III. THU HOẠCH VÀ ĐÓNG GÓI
2. Kỹ thuật gieo hạt
a. Chuẩn bị giá thể
- Yêu cầu về thành phần của giá thể: Giá thể sử dụng gieo hạt cát tường có thể tùy thuộc vào từng địa phương, từng đơn vị, v.v.. Giá thể có thể là đất đỏ, hoặc sử dụng than bùn (đất đen) phối trộn với một số cơ chất khác như xơ dừa, tro trấu, v.v.. Tuy nhiên giá thể phải đảm bảo đủ các yêu cầu: sạch bệnh, mịn, tơi xốp, khả năng giữ ẩm cao, đủ dinh dưỡng
Giá thể dùng ươm thường là (30% xơ dừa đã xử lý giảm chất tanin) + 30% đất mùn + 25% đất Feralit đỏ (đất mới) + 5% super lân và 10% phân chuồng ủ hoai), pH của giá thể vào khoảng 6 - 6,5. Trong trường hợp không có đất đen và đất đỏ có thể dùng 30% xơ dừa (đã xử lý giảm độ chát) + 30% tro trấu nung + 25% phân trùn hoặc phân chuồng ủ hoai + 5% super lân. Hoặc có thể sử dụng trực tiếp đất dinh dưỡng do Công ty Hoa Sen sản xuất (hiện bán rất phổ biến tại Đà Lạt).
- Yêu cầu về độ sạch của giá thể: Xử lý giá thể, loại bỏ mầm bệnh và chống các yếu tố gây bệnh, điều này quyết định tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống sót sau nảy mầm. Có thể trộn
47
thuốc chống côn trùng tỷ lệ phù hợp (hàm lượng có thể theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc thấp hơn) để chống côn trùng tấn công hạt và cây sau khi nảy mầm). Có thể khử trùng bằng phương pháp hấp, hoặc khử trùng bằng hóa chất như xông Metylbromide hoặc phormaldehyde và chú ý phải loại bỏ chất này trước khi tiến hành gieo hạt nếu không hạt sẽ bị chết và không nảy mầm được.
- Yêu cầu về ẩm độ đối với giá thể:
+ Đối với gieo hạt trần: Cho giá thể vào khay hoặc rổ nhựa (có lót lưới ruồi), tưới nước đẫm.
+ Đối với gieo hạt bọc: Cho giá thể vào vỉ xốp, tưới nước đẫm.
b. Gieo hạt
- Gieo hạt trần: Gieo như gieo sạ, mật độ hạt phải đều và không quá dày, khi tưới phải hết sức nhẹ nhàng và trách vùi lấp hạt. Tốt nhất là nên tưới theo phương pháp mao dẫn, bằng cách ngâm khay gieo hạt vào nước để nước tự thấm từ dưới lên (thời gian phải đủ lâu để nước có thể thấm ướt toàn bộ giá thể).
- Gieo hạt bọc: Cho mỗi hạt vào một lỗ trên vỉ xốp. Điều cần chú ý là ngay sau khi gieo phải tưới thấm đẫm và tưới liên tục 2 - 3 lần nhằm mục đích làm cho lớp vỏ bọc xung quanh hạt thấm ướt và rã thì hạt mới mọc được. Nếu lần đầu tưới ít thì vỏ hạt sẽ bị chai và sẽ không rã được, sẽ làm cho hạt không thể nảy mầm được, dẫn đến tỷ lệ hạt mọc sẽ thấp.
3. Kỹ thuật chăm sóc
48
- Hạt sau khi gieo cần nhất là độ ẩm nên giá thể cần giữ
ẩm thường xuyên. Sau khi gieo hạt, khay (rổ, vỉ xốp) có gieo hạt được chăm sóc trong điều kiện ánh sáng yếu (nhưng phải >1.000 lux) và điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm của hạt là không quá cao (tốt nhất là trong khoảng 20 -27oC).
- Hạt cát tường khi nảy mầm có độ ngọt cao nên dễ bị các loài côn trùng tha đi do đó phải kiểm tra thường xuyên để loại trừ khả năng này. Các khay gieo hạt thường không để trực tiếp trên nền đất mà thông thường là trên các giá cách khỏi mặt đất. Hạt có thể nảy mầm sau 10 đến 30 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện thời tiết trong giai đoạn gieo hạt.
- Đối với hạt trần, sau khi nảy mầm có đủ một cặp lá mầm thì tiến hành chuyển cây ra vỉ xốp, mỗi lỗ một cây con, chuyển sao cho cây không bị đứt rễ và không bị héo.
- Khi hạt nảy mầm thì bắt đầu cần ánh sáng. Đến giai đoạn một cặp rưỡi lá mầm ta đặt các vỉ xốp ở nơi có độ chiếu sáng 50%. Tăng dần độ chiếu sáng đến 70% cho tới khi xuất vườn. Sử dụng lưới đen có độ giảm sáng khác nhau để che nắng là tốt nhất.
- Nhiệt độ của nhà ươm cây không nên vượt quá 27oC. Nhiệt độ tối ưu cho cây con phát triển vào khoảng 15 – 18oC và tối đa là 27oC. Giữ độ ẩm giá thể vào khoảng 70 – 80%, không nên tưới nhiều làm ẩm độ quá cao cây con sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Cần tạo sự thông thoáng trong nhà ươm nhằm hạn chế sự phát triển của nấm bệnh gây hại cho cây.
49
b. Chế độ dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng đã được cung cấp chủ yếu trong giá thể. Ngoài ra, khi cây đạt một cặp rưỡi lá mầm có thể bổ sung phân qua lá và gibberelline (G3) có nồng độ loãng (khoảng 10-20ppm)1 lần/ tuần. Hàm lượng phân qua lá được sử dụng trong giai đoạn này có tỷ lệ N:P:K là 30:10:10.
Điều cần chú ý là khi phun phân qua lá cần phải phun vào buổi sáng, tuyệt đối không được phun vào lúc giữa trưa (lúc thời tiết nóng) cây sẽ bị chết hoặc lúc chiều tối cây sẽ dễ bị bệnh.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Có thể phun thuốc trừ sâu và nấm bệnh một tháng từ 1-2 lần. Khi gặp thời tiết thay đổi, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao thì phun ngừa nấm từ một đến hai lần một tuần. Điều cần chú ý là khi phun thuốc trừ sâu hoặc trừ bệnh cần phải phun vào buổi chiều mát, tuyệt đối không được phun vào lúc giữa trưa (lúc thời tiết nóng) cây sẽ bị chết. Cần chú ý là trong bất cứ trường hợp nào thì điều kiện của nơi ươm cây phải thoáng để hạn chế được bệnh và cây sẽ phát triển tốt.
Thuốc trừ sâu: Sumi alpha, Regent, Orthene… Thuốc trừ bệnh: Rampart, Cuvert…