6. Bố cục của luận văn
3.2.3. Nhóm ẩn dụ nói về người quân tử
Nguyễn Trãi là một nho sĩ nên trong thơ ông chứa đầy quan niệm, luân lý của Nho giáo. Nho giáo bao giờ cũng quan tâm đến vấn đề đạo đức con người. Trung, hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là những đức tính và bổn
phận mà kẻ sĩ phải thực hiện cho trọn vẹn. Hình ảnh con người quân tử luôn trở đi trở lại trong thơ ông, đặc biệt là trong mảng đề tài về thảo mộc.
Thảo mộc là một đề tài ưa thích đối với các thi nhân. Với Nguyễn Trãi cây cỏ hoa lá không chỉ là đối tượng, là đích của thơ mà còn hơn thế nữa, chúng đã trở thành bạn tri giao với nhà thơ. Cỏ cây hoa lá trong thơ ông tràn đầy sức sống. Chúng là hiện thân của những đức tinh cao đẹp vốn thường thấy ở những bậc trượng phu, những đấng quân tử. Nguyễn Trãi làm thơ để ca tụng vẻ đẹp của chúng, và cũng để bày tỏ lòng yêu mến, khâm phục của ông trước các nét đẹp cao quý của chúng.
Trong Quốc âm thi tập chỉ có duy nhất một loài cây bị ví với kẻ tiểu nhân, đó là cỏ. Cỏ là loài cây dại, loài cây thông thường bị ghét bỏ bởi cỏ là loài cây cơ hội, có sức sống dai dẳng, khi có điều kiện là xâm chiếm môi trường sống của các loài cây khác. Những đặc điểm này của cỏ cũng giống như những đặc điểm của kẻ tiểu nhân nên thơ xưa thường ẩn dụ cỏ với kẻ tiểu nhân – tiểu nhân đức chi thảo. Trong Quốc âm thi tập chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh cỏ ẩn dụ cho tiểu nhân ở bài 120 và bài 195 :
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi. ( bài thứ 120 )
Trì cỏ tươi, nhưng lòng tiểu nhân. ( bài thứ 195 )
Đối lập với cỏ – kẻ tiểu nhân là những loài cây tượng trưng cho người quân tử, tượng trưng cho vẻ đẹp của người quân tử. Đó là tùng, trúc, cúc, mai … Qua phương thức ẩn dụ nhân hóa trong Quốc âm thi tập các loài thảo mộc này như chuyển từ kiếp sống của thực vật sang kiếp sống của người.
Trong thơ xưa hoa cúc là loài hoa biểu trưng cho người quân tử. Hoa cúc trong Hoa mộc môn cũng mang dáng dấp của bậc chính nhân quân tử. Khác với các loài hoa thường nở vào mùa xuân, hoa cúc lại nở vào mùa thu. Vào mùa thu các loài côn trùng như ong bướm bắt đầu tìm nơi trú ngụ trước khi mùa đông đến, do đó khi hoa cúc nở thường không còn cảnh bướm ong dập dìu đi tìm hoa. Thời điểm hoa cúc nở cũng là thời điểm giao mùa, thu hết đông về, thời tiết bắt đầu lạnh dần. Từ thực tế khách quan này Nguyễn Trãi đã khắc họa nên hình tượng hoa cúc đầy cá tính, có phong thái, cốt cách của bậc trượng phu :
Người đua nhan sắc thuở xuân dương, Nghỉ chờ thu, cực lạ dường.
...
Tính tình nào đoái bề ong bướm, Tiết muộn chăng nài thuở tuyết sương. ...
( Cúc )
Các loài hoa, qua thủ pháp nhân hóa, cũng như con người, cũng đua tranh được hơn, chỉ riêng hoa cúc là không tham gia vào cuộc ganh đua ấy. Chu Đôn Di trong bài thơ “ Ái liên thuyết ” có câu “ Cúc hoa chi ẩn dật giả dã ” nghĩa là “ Cúc là kẻ ẩn dật trong các loài hoa ”. Nguyễn Trãi đã mượn ý thơ này đưa vào trong câu “Hoa nhẫn rằng đeo danh ẩn dật” đã khắc họa rõ nét hơn phẩm chất thanh cao của loài hoa cúc.
Hoa cúc vàng tượng trưng cho ẩn sĩ, còn trong vẻ đẹp của hoa cúc đỏ ẩn hiện hình ảnh người quân tử thanh cao, trong sạch :
Tạo hóa sinh thành khác đấng thường. Chuốt lòng đơn chẳng bén tục;
Bền tiết ngọc kể chi hương.
Danh thơm Thượng uyển còn phen kịp; Bạn cũ đông ly ắt khá (nhường).
Miễn được chúa tiên yêu chuộng đến. Ngày nào khá ? Ấy trùng dương.
Hoa cúc đỏ trong bài thơ mang cốt cách của người quân tử qua các ẩn dụ nhân hóa lòng đơn, tiết ngọc ẩn dụ cho sự trong sạch, thanh cao.
Mai với những bông hoa trắng tinh khiết, với thân cây thanh thanh là một loài cây được nhiều thi nhân ưa thích. Trong thơ xưa hoa mai trắng luôn tượng trưng cho sự thanh cao, trong sạch của người quân tử. Thơ mai trong
“Quốc âm thi tập” cũng không ngoại lệ. Nhưng bằng phương thức ẩn dụ tu từ, Nguyễn Trãi đã thổi hồn vào hoa mai :
Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi; Ưa mày vì tiết sạch hơn người. Gác Đông ắt đã từng làm khách, Há những Bô tiên kết bạn chơi.
( Mai, bài thứ I )
Mầu trắng của hoa mai thuần khiết đến độ ít có loài hoa nào có được màu trắng như hoa mai. Đây chính là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ trong câu thơ Ưa mày vì tiết sạch hơn người.
Cây mai già trong thơ lại mang dáng dấp của người quân tử càng già càng giữ trọn vẹn cốt cách, tinh thần :
Một phen giá, một tinh thần.
Người cười rằng kém tài lương đống, Thuở việc điều canh bội mấy phần.
( Thơ mai )
Hoa sen cũng tượng trưng cho người quân tử dù ở trong môi trường nhơ bẩn vẫn giữ được tâm hồn trong sạch :
Lầm nhơ chẳng bén, tốt hòa thanh. Quân tử kham khuôn được thửa danh. Gió đưa hương đêm nguyệt tĩnh.
Trinh làm của, có ai tranh.
( Hoa sen )
Cây tùng là loài cây bốn mùa xanh tươi, cho dù các loài cây khác đã thay đổi theo thời tiết. Chính từ khả năng thiên phú này mà tùng được biểu trưng cho người quân tử dù hoàn cảnh thay đổi nhưng vẫn không thay lòng, vẫn bền tiết. Trong Quốc âm thi tập qua thủ pháp nhân hóa cây tùng không những mang cốt cách của người quân tử mà còn có được cái khí phách coi thường gian khó của kẻ trượng phu :
Một mình lạt thuở ba đông. ( Tùng )
Mùa đông là mùa khắc nghiệt nhất trong năm. Mùa đông với giá lạnh sương tuyết khiến cho cây cối tàn tạ, héo úa. Ấy vậy mà cây tùng vẫn xanh tốt, vẫn hiên ngang đứng giữa sương gió. Sự xuất hiện của từ lạt, hay nhạt với nét nghĩa không mặn mà trong câu thơ càng tôn thêm vẻ uy nghi, ngạo nghễ của cây tùng trước mùa đông.
Tiểu kết
Các ẩn dụ tu từ xuất hiện trong “Quốc âm thi tập” có số lượng lớn, với 183 ẩn dụ. Điều này cho thấy Nguyễn Trãi đã sử dụng triệt để thủ pháp tu từ trong việc xây dựng hình tượng thơ. Các ẩn dụ này đã phát huy được chức năng tạo hình, chức năng biểu cảm trong thơ.
Các ẩn dụ trong những bài thơ về thiên nhiên trong “Quốc âm thi tập” đã cho thấy năng lực rung động, cảm xúc dạt dào và tinh tế của hồn thơ Nguyễn Trãi trước thiên nhiên. Hình tượng thiên nhiên trong thơ ông tươi thắm sắc xuân, chan chứa sức xuân và sống động tình xuân. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua các bài thơ như : cây chuối, hoa nhài, hoa đào, cây đa già …
"Quốc âm thi tập" phản ánh rõ nét ảnh hưởng của Nho giáo trong phong cách thơ Nguyễn Trãi. Thế giới quan thẩm mỹ trong thơ là thế giới quan thẩm mỹ của Nho giáo. Hình ảnh người quân tử với những đức tính cao đẹp, với cốt cách thanh tao là điểm nhấn trong thơ. Hình ảnh người quân tử luôn trở đi trở lại trong những bài thơ viết về thảo mộc như : cúc, cúc đỏ, mai, hoa sen …
Những bài thơ nói về thế sự trong "Quốc âm thi tập" là những bài thơ chất chứa nhiều tâm sự của Nguyễn Trãi. Qua những bài thơ này Nguyễn Trãi muốn bộc bạch nỗi lòng của mình cũng như gửi gắm những nghĩ suy, những khuyên răn của mình đến người đời.
KẾT LUẬN
Ẩn dụ là cách thức chuyển đổi tên gọi sự vật dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có tính tương đồng hay giống nhau. Do đó ẩn dụ là phương thức hữu hiệu nhất để con người ý niệm hóa các phạm trù trừu tượng. Trong lĩnh vực nghệ thuật ẩn dụ là một công cụ trợ giúp đắc lực cho thi nhân thả sức sáng tạo câu chữ. Biện pháp này đã giúp cho các nhà thơ xây dựng được những hình ảnh thơ độc đáo, có tính thẩm mỹ cao từ lượng từ hữu hạn trong kho từ vựng cơ bản.
Ẩn dụ từ vựng hay còn gọi là ẩn dụ chết do nghĩa đã được cố định hóa trong hệ thống từ vựng là ẩn dụ đã mất đi tính chất bóng bẩy hay hình tượng của ẩn dụ không còn nữa. Những ẩn dụ này chỉ còn tác dụng định danh nên chúng thường không phải đối tượng chính của các nhà thơ trong quá trình sáng tác thơ ca. Tuy nhiên trong " Quốc âm thi tập " chúng ta lại thấy ẩn dụ từ vựng đã được Nguyễn Trãi sử dụng rất có hiệu quả trong việc xây dựng hình tượng thơ. Bên cạnh đó các ẩn dụ này còn góp phần tăng sức biểu cảm cho câu thơ. Điều này đã cho thấy tài năng của Nguyễn Trãi trong việc lựa chọn từ ngữ thích hợp để đưa vào thơ nhằm truyền tải đầy đủ nhất ý thơ.
Ẩn dụ tu từ là những ẩn dụ được các thi nhân ra sức tìm tòi sáng tạo để trau chuốt cho câu thơ thêm sống động, thêm biểu cảm. Những ẩn dụ tu từ này sẽ phản ánh một cách rõ nét nhất khả năng sử dụng ngôn từ của các nhà thơ. Tài năng của nhà thơ cũng sẽ được bộc lộ của việc sáng tạo ra những ẩn dụ tu từ.
Trong “Quốc âm thi tập” các ẩn dụ tu từ xuất hiện với mật độ khá cao. Việc thống kê, xếp loại và phân tích các ẩn dụ xuất hiện trong thơ đã chỉ ra được đặc điểm của phương thức ẩn dụ trong tập thơ. Qua kết quả khảo sát của luận văn, chúng tôi thấy đây là phương thức tu từ chính trong thơ
Nguyễn Trãi. Phương thức này đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao, tạo ra được những hình tượng thơ độc đáo, thú vị, giàu tính biểu cảm.
Từ việc phân tích các ẩn dụ xuất hiện trong thơ, luận văn đã chỉ ra đặc điểm của các phương thức ẩn dụ này. Bên cạnh đó, qua việc phân tích các ẩn dụ trong thơ chúng ta cũng có thể thấy được những tình cảm, những nghĩ suy của thi nhân cũng như thấy được quan niệm và thái độ của thi nhân trước thời cuộc. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ cũng từ đó mà trở nên rõ nét hơn trong mắt người đọc. Qua đó cũng khắc họa được chân dung Nguyễn Trãi, một thi nhân, một nho sĩ, một ẩn sĩ, và góp phần tìm hiểu phong cách thơ của Nguyễn Trãi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (2007), Từ điển truyện Kiều, Nxb Phụ nữ.
2. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb DDHvTHCN, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.
4. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (2007), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, Nxb ĐHSP.
6. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận, Nxb KHXH, Hà Nội.
7. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận ẩn dụ ý niệm, Nxb LĐXH, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.
9. Nguyễn Du, Truyện Kiều, Nxb Thông tin HN, Hà Nội, 1988.
10. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
11. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
12. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.
14. Hữu Đạt (2002), Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
15. Hữu Đạt ( viết chung với Nguyễn Thị Phương Thùy )(2006), Văn
học Việt Nam và tiếng Việt văn học, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội
16. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, Nxb GDVN, Hà Nội.
17. Hữu Đạt (2011), Tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, Nxb Từ điển BK, Hà Nội.
18. Nguyễn Thiện Giáp (1988), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội,.
19. Nguyễn Thiện Giáp ( chủ biên ) (2003), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
20. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt
ngữ học, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
21. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề “Từ” trong tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.
23. Cao Xuân Hạo (1999), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb GD, Hà Nội.
24. Đinh Gia Khánh ( chủ biên ) (2009), Điển cố văn học, Nxb Văn học.
25. Đinh Trọng Lạc 2001 (), Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, Hà Nội.
26. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học, Nxb KHXH, Hà Nội.
28. Hoài Thanh, Hoài Chân (2001), Thi Nhân Việt Nam, Nxb Văn học.
29. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXHHN, Hà Nội.
30. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb GD, Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội.
32. Cù Đình Tú (2007), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dụ, Hà Nội,.
33. Lê Đình Tư (chủ biên) (2008), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
34. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt ( trong sự so sánh với những
dân tộc khác ), Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
35. Nguyễn Đức Tồn (2005), Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy – một hướng nghiên cứu về tâm lí – ngôn ngữ học tộc người, in trong “Việt ngữ học dưới ánh sáng các lí thuyết hiện đại”, Nxb KHXH, Hà Nội.
36. Nguyễn Đức Tồn (2006), Từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
37. Nguyễn Đức Tồn (2007), Bản chất của ẩn dụ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10-11, trang 1-9.
38. Nguyễn Đức Tồn (2007), Bản chất của ẩn dụ (tiếp theo và hết), TCNN số 11, tr.1-9.
39. Nguyễn Đức Tồn (2007), Để giúp thêm cho việc dạy khái niệm ẩn dụ, TCNN số 9, tr.63- 69.
40. Xtepanop Ju.X. (1977), Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, Nxb ĐH &THCN, Hà Nội.
41. (1969), Nguyễn Trãi toàn tập, NXB KHXH, Hà Nội.
42. Hoàng Phê ( chủ biên ) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
Tài liệu nước ngoài ( qua bản dịch )
43. Ахманова О.С (1966), Словарь лингвистических терминов, М., Советская энциклопедия.
44. Реформатский А.А (1960), Введение в языкознание, М., Учпедгиз.
45. Lakoff, G. & Mark Johnson (1980), Metaphor we live by, Chicago/London : University of Chicago Press.