Chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con và hình

Một phần của tài liệu TÁI CƠ CẤU VÀ CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 40)

III. C ơc ấu lại và cải các doanh nghiệp Nhàn ước ở Việt Nam

e)Chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con và hình

thành tập đoàn kinh tế

Công ty mẹ - công ty con và tập đoàn kinh tế nhà nước là hai hình thức tổ chức kinh doanh có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp nhà nước độc lập. Việc hình thành công ty mẹ - công ty con và tập đoàn kinh tế xuất phát từ nhu cầu sử dụng lợi thế của kinh tế quy mô với sự cộng hưởng của việc gia tăng năng lực tài chính của chính những doanh nghiệp chủ chốt. Đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, còn là ý chí và chủ trương gia tăng sức mạnh của kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực quan trọng, chủ chốt của nền kinh tế. Cho đến nay, cả nước có hơn 120 doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bao gồm cả 12 tập đoàn kinh tế.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế Nhà nước còn khó khăn:

(i) Tập đoàn kinh tế, công ty mẹ - công ty con hiện nay được hình thành chủ yếu bằng các quyết định hành chính trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty nhà nước, DNNN; chưa có tập đoàn kinh tế nhà nước nào được hình thành trên cơ sở các doanh nghiệp tự phát triển, tích tụ và tập trung vốn, đầu tư chi phối các doanh nghiệp khác bằng các biện pháp sáp nhập, mua cổ phần, góp vốn để hình thành các liên kết bền chặt và phát triển thành tập đoàn kinh tế; hoặc các doanh nghiệp độc lập tự nguyện liên kết với nhau để tạo thành tập đoàn kinh doanh có tiềm lực kinh tế, tài chính đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường; sau đó, tiếp tục sử dụng tiềm lực

đó đểđầu tư mở rộng qui mô sản xuất, lĩnh vực hoạt động và đầu tư thâm nhập, thôn tính các doanh nghiệp khác để phát triển tập đoàn;

(ii) Thực hiện sắp xếp, đổi mới tại các doanh nghiệp thành viên (cổ phần hóa, giao, bán,…) ở các tổng công ty, trong đó có những đơn vị hạch toán phụ thuộc có nhiều tồn tại về tài chính dồn vào công ty mẹ, công ty mẹ phải gánh chịu, kể cả

bảo lãnh vay vốn của các dự án vay vốn khi doanh nghiệp thành viên hạch toán lâm vào tình trạng phá sản, kinh doanh thua lỗ, tổng công ty phải sử dụng vốn nhà nước trả nợ thay, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh;

(iii) Đối với các tập đoàn kinh tế, việc thành lập tập đoàn thiên về khía cạnh tổ chức, sắp xếp để hình thành cơ cấu thành viên trong khi những vấn đề như chiến lược phát triển kinh doanh tập đoàn, đổi mới quản trị doanh nghiệp và cơ chế vận hành chung của tập đoàn, công tác nhân sự đáp ứng yêu cầu mới chưa được quan tâm thỏa đáng, dẫn tới sự lúng túng, bất cập sau khi tổ chức lại theo mô hình mới. Công tác quản trị doanh nghiệp và chất lượng quản lý tại các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là tại công ty mẹ, hầu như không thay đổi so với trước đây. Thông tin chưa

được công được công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu TÁI CƠ CẤU VÀ CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 40)