Dấu tích văn hoá cổ Óc Eo

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHưƠNG TỈNH AN GIANG (Trang 43)

d) Quặng kim loại

3.5.1.1Dấu tích văn hoá cổ Óc Eo

Những phát hiện khảo cổ trên núi Ba Thê và cánh đồng Óc Eo cho thấy, vùng đất An Giang từng là một thương cảng lớn, có thành trì, hào nước và nhà cửa sầm uất. Đặc điểm nổi bật của cư dân văn hóa Óc Eo là lối cư trú trên nhà sàn ven hệ thống sông rạch tự nhiên và nhân tạo, hoặc chọn các gò, giồng cao xây dựng những trung tâm sinh hoạt tinh thần, mở rộng khu vực xung quanh làm nơi cư trú, tiến đến mở rộng địa bàn canh tác. Cư dân cổ đã duy trì và phát triển cuộc sống này, trở thành một “truyền thống” thể hiện qua hệ thống di tích kiến trúc và những di vật khảo cổ có niên đại từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X - XII. Đặc điểm cư trú này hiện còn thể hiện rất rõ nét tại nhiều nơi ở tỉnh An Giang.

3.5.1.2 Đặc trưng văn hóa người Chăm ở An Giang

Ở An Giang hiện nay có khoảng 13.000 người Chăm, sống tập trung ở các xã Khánh Hòa, Vĩnh Trường, Phú Hiệp, Châu Phong, Khánh Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái và Đa Phước thuộc địa bàn 3 huyện: An Phú, Phú Tân và Tân Châu. Người Chăm ở đây theo đạo Hồi giáo Islam, có những nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt.

Họ cư trú trong những ngôi nhà sàn khang trang. Có hai loại nhà sàn: “nhà sàn tốp” là nhà có 4 kèo tiếp giáp với cột giữa ở trước, “nhà sàn hấp” là loại nhà có hai kèo tiếp giáp với cột giữa và hai kèo kia gởi phân nửa qua cột giữa, phân nửa qua kèo. Mái nhà lợp ngói hoặc lá, thường có bốn gian và một nhà bếp riêng. Hai gian ngoài dùng để tiếp khách nam, hai gian trong dùng để ngủ và tiếp khách nữ. Giữa hai gian có một vách ngăn, có cửa

ra vào và che rèm thêu kết tua rất đẹp. Trước nhà có hàng ba, có cầu thang, khi lên nhà giày dép của chủ nhà và khách đều để phía dưới cầu thang. Khi khách đến nhà, chủ nhà trải chiếu mời khách ngồi nói chuyện, ăn bánh và uống nước trà. Người Chăm không dùng bàn ghế trong nhà. Ngày xưa, phụ nữ Chăm thường bị cấm cung, không cho tiếp xúc người ngoài. Ngày nay tập quán này đã được thay đổi dần, phụ nữ Chăm được đi học, mua bán và giao tiếp với xã hội.

Người Chăm An Giang nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Con gái khoảng 11-12 tuổi đã được mẹ và bà truyền nghề cho. Thổ cẩm Chăm hiện nay chủ yếu dùng nguyên liệu từ sợi công nghiệp, nhưng vẫn giữ được phương pháp nhuộm màu truyền thống từ nước nấu củ, vỏ, lá cây rừng và họa tiết hoa văn độc đáo, mang bản sắc riêng.

Hình 17. Ngƣời Chăm An Giang bên thổ cẩm

Nét độc đáo của văn hóa người Chăm ở An Giang là lễ hội. Trong đó lễ cưới và lễ Ramadan là ấn tượng nhất.

- Lễ cƣới: Nghi thức cƣới của ngƣời Chăm An Giang bao gồm hai phần lễ chính: Lễ Pakioh - Po Nuối và Lễ cƣới.

+ Lễ Pakioh - Po Nuối (Lễ dứt lời): Sau khi đôi nam nữ tìm hiểu về nhau và quyết định tiến đến hôn nhân, đồng thời được sự chấp thuận của cha mẹ hai bên, nhà trai sẽ cử người làm mai mối (gọi là maha) sang nhà gái để thông báo ngày giờ nhà trai sang viếng thăm và trao đổi về việc hôn nhân. Sau thủ tục trên, đúng ngày giờ đã định nhà trai sẽ đến, mọi nghi thức trong ngày này sẽ do vị sư cả chủ trì, tiếp sau đó là dùng một bữa tiệc nhỏ trong gia đình để mừng cho hai họ. Vài hôm sau, nhà gái sẽ cử người mang sang nhà trai một mâm bánh đáp lễ, nhà trai cũng đáp lại bằng việc gửi một phong bì có tiền (mang tính tượng trưng). Đến ngày Roja, chú rể cùng bạn bè đến thăm nhà cô dâu, nhưng không được thấy mặt cô dâu. Đến tối, cô dâu và các bạn gái cũng sẽ sang nhà chú rể nhưng cũng không được gặp nhau. Trước khi cưới ba ngày, vị sư cả và người của nhà trai sẽ mang sang nhà gái một chiếc giường. Vị sư Cả sẽ cầu nguyện cho đôi nam nữ, những người còn lại sẽ phụ dọn dẹp cho phòng tân hôn - đây là nghi thức Thon - Kghe.

+ Lễ cưới: Lễ cưới diễn ra trong vòng 3 ngày đêm: ngày nướng bánh (Âm - ha), ngày nhóm họ (Pa Thưng - Pa Gú), ngày lễ lên ghế (lần 1 và 2). Theo phong tục người Chăm, chàng trai phải đi ở rể. Khi chú rể bước tới chân cầu thang nhà gái, các bà, các cô ở nhà gái sẽ bưng nước rửa chân cho chú rể mới trong lúc mọi người hát vang bài hát có nội dung hân hoan rửa chân, và trải khăn trắng mời chú rể bước vào nhà. Sau khi một người có uy tín đọc xong đoạn kinh Coran, thì cha cô dâu cầm tay chú rể nói: "Tôi gả đứa con gái tên là...". Chú rể đáp: "Tôi nhận cưới...". Khi được đưa vào phòng tân hôn, chú rể sẽ gỡ cây trâm cài trên tóc cô dâu, rồi cùng ngồi trên giường và lắng nghe vị sư Cả cầu nguyện. Bữa cơm đầu tiên của đôi tân hôn bao gồm một dĩa cơm, một dĩa thức ăn. Xung quanh là bốn phụ nữ đã có gia đình, có đời sống hạnh phúc nói lời chúc mừng đôi trẻ, sau đó đôi vợ chồng trẻ sẽ cùng bốc cơm ăn chung. Lễ cưới người Chăm An Giang diễn ra khá đơn giản, nhưng cũng khá trang trọng và ấm áp, mang tính chất giềng mối trong quan hệ xã hội và gia đình chặt chẽ. Ngày nay, nghi thức lễ cưới của người Chăm An Giang ít nhiều đã được đơn giản hóa - chỉ còn diễn ra trong hai ngày, nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng của lễ cưới truyền thống của dân tộc Chăm.

Ramadan là một trong những lễ lớn của người Chăm theo đạo Hồi ở tỉnh An Giang. Ðây là tháng ăn chay diễn ra từ ngày 01-09 đến 30-09 hằng năm theo lịch Hồi giáo. Ðây là một dịp để đồng bào, cả nam lẫn nữ từ năm tuổi trở lên tự kiểm điểm lại những hành động đúng - sai của mình trong từng ngày, từng tháng của năm qua để khắc phục, sửa chữa những hành vi sai trái. Mỗi người trong suốt tháng này, từ rạng đông đến chạng vạng phải tuyệt đối nhịn ăn, nhịn hút thuốc lá, nhịn uống (khi tắm cũng không để cho nước ngập đến lỗ tai). Cũng không được sát sinh hại vật, và nhất là không gây gổ, cãi vã làm mất đoàn kết với bất cứ ai. Ðược biết, trong thời gian thực hành tháng Thánh lễ, không được tổ chức vui chơi, hát xướng. Sau tháng lễ, người ta sẽ tổ chức hội trong vòng 3 ngày từ 01 đến 03-10 theo lịch Hồi giáo. Ðây cũng là ngày "hẹn truyền thống" của những thành viên trong cộng đồng đồng bào Chăm theo Hồi giáo. Tất cả những người vì sinh kế, đi làm ăn phương xa đều trở về đoàn tụ với gia đình, thăm hỏi bà con thân thuộc, xóm giềng. Người Chăm ở An Giang xem đây là những ngày vui nhất, nhà nào cũng sẵn sàng cơm nước, và chuẩn bị đầy đủ đặc sản để đãi khách, bất kể thân, sơ, gọi là tết Roya, ngày này vui như người Việt ăn Tết Nguyên đán. Thức ăn truyền thống trong những buổi tiệc tùng vào dịp này là hai món cà-ri và cà-púa được chế biến từ thịt bò (người Chăm không ăn thịt heo và thịt chó), không uống rượu, bia.

3.5.1.3 Đặc trưng văn hóa người Khmer ở An Giang

Người Khmer bắt đầu sinh sống trên địa bàn An Giang cách đây gần ba thế kỷ, cư trú đông đúc ở một số huyện như Tri Tôn, Tịnh Biên. Người Khmer Nam Bộ xây dựng phum, sóc của mình quanh các sườn đồi thành từng lớp như hình “vành khăn” từ chân núi, tiến dần theo hướng ra ruộng đồng và những con mương xunh quanh. Tại đây, từ trên ba thế kỷ qua, họ đã cùng với người Việt, người Chăm, người Hoa chung sống hòa thuận bên nhau. Qua quá trình giao lưu và trao đổi văn hóa tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng cho vùng An Giang.

Phum, sóc (sróc) là điểm định cư truyền thống của người Khmer. Dưới tán dừa hay thốt nốt, có từ vài ba đến vài chục nóc nhà quần tụ quanh mái chùa. Phum, sóc là hình thức xã hội cổ truyền của người Khmer. Trong phum, sóc, chúng ta thấy vừa có quan hệ huyết thống, vừa có quan hệ láng giềng. Bộ máy tự quản cổ truyền của các phum, sóc là mê phum, mê sóc (mẹ phum, mẹ sóc). Đó là những thành viên có tuổi, có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín được người dân bầu lên. Tuy hiện nay mê phum, mê sóc không còn thực hiện quyền quản lý, điều hành xã hội Khmer nữa, nhưng vẫn còn ảnh hưởng đến tình cảm, huyết tộc của người Khmer.

Người Khmer ở An Giang đa số theo đạo Phật. Phật giáo tiểu thừa được người Khmer tiếp nhận từ thế kỷ XIII và trở thành tôn giáo độc tôn của họ. Tại các phum, sóc Khmer, con trai đến gần tuổi trưởng thành đều được cha mẹ gởi vào tu học tại chùa. Tại đây, họ không chỉ nghe thuyết pháp giáo lý nhà Phật mà còn học chữ và kiến thức phổ

thông. Bởi vậy, chùa đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa truyền thống, tâm linh của người Khmer. Ngay cả đến khi nhắm mắt xuôi tay, người Khmer cũng gởi nắm tro tàn đã hỏa thiêu vào chùa.

Một trong những sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính cộng đồng tiêu biểu của người Khmer là múa hát vào các dịp hội hè. Hầu như tất cả mọi người Khmer đều biết múa, biết hát. Các điệu múa truyền thống của đồng bào Khmer ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành… như: Dù kê, Lâm vông, Lâm thôn, múa chim công, múa gáo dừa, múa đám cưới…tuân theo những quy cách nghệ thuật đặc sắc, mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Các lễ hội lớn của ngƣời Khmer là:

- Lễ Đôn-ta tức lễ Cúng ông bà diễn ra từ 29-08 đến 01-09 âm lịch. Trong dịp này, hội đua bò được tổ chức tại vùng Bảy Núi, thu hút đông đảo người dân từ khắp nơi đến xem. Lễ hội đua bò Bảy Núi được xem là một trong những điểm nhấn văn hóa của ngành du lịch tỉnh An Giang.

- Tết Chol Chnam Thmay là ngày tết vào năm mới của người Khmer, còn gọi là lễ Chịu tuổi. Lễ diễn ra vào đầu tháng "chét" theo Phật lịch Tiểu thừa, tức từ ngày 12 đến 15-04 dương lịch hàng năm. Vào dịp này, nhà nào cũng làm bánh tét, bánh ít, củ gừng trước để cúng Phật, cúng ông bà đã khuất, sau dùng đãi khách và sư, sãi.

3.5.1.4 Đặc trưng văn hóa người Hoa ở An Giang

Người Hoa ở An Giang sống rải rác ở các vùng đồng bằng từ thành thị đến nông thôn, nhưng tập trung đông nhất là ở thị xã Châu Đốc. Đặc trưng văn hóa người Hoa ở An Giang biểu hiện qua các di tích đền, chùa, miếu thờ như miếu Quan Đế, miếu Khổng Thánh, miếu Vệ thủy....và đặc biệt là văn hóa ẩm thực. Đến Châu Đốc, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức các món

ăn do người Hoa ở đây chế biến như: bánh củ cải, bánh lá liễu, bánh hẹ, bánh bò Tiều, chí mè phủ (chè mè đen)...

Ngay nay, các hàng quán phát triển mạnh, không chỉ trong nội ô mà dọc theo đường Trưng Nữ Vương nối dài về phía đường vòng quốc lộ 91, các nhà hàng của người Hoa mọc lên san sát, vừa bán thức ăn vừa đãi đám tiệc, kinh doanh dịch vụ cưới. Đặc điểm của những nhà hàng, quán ăn này là bán thức ăn chế biến theo phong cách đặc trưng của người Hoa, vừa nêm nếm nhiều gia vị, vừa được ăn nóng nên rất được du khách ưa chuộng. Một trong những món ăn phổ biến ở Châu Đốc là mì xào các loại. Để chế biến món này, người ta dùng chiếc chảo to bắc trên bếp, chờ thật nóng để khi cho dầu vào lập tức bùng lên ngọn lửa to. Đầu bếp nhanh tay cho vào đó những món thịt, tôm, gan cật v.v…, đảo thật nhanh rồi cho tiếp các loại rau cải, đậu v.v… xào qua lại vài cái đã chín tới và xúc ra đĩa. Mì sợi đã được trụng qua nước sôi cho nóng và trộn với hành tỏi phi thơm lừng. Đặc biệt, mì sợi ở Châu Đốc do người Hoa tự chế biến bằng phương pháp thủ công, chứ không mua mì khô sản xuất công nghiệp bán sẵn ở chợ nên có độ tươi ngon rất đặc biệt và mang hương vị riêng rất đặc trưng.

3.5.1.5 Đặc trưng văn hóa người Kinh ở An Giang

Ngƣời Kinh ở An Giang cũng như người Kinh sống ở nhiều nơi khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người Kinh bắt đầu đến vùng đất An Giang từ lúc nào, đến nay chưa thấy sử sách ghi chép rõ ràng. Tuy nhiên theo truyền thuyết dân gian và một số vết tích còn lại, thì đã có một số nhóm người Kinh gốc miền Trung vào đây từ rất lâu. Mặc

dù cuộc sống ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn kiên trì tìm đất sống. Họ ở rải rác dọc theo bờ sông Tiền và sông Hậu.

Người Kinh ở An Giang có tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Người theo đạo Thiên Chúa lánh nạn kỳ thị tôn giáo của vua quan nhà Nguyễn từ miền ngoài đến khá sớm ở cù lao Giêng (1778), Bò Ót (1779) và Năng Gù (1845). Những người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa gồm dân các tỉnh xung quanh (Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long…) phần lớn tập trung khai phá vùng Thất Sơn. Gia tộc Lê Công gốc Thanh Hóa là một trong những nhóm di dân đến khai phá vùng Châu Đốc (khoảng năm 1785 – 1837), hiện con cháu đời thứ 7 còn cư ngụ ở đây. Gia tộc thứ 2 cũng có công khai phá vùng Châu Đốc là dòng Nguyễn Khắc, thuộc con cháu của Nguyễn Văn Thoại.

Ngƣời Kinh ở An Giang có những lễ hội truyền thống hằng năm đáng chú ý nhƣ:

- Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Lễ được tổ chức từ ngày 23 đến 27-04 âm lịch tại miếu Bà Chúa Xứ ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Ban đầu đây chỉ là lễ nhỏ do dân địa phương cúng tế, dần dần lượng du khách từ khắp nơi trong cả nước về trẩy hội rất đông. Có thể nói đây là lễ hội dân gian lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt lễ hội năm 2008 được tổ chức với quy mô cấp quốc gia có tên gọi là Tuần lễ quốc gia lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2008. Cũng trong dịp này, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành nghi thức trao giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” cho đại diện Ban quản trị lăng miếu núi Sam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lễ hội văn hóa mùa nước nổi: Diễn ra vào mùa nước nổi hằng năm tại các huyện thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu của tỉnh An Giang. Ngày xưa, mỗi khi mùa nước lũ đổ về, người dân vùng An Phú, Tân Châu lại thấp thỏm, lo âu vì những tai họa mà nó có thể gây ra. Ngày nay, nhờ một loạt chính sách gia cố đê bao, đào kênh thoát lũ của nhà nước, mùa lũ lớn hung bạo ngày nào giờ trở nên hiền hòa với người dân nơi đây. Mùa lũ về mang theo một lượng thủy sản phong phú như: cá, tôm, rùa, rắn....trở thành đặc sản của địa phương. Từ đó, khi nước bắt đầu dâng cao, trước mỗi nhà đều giăng một chiếc lồng đèn để chào đón một lễ hội đang dần trở thành quen thuộc: lễ hội văn hóa mùa nước nổi. Vào dịp này, người ta tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí đặc sắc, mang đậm phong cách miền sông nước.

3.5.2 Y tế:

Trong những năm qua, ngành y tế tỉnh An Giang được đầu tư quan tâm đúng mực. Số lượng các cơ sở y tế tăng đều qua các năm. Công tác y tế dự phòng, chăm

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHưƠNG TỈNH AN GIANG (Trang 43)