Phân tích thách thức.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP KINH ĐÔ (Trang 26)

3. Phân tích môi trường nội bộ 1 Phân tích tình hình tài chính

3.3.4.Phân tích thách thức.

• Sáp nhập với NKD và Kido sẽ khiến cơ cấu sản phẩm của Kinh Đô được mở rộng không chỉ ở các laoij bánh kẹo mà còn được mở rộng sang các sản phẩm khác như kem,sữa,nước giải khát.Việc mở rộng này sẽ không tránh khỏi những phát sinh lien quan đến rủi ro trong kinh doanh,

• Hoạt động bán lẻ mà đích hướng tới là hệ thống các điểm Kinh Do Bakery và Kinh Do café kết hợp với franchise trong và ngoài nước sẽ là điều thu hút khách hàng trong thời gian tới . Kinh Do Bakery sẽ cần có thời gian để chứng tỏ khả năng của mình trong lĩnh vực mới mẻ này.

Điểm mạnh Điểm yếu

1. Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với hơn 200 nhà phân phối, gần 40 Kinh Đô Bakery, 65000 điểm bán lẻ.

2. Công ty rất quan tâm đến hoạt động Marketing, thương hiệu Kinh Đo được khẳng định suốt hơn 15 năm qua.

3. Thương hiệu mạnh và thị phần lớn. 4. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại và tiềm lực tài chính mạnh => khả năng tiếp cận và chuyển giao công nghệ vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành: Kinh Đô là một số ít doanh nghiệp đầu tư lớn vào các dây chuyền sản xuất bánh kẹo như dây chuyền sản xuất crackers, bánh trung thu, cookies.

5.Công ty đã xây dựng được chuỗi cung ứng tốt, tạo điều kiện cho công ty phát triển ổn định và giá thành cạnh tranh. 6. sản phẩm đa dạng, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với hơn 400 mẫu sản phẩm khác nhau.

7. định hướng chiến lược phát triển rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường và nhu cầu khách hàng trong từng giai đoạn.

8. Hệ thống quản trị hiện đại, ứng dụng nhiều phương pháp quản lý tiên tiến, ban lãnh đạo có nhiều chuyên gia giỏi và tính chuyên môn hóa cao.

1. Tỷ lệ nhân viên bỏ việc cao, chế đọ đãi ngộ chưa thỏa đáng.

2. Thương hiệu Kinh Đô rất nổi tiếng (do thành công của một số ít các sản phẩm như bánh trung thu, bánh tươi) nhưng việc xây dựng thành công thương hiệu cho từng sản phẩm chua thật đồng đều. 3. Một số ít dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của phân khúc thị trường cao cấp (bánh trung thu, bánh tươi), còn hầu hết các sản phẩm chỉ đáp ứng nhu cầu của phân khúc thị trường trung bình và khá. 5. Việc xuất khẩu sản phẩm chỉ dưới hình thức gia công cho đối tác nước ngoài, thương hiệu KĐ chưa được nước ngoài biết đến nhiều =>hoạt động xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của DN. 6. Ý thức cạnh tranh của nhân viên thấp. 7. Sản phẩm chưa thực sự có sự cách biệt về chất lượng và giá cả. DN chưa thực sự chủ động được về nguồn nguyên liệu, vẫn phải nhập khẩu.

8. Khó khăn trong việc tăng giá sản phẩm theo kịp tăng giá NVL trong thời gian ngắn dẫn tới lợi nhuận giảm trong ngắn hạn.

9. Hoạt động tài chính tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho Kinh Đô khi lợi nhuận mang lại không ổn định, dòng tiền thực âm qua các năm do chịu biến động nhiều từ thị trường chứng khoán.

9. Có những dự án bất động sản ở những vị trí đẹp như dự án Tân An Phước, SJC tower, tòa nhà 141 Nguyễn Du, quận 1 tp.HCM.

Cơ hội Thách thức

1. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách khuyến khích xuất khẩu

2. Khoa học công nghệ phát triển tạo diều kiện cho việc áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng NSLĐ, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu.

3. Thu nhập của người dân tăng (giai đoạn 2006 – 2008 tăng 18 – 20%) trong những năm gần đây cho thấy thị trường nội địa đầy tiềm năng

4. Thị trường xuất khẩu có nhiều triển vọng vì hàng rào thuế quan dần dần được bãi bỏ.

5. Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh trong nước yếu và quy mô nhỏ.

6. Kinh tế càng phát triển, nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là của giới trẻ, các sản phẩm bánh kẹo ngày càng lớn, nhát là các sản phẩm bánh kẹo giàu dinh đưỡn.

7. Dự án kinh doanh bất động sản dù chưa mang lại dòng tiền thực dương tại thời điểm hiện tại song trong tương lai khi thu được tiền về sẽ là nguồn quan trọng bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác.

1. Đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt khi nước ta gia nhập WTO, cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành như Bibica, Hải Hà, Hải Châu, Hữu Nghị sẽ cao hơn nữa.

2. Trình đọ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, tuổi thọ công nghệ ngày càng ngắn, tuổi thộ sản phẩm bị rút ngắn.

3. Xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế. 4. Thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn do các nước đưa ra nhiều tiêu chuẩn hóa lý đối với thực phẩm.

5. Tốc đọ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân đầu người ảnh hưởng lớn tới sức tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo. 6. Thách thức về mặt pháp lý liên quan đến an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do khi đời sống người tiêu dùng cang được cải thiện, họ có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.

7. Biến đọng giá NVL đầu vào: ảnh hưởng tới giá sản phẩm trên thị trường. 8. Việc sáp nhập NKD và Kido sẽ làm phát sinh những rủi ro liên quan đến kinh

doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP KINH ĐÔ (Trang 26)