Ẩn dụ cách thức

Một phần của tài liệu Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (Trang 48)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Ẩn dụ cách thức

Theo Đỗ Hữu Châu thì ẩn dụ cách thức là “những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng” [4, tr158]. Đối với ẩn dụ từ vựng thì phương thức ẩn dụ theo cách thức là một phương thức thường gặp. Trong tập thơ Quốc âm thi tập, ẩn dụ cách thức xuất hiện 15 lần. Các ẩn dụ này với chức năng ngôn ngữ của mình đã làm tăng tính thẩm mỹ, tăng tính biểu cảm của câu thơ.

Nguyễn Trãi là công thần khai quốc của nhà Hậu Lê, nhưng con đường làm quan của ông chẳng mấy khi được thỏa nguyện. Trải qua nhiều thăng trầm chốn quan trường, Nguyễn Trãi nhận thấy công danh lợi lộc luôn gắn liền với khổ nhục, hiểm nguy. Những công danh lợi lộc, những hiểm nguy khổ nhục ấy trở thành gánh nặng đối với ông. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong thơ qua hai ẩn dụ : đeo khổ nhục và đeo lợi.

Hai câu thơ trong bài thứ 3 ( phần Ngôn chí ), đã bày tỏ ý chí của Nguyễn Trãi, rằng công danh và khổ nhục luôn gắn liền với nhau :

Dưới công danh đeo khổ nhục.

Trong dại dột có phong lưu.

Sự kết hợp động từ đeo với tính từ khổ nhục đã làm cho khái niệm trừu tượng này như trở thành một vật cụ thể hữu hình. Hơn nữa, với nét nghĩa phải mang lấy, phải chịu đựng của động từ đeo khiến cho khổ nhục trở thành một thứ gây vướng víu, khó chịu.

Cũng với phương thức ẩn dụ trên, trong bài thứ 165 một lần nữa Ức Trai cho chúng ta thấy công danh lợi lộc là gánh nặng với thi nhân:

Mấy phen lần bước dặm thanh vân,

Bên cạnh con người quan trường, Nguyễn Trãi còn là một tài tử, một thi nhân. Vẻ đẹp của thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân. Trong các tạo vật của thiên nhiên, trăng có sức lôi cuốn kì lạ đối với thi nhân. Lý Bạch xưa vì quá yêu trăng mà nhảy xuống sông hòng ôm lấy bóng trăng làm của riêng. Nguyễn Trãi cũng bị ánh trăng mê hoặc. Nhưng trăng trong thơ ông thật đặc biệt. Ánh trăng ấy khi thì được thi nhân quẩy trên vai, lúc lại hòa vào ly rượu của thi nhân trong đêm khuya thanh vắng. Trăng trong thơ có được sự biến hóa kì diệu này là nhờ phương thức ẩn dụ.

Thi nhân xưa khi cao hứng ngắm trăng lúc canh khuya thường uống rượu bồ đào, rượu mơ hay rượu cúc …. Nhưng với Nguyễn Trãi, trăng đã hòa vào với rượu để trở thành thứ rượu trăng và thi nhân không chỉ ngắm trăng mà còn uống cả trăng. Thông thường động từ hớp thường kết hợp với các từ chỉ đồ ăn thức uống thành các hành động như hớp nước, hớp rượu, hớp trà, hớp cháo …. Do đó với việc sử dụng động từ hớp kết hợp cùng danh từ Hán - Việt nguyệt tạo nên kết cấu ẩn dụ cách thức hớp nguyệt đã đem lại cho câu thơ một hình ảnh thơ lạ, độc đáo và đặc sắc :

Đêm thanh hớp nguyệt đưa chén, Ngày vắng xem hoa rẽ cây.

( bài thứ 11 )

Hơn nữa, qua động từ hớp dùng để chỉ hành động mở miệng để đưa vào một ít chất nước rồi ngậm ngay lại [42, tr465] người đọc còn có thể cảm nhận được sự thanh tao của thi nhân khi uống rượu ngắm trăng, cũng như sự trân trọng của thi nhân đối với chén rượu trăng.

Ánh trăng còn xuất hiện trong bài thứ 155. Trong bài thơ này, nhờ vào phương thức ẩn dụ cách thức, với ẩn dụ quẩy trăng, mặt trăng từ trời cao đã phải hạ xuống hạ giới để cho thi nhân dễ dàng mang về :

Dẫn suối nước đầy cái trúc,

Quẩy trăng túi nặng thẳng hề.

( bài thứ 155 )

Những ẩn dụ cách thức trong Quốc âm thi tập không chỉ có tác dụng tăng hiệu quả thẩm mỹ cho thơ, tạo ra những hình ảnh thơ độc đáo mới lạ mà còn giúp nhà thơ tạo ra được lối nói uyển ngữ, tránh phải nói thẳng :

Đói khó thì làm việc ngửa tay, Chớ làm sự lỗi quỷ thần hay.

( bài thứ 171 )

Trong bài thơ này, Nguyễn Trãi khuyên nhủ người đời khi khó khăn đói kém thì thà làm việc ngửa tay chứ đừng làm những điều lầm lỗi. Ngửa tay là động tác đưa bàn tay ra phía trước, lòng bàn tay ngửa lên trên. Hành động này cũng giống như hành động xin ăn của người ăn mày, hành khất. Nếu dùng cụm từ xin ăn hay ăn mày thì câu thơ sẽ bị thô, sống sượng. So sánh :

Đói khó thì làm việc xin ăn. và

Đói khó thì làm việc ăn mày.

Sử dụng cách nói ẩn dụ việc ngửa tay vừa thể hiện được đầy đủ ý của tác giả vừa không làm mất đi giá trị thẩm mỹ của câu thơ. Hơn nữa, ẩn dụ

Sống ở trên đời có mấy ai tránh được những mối âu lo buồn phiền. Những sự lo âu ấy nhiều khi ám ảnh tâm trí con người ta để rồi đến một lúc nào đó chúng trở thành một gánh nặng không dễ trút bỏ. Nhưng với Nguyễn Trãi việc trút bỏ những sự phiền muộn này lại chẳng khác gì việc cởi một chiếc áo :

Bếp thắng chè thô cởi thuở ưu. ( bài thứ 154 )

Nhờ vào sự kết hợp với động từ cởi mà những ưu phiền trong đời chẳng khác gì y phục mặc trên người, được thi nhân cởi bỏ dễ dàng. Từ ẩn dụ cách thức độc đáo này chúng ta có thể thấy được phần nào con người Nguyễn Trãi. Con người ta đâu phải ai cũng dễ dàng quên đi, cũng dễ dàng giải tỏa được những phiền muộn mà mình đang phải gánh. Ấy thế mà đối với Nguyễn Trãi những ưu phiền ấy lại được cởi bỏ nhẹ nhõm như cởi bỏ y phục trên người!

Một phần của tài liệu Đặc điểm của ẩn dụ trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)