB) đánh dấu, chiều cao chữ số nhỏ hơn 0,5cm và cách mép vải 0,5 cm. Tất cả những thay đổi cần phải báo với quản lí việc đánh số phải ở vị trí cho phép.

Trong quá trình đánh số, phải chú ý dấu phấn lỗi ( lỗi vải ) đã đánh trên mặt vải được đánh dấu tại kho và bộ phận trải cắt, bỏ những mảnh vải lỗi, phải ghi vào sổ.

Lấy bán thành phẩm ra trong quá trình đánh số, rồi chọn vải thích hợp để thay thế, sau đó đánh số lại và đặt vào cột vải (theo đúng vị trí).

- Bán thành phẩm sau khi được cắt sẽ được đánh số đồng bộ, tránh sai nhầm chi tiết trong sản xuất. Tại xưởng cắt sử dụng phương pháp đánh số đồng bộ thủ công.

- Tất cả bán thành phẩm của mỗi lần cắt cần phải được giữ trên một ngăn của giá để dễ tìm.

- Phối kiện: khi phối kiện phải hiểu rõ sản phẩm gồm bao nhiêu chi tiết, chi tiết nào có đôi.

Trước khi phối kiện phải kiểm tra số mặt bàn giữa thân và chi tiết nhỏ có khớp nhau không.

Khi buộc thân to để ở trên và dưới, các chi tiết nhỏ để ở giữa, bó chặt gọn gàng, cà số mặt bàn cắt vào dây buộc.

Mỗi bó bán thành phẩm đều được buộc một phiếu mặt bàn cắt trong đó ghi các thông tin: Tên mã hàng…

Màu vải … Cỡ số …

Số lượng … Số bàn cắt … Số phối kiện …

- Khi giao bán thành phẩm cho phân xưởng may cần phải ghi sổ sách rõ ràng, có sự kí nhận của người nhận và người giao tránh nhầm lẫn.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ dữ liệu về khóa kéo sử dụng trong ngành công nghiệp may và Tổ chức triển khai sản xuất trên dây chuyền may (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w