Ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHưƠNG TỈNH AN GIANG (Trang 65)

d) Quặng kim loại

4.2.2Ngành công nghiệp

Công nghiệp của An giang bao gồm các ngành công nghiệp nhẹ: khai thác và chế biến nông sản, thuỷ hải sản, may mặc và sản xuất hang tiêu dùng…

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và 2 năm thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg

về phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012, công tác khuyến công của tỉnh An Giang đã đạt được kết quả tốt. Hoạt động khuyến công đã hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, đào tạo dạy nghề, cấy nghề, nâng cao năng lực quản lý cho chủ cơ sở, hỗ trợ đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại phục vụ cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh…góp phần vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp địa phương. Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh An Giang, tổng giá

trị sản xuất công nghiệp nông thôn giai đoạn 2005-2009 đạt 11.395,33 tỷ đồng tăng 3,89 lần so với giai đoạn 2000-2004, tăng bình quân 24,95% so với mức tăng bình quân ngành công nghiệp là 16,56%, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2005-2009 là 55%; Giá trị tăng thêm công nghiệp nông thôn tăng bình quân 21,67%/năm; Tổng giá trị xuất khẩu công nghiệp nông thôn (2005-2009) đạt 2.060,353 triệu USD chiếm 78% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh với tốc độ tăng trưởng 31,69% góp phần đáng kể trong phát triển công nghiệp địa phương.

Bên cạnh đó, số lượng cơ sở công nghiệp nông thôn tăng qua các năm cũng như lực lượng lao động được giải quyết việc làm ngày càng tăng. Toàn tỉnh có 10.961 cơ sở công nghiệp nông thôn, tăng 20,4%, sử dụng 97.789 lao động tăng 68,5% với tổng mức vốn đầu tư là 3.996,75 tỷ đồng và có 2.442 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành lập mới. Điều này đã tạo điều kiện từng bước công nghiệp hoá hoạt động kinh tế nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế địa phương. Ngoài ra, tỉnh An Giang đã tiến hành nâng cao trình độ cũng như năng lực quản lý cho các cơ sở kinh doanh công nghiệp nông thôn và tạo điều kiện cho các cơ sở hội nhập kinh tế. Các chương trình đào tạo được lồng ghép phối hợp với nhiều hiệp hội có uy tín như hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh hợp tác xã… nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác khuyến công.

Cùng với đó, các hoạt động xúc tiến và khảo sát cũng được chú trọng tại địa phương, tạo điều kiện và hỗ trợ cho nhiều DN tham gia các hội chợ như: hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ ĐBSCL, hội chợ biên giới cũng như việc tổ chức khảo sát nhiều làng nghề truyền thống để có định hướng phát triển phù hợp theo hướng công nghiệp hoá sản phẩm từ nông thôn; Tiến hành tư vấn đầu tư đổi mới thiết bị, đầu tư dây chuyền sản xuất mới từ nguồn vốn chương trình khuyến công quốc gia và nguồn kinh phí sự nghiệp khuyến công của tỉnh. Tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại một cách dễ dàng nhằm đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất ngày càng tích cực và hiệu quả hơn… Nhìn chung hầu hết các chính sách hỗ trợ đã tác động có hiệu quả đến hoạt công nghiệp nông thôn theo diện rộng, góp phần từng bước phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp

Tuy nhiên, hoạt động khuyến công An Giang cũng gặp phải những khó khăn nhất định do DN công nghiệp nông thôn chưa mạnh dạn đầu tư chiều sâu, đội ngũ lao động còn thiếu chuyên nghiệp và chưa có tác phong công nghiệp, thiếu đa dạng hoá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, đặc biệt là chưa có mạng lưới cộng tác viên cấp xã cho việc đẩy nhanh, mạnh công tác khuyến công vào trong nhân dân, DN… Do đó, để phát triển tốt trong thời gian

tới cần có những điều chỉnh phù hợp như: sớm hình thành và đưa vào hoạt động quỹ khuyến công nhằm hỗ trợ kịp thời cho các DN sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, phát triển cơ sở hạ tầng các cụm CN-TTCN và làng nghề, hình thành các điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến công; Phát triển mạng lưới chân rết rộng khắp đến các địa phương để hoạt động khuyến công ngày càng đi sâu rộng vào đời sống kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực và hướng tới sự nghiệp công nghiệp hoá nông thôn trong phát triển kinh tế địa phương…/.

4.2.3 - Dịch vụ-thƣơng mại-xuất nhập khẩu-du lịch

Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 tăng 23,8% so với năm 2009

Tổng mức lưu chuyển ngoại thương cả năm 2010 đạt 780 triệu USD tăng 22% so cùng kỳ năm trước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 700 triệu USD tăng 23,8% so cùng kỳ và đạt 87,5% so với kế hoạch năm. Hàng hoá của An Giang xuất khẩu đến tháng 11/2010 trực tiếp qua khoảng 100 quốc gia tăng 8 nước so cùng kỳ. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cao nhất là thị trường Châu Á đạt 215 triệu USD xuất qua 35 nước và chiếm 39,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp; kế đến là thị trường Châu Âu kim ngạch đạt 147,2 triệu USD qua 33 nước chiếm 27,2% trong tổng kim ngạch xuất; thị trường Châu Phi xuất qua 20 nước kim ngạch đạt 81,7 triệu USD tăng 68% so cùng kỳ. Riêng thị trường Châu Mỹ xuất qua 15 nước kim ngạch đạt 82 triệu USD; kim ngạch còn lại xuất sang 7 nước Châu Đại Dương. Chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng:

Gạo: trong năm 2010 xuất đạt trên 530,3 ngàn tấn, kim ngạch đạt gần 224,5 triệu USD tăng 16,7% về lượng, tăng 22% về trị giá so cùng kỳ năm 2009. Giá xuất bình quân cả năm 2010 đạt 421,7 USD/tấn tăng bình quân khoảng 20 USD/tấn so với năm 2009. So với kế hoạch năm đạt 74,8% so với kế hoạch năm 2010.

Thủy sản: trong năm 2010 xuất đạt trên 150 ngàn tấn, kim ngạch đạt trên 338,8 triệu USD tăng 14% về lượng và tăng 14% về trị giá so cùng kỳ năm 2009. Giá xuất khẩu cá tra bình quân năm 2010 đạt 2.258USD/tấn tương đương so cùng kỳ năm 2009. So với kế hoạch năm đạt 84,7% so kế hoạch năm 2010.

Rau quả đông lạnh: trong năm 2010 xuất đạt 5.486 tấn, kim ngạch 5,6 triệu USD, tăng 12% về lượng và tăng 14% về trị giá so cùng kỳ năm 2009.

May mặc: trong năm 2010 xuất đạt 10.080 ngàn sản phẩm, kim ngạch đạt trên 35 triệu USD tăng 30% về lượng và tăng 38% về trị giá so cùng kỳ năm 2009.

Ngoài ra một số mặt hàng xuất khẩu khác trong năm 2010 đều có kim ngạch tương đối cao như: phân bón 10,4 triệu USD, sắt thép 3,1 triệu USD, bách hoá tổng hợp trên 58 trịêu USD xuất sang thị trường Campuchia…...

Về hoạt động nhập khẩu trong năm 2010 nhập khẩu đạt 80 triệu USD tăng 10% so cùng kỳ năm 2009 với các mặt hàng chủ yếu như: TĂGS và PNL chế biến 11,4 triệu USD, thuốc sâu 17,2 triệu USD, Gỗ tròn trên 14,3 triệu USD, nguyên vật liệu hàng may mặc 22,2 triệu…..

- Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm qua các cửa khẩu tỉnh An Giang: 600 triệu USD (năm 2006), 730 triệu USD (năm 2007), 929 triệu USD (năm 2008); 410 triệu USD (năm 2009). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: nhiên liệu; phân bón; sắt, thép; sản phẩm nhựa; nông sản. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: gỗ; trái cây; phế liệu các loại.

Du lịch tỉnh An Giang

- Các điều kiện thuận lợi:

An Giang nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, là tỉnh đồng bằng có núi, là nơi có nhiều nguồn lực phát triển: nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, có tài nguyên khoáng sản, sông rạch nước ngọt quanh năm, giao thông thủy bộ thuận tiện.

An giang có núi non hùng vỹ, nổi bật lên trên nền đồng bằng châu thổ là dãy Thất sơn với núi Cấm, núi Két, núi Tô, núi Giài Núi Cấm (Tịnh Biên), Núi Sam (thị xã Châu Đốc), Núi Sập, Ba Thê, Óc Eo (huyện Thoại Sơn), đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn)...

Theo số liệu của Sở văn hóa – thông tin An Giang, toàn tỉnh An Giang hiện có 26 di tích xếp hạng di tích quốc gia và 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh: Khu lưu niệm Tôn Đức Thắng (Long Xuyên), Miếu Bà chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An (thị xã Châu Đốc), Đồi Tức Dụp, nhà mồ Ba Chúc (Tri Tôn), khu di chỉ Óc Eo (huyện Thoại Sơn)…

Các lễ hội văn hóa dân tộc rất hấp dẫn: Lễ Dolta và Đua Bò của người Khmer ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Tết Ramadan của người Chăm, các lễ giỗ Đức Cố Quản Trần Văn Thành, giỗ Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu, đặc biệt nhất là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Các dịch vụ du lịch phong phú: Các làng nghề thủ công mỹ nghệ như tranh gỗ ghép tre bông lụa Tân Châu, thổ cẩm Châu Giang … đang được hỗ trợ, đào tạo

và truyền nghề cho hậu lai để giữ mãi ngành nghề truyền thống vốn đã để lại ấn tượng thú vị cho du khách mỗi khi đến An Giang.

Ẩm thực phong phú, có nét đặc trưng riêng: món Tung Lò Mò – xúc xích bò (người Chăm); món canh chua lá Vang (đồng bào Khmer vùng Bảy Núi); những tô hoành thánh (người Hoa), mắm Châu Đốc, gỏi sầu đâu Long Xuyên…

Có nhiều loại hình du lịch với những ưu thế sẵn có về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa lịch sử như: du lịch sinh thái, du lịch mua sắm, du lịch giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng, du lịch hành hương kết hợp du lịch tâm linh, tham quan, nghỉ dưỡng…

- Lượng khách đến An Giang hàng năm

Mặc dù tỉnh An Giang có nhiều di tích văn hóa lịch sử và tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng hoạt động du lịch chỉ phát triển rõ nét vào năm 1993 và bắt đầu từ năm 1996 là đánh dấu bước nhảy vọt của lượng khách đến An Giang, lượng khách năm 1996 tăng gấp 1,46 lần so với 1993 và năm 2005 tăng gấp 2,5 lần so với năm 1993, gấp 1,52 lần so với năm 2000.

Khách du lịch đến An Giang phần lớn là khách nội địa (chiếm 99%). Lượng khách nội địa tăng nhanh qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 3.7 % giai đoạn 1996 – 2000 và đến giai đoạn 2001 – 2005 là 8,7 %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách quốc tế: chỉ chiếm 1% trong tổng số khách đến An Giang, chủ yếu là Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức… Từ năm 1994 đến nay lượng khách gia tăng liên tục, đặc biệt là giai đoạn 2001 – 2005 với tốc độ tăng bình quân năm là 21,9%.

- Doanh thu:

Giai đoạn năm 1996 – 2000 tốc độ tăng bình quân hằng năm 11,56%. Giai đoạn 2001 – 2005 là giai đoạn ngành du lịch đánh dấu bước phát triển và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh với tốc độ tăng bình quân là 26,1%. Năm 2005 Doanh thu du lịch 1,91 tỷ đồng, gấp 5,4 lần so với năm 2000.

Số ngày khách lưu trú trung bình hằng năm còn thấp, 1996 là 1,2 ngày; 2000 là 1,2 ngày đối với khách nội địa năm 2005 là 1,6. Do các loại hình du lịch chưa phát triển nhiều nên chưa lưu giữ được khách ở lâu hơn.

Chỉ tiêu bình quân của một khách du lịch trên địa bàn năm 1996 là 126.000đ/ngày ; năm 2005 là 339.000đ/ngày. Đối với khách quốc tế năm 1996 là 5,2USD/ngày, năm 2005 là 44USD/ngày. Khách nội địa chi tiêu năm 1996 là 105.000đ/ngày, lên 286.000đ/ngày trong năm 2005.

Mức chi tiêu của khách thời gian qua phần lớn dành cho lưu trú và ăn uống, còn các nhu cầu về dịch vu, vui chơi giải trí hầu hết không đáng kể.

Hoạt động của khách sạn- nhà hàng và dịch vụ:

Tính đến cuối năm 2004, trên địa bàn tỉnh tổng số cơ sở lưu trú khách sạn, nhà hàng là 48 và 3 nhà nghỉ thuộc đối tượng quản lý theo nghị định 39. Với tổng số phòng là 1207 phòng tăng 173 phòng so với năm 2003, và 2246 giường tăng 261 giường so năm 2003, trong đó số ghế nhà hàng là 4.810, 80 phòng Karaoke, riêng số phòng massage là 62 phòng.

Đạt tiêu chuẩn Số lƣợng khách sạn

Tiêu chuẩn 3 sao 1 Tiêu chuẩn 2 sao 7 Tiêu chuẩn 1 sao 21 Đạt tiêu chuẩn khách sạn tối thiểu 2 Đạt tiêu chuẩn nhà nghỉ tối thiểu 1

Tổng cộng 32

Các công ty lữ hành:

Trên địa bàn hiện nay đã có khoảng 7 đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh lữ hành trong đó chỉ có duy nhất 01 công ty tham gia hoạt động lữ hành quốc tế. Hầu hết các công ty đều mở rộng việc khai thác, xây dựng và giới thiệu các Tour, tuyến du lịch mới trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Các công ty đang nâng cao chất lượng phục vụ tour với giá cả hợp lý, tạo uy tín với khách và thu hút được nhiều tour trọn gói.

Đầu tư du lịch vào tỉnh An Giang

Năm 2006 tỉnh An Giang đã tập trung đầu tư phát triển ngành du lịch thông qua việc đầu tư vào các dự án cho các khu vui chơi giải trí, xây dựng và nâng cấp các khách sạn, đầu tư vào hoạt động lữ hành… với tổng vốn đầu tư 252 tỷ đồng (gần bằng với mức đầu tư trong giai đoạn 2001-2005 là 279,5 tỷ đồng).

4.4 CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƢ:

Danh mục:

- Dự án chăn nuôi, chế biến thịt lợn và gia cầm; - Dự án sản xuất tinh bột gạo bắp;

- Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến các loại sản phẩm từ bò sữa; - Dự án chăn nuôi và chế biến thịt bò;

- Dự án nhà trích ly dầu thực vật;

- Dự án trung tâm thương mại thành phố Long Xuyên;

- Dự án xây dựng khu đô thị mới ở TP Long Xuyên và thị xã Châu Đốc;

- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Vàm Cống, Vĩnh Mỹ, Bình Hòa và Bình Long;

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương; - Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang;

- Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khu vực Châu Đốc; - Dự án đầu tư xây dựng trường đại học An Giang;

- Dự án mở rộng nâng cấp cảng Mỹ Thới;

- Dự án khu du lịch sinh thái Núi Cấm...

Nhờ thực hiện quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá mà tỉnh An giang có nhiều bước tiến trong phát triển kinh tế, có nhiều dự án được mở rộng như:

4.5. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – CHẾ XUẤT:

- Khu công nghiệp (KCN) Bình Long: có tổng diện tích 41,75 ha, nằm cạnh quốc lộ 91 và giáp sông Hậu, cách TP Long Xuyên 30 Km, cách cửa khẩu Tịnh Biên 49Km. KCN Bình Long rất thích hợp cho việc đầu tư chế biến các mặt hàng nông – thủy – súc sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngoài ra, An Giang cũng đã qui hoạch chi tiết các KCN khác như:

o KCN Bình Hòa (Châu Thành): diện tích 146 ha

4.6. GIỚI THIỆU KHU KINH TẾ CỬA KHẨU:

- Căn cứ Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 28/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2030, Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang bao gồm:

- Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên: Cách thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia khoảng 120 km, có vị trí thuận lợi trong quan hệ giao thương giữa Việt Nam với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế đường bộ Tịnh Biên.

Diện tích tự nhiên khoảng 9.255 ha, bao gồm thị trấn Tịnh Biên, thị trấn Nhà Bàng và các xã: An Nông, An Phú, Nhơn Hưng thuộc huyện Tịnh Biên.

- Khu vực cửa khẩu Vĩnh Xƣơng: Cách thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia khoảng 110 km, có vị trí thuận lợi trong quan hệ giao thương giữa Việt Nam với

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHưƠNG TỈNH AN GIANG (Trang 65)