Có ngời nhận xét : Thạch Lam là một nghệ sĩ tài hoa, trong ông có một hoạ sĩ, một nhạc sĩ và một nhà thơ. Ông đã ngắt câu bằng màu, chấm câu bằng nốt nhạc và chuyển đoạn bằng hình ảnh. Đó là một nhận xét tinh tế. Truyện ngắn Hai
đứa trẻ hội tụ những phẩm chất đặc biệt của tâm hồn tài hoa đó. a/ Nghệ thuật đối lập
Câu chuyện kể về hai đứa trẻ nghèo đêm đêm ngủ lại quán nhỏ trông hàng cho mẹ ngồi trên chõng ngắm phố vào đêm, qua ánh sáng những đốm lửa chúng quan sát những đứa trẻ nghèo khác đi nhặt nhạnh vật thừa thãi sau phiên chợ tàn, những kiếp ngời kiếm ăn lam lũ và đặc biệt, khi con tàu từ Hà Nội về chạy qua hắt ánh sáng rực rỡ xuống phố huyện nghèo thì tâm hồn hai đứa trẻ xao động thực sự, chúng bồi hồi nhớ tiếc những kỉ niệm ngọt ngào của một thời ấu thơ.
Nếu chỉ thế thôi, truyện ngắn Hai đứa trẻ sẽ khó để lại ấn tợng sâu bền trong lòng bao thế hệ ngời đọc. Cũng nh trong một truyện ngắn của Andersen, Thạch Lam khá dụng công trong việc tạo dựng hai mảng màu sáng tối – ( cũng có thể nói : diễn biến của truyện chủ yếu dựa trên nền của sự tơng phản giữa ánh sáng và bóng tối) để mỗi lúc một đốm lửa bùng lên, bóng tối dạt đi, ngời đọc lại có cơ hội quan sát một cảnh tợng trong bức tranh đời sống nơi phố huyện hay một
góc tâm t của hai đứa trẻ. Bút pháp tinh tế đó khiến cho ánh sáng của những ngọn đèn trên phố, của bầu trời h ảo trên cao, của con tàu từ Hà Nội mang một chức năng kép : vừa soi rạng cho ta tận mắt chứng kiến bao kiếp ngời nghèo khổ, lầm lũi kiếm ăn trong mòn mỏi, vô vọng vừa soi rạng tâm hồn hai đứa trẻ cho ta thấy bao khát vọng mơ hồ trong những tâm hồn trẻ thơ.
b. Kết cấu vòng tròn nh cấu tứ một bài thơ:
Nhìn từ phơng diện kết cấu, truyện ngắn Hai đứa trẻ đợc tổ chức tựa nh một bài thơ. Bóng tối có mặt ở đầu truyện, thân truyện và cuối truyện. Bóng tối đeo bám dai dẳng gợi liên tởng và suy ngẫm đến từng số phận: Chị Tí, bác Siêu, bác Xẩm và cả bé Liên.
c. Câu văn mềm mại, trong sáng, thi vị:
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Thế, chị gái của nhà văn, truyện ngắn Hai
đứa trẻ là câu chuyện thật về hai chị em quãng thời gian sống với mẹ ở Cẩm
Giàng, Hải Dơng. Tác phẩm, vì thế, còn phảng phất một tự truyện. Đây cũng có thể là lý do khiến câu văn của thiên truyện trở nên mềm mại, trong sáng, bình dị, mang âm điệu du dơng phù hợp với tâm hồn êm dịu, sâu lắng và tế nhị chứa nỗi buồn man mác của nhân vật chính trong truyện và cũng là của tác giả khi hồi cố tuổi thơ của chính mình.