Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu TÁI CƠ CẤU VÀ CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 38)

III. C ơc ấu lại và cải các doanh nghiệp Nhàn ước ở Việt Nam

b) Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa DNNN bắt đầu từ năm 1992. Đây là biện pháp cơ bản và quan trọng trong tái cơ cấu DNNN. Với khung pháp lý về cổ phần hóa được sửa đổi, hoàn thiện liên tục để đáp ứng yêu cầu thực tế, mở rộng đối tượng được quyền mua cổ

phần lần đầu, cho phép sử dụng phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp, xóa bỏ cổ phần hóa khép kín, khuyến khích bán cổ phần ra bên ngoài thu hút vốn từ bên ngoài xã hội, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực.

Số liệu của Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính, hết năm 2010, cả nước

đã có 4.000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, chiếm 67,5% tổng số doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại. (Xem hình 3 ).

Hình 3: Số lượng DNNN cổ phần hóa qua các năm

Số DN CPH 0 100 200 300 400 500 600 700 800 6/92 -5/9 6 6/96 -6/9 8 7/98 -12/ 98 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau

Cổ phần hóa đã giúp chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước đơn sở hữu sang hình thức doanh nghiệp đa sở hữu với mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành năng

động và hiệu quả hơn trong điều kiện kinh tế thị trường. Đồng thời, tạo điều kiện pháp lý và vật chất cho người lao động trong doanh nghiệp nâng cao vai trò làm chủ

tại doanh nghiệp. Sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và cổ đông, cơ cấu và cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp đã có sự thay đổi cơ bản tránh và giảm được tình trạng can thiệp của nhiều cơ quan đại diện chủ sở hữu như trước đây, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Cổ phần hóa đã thu hút một lượng vốn khá lớn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư đổi mới công nghệ, mở

rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sau cổ phần hóa, phần lớn doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Hiệu quả quản lý và năng lực kinh doanh được cải thiện rõ rệt, thu nhập và đời sống cán bộ công nhân viên từng bước

được nâng lên.

Đây là hình thức cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước có nhiều tiến bộ, hiệu quả

rõ rệt, thực sự đi vào chiều sâu gồm cơ cấu lại sở hữ, đầu tư, quản lý, kiểm soát, giám sát, tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước sau cơ cấu,… Đa phần doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa đã có sự chuyển biến mạnh về năng suất, chất lượng, hiêu quả, tiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, kể cả

vốn, đầu tư, lao động, thời gian làm việc. Đây thực sự là hình thức cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

Một phần của tài liệu TÁI CƠ CẤU VÀ CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)