1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của xã, để khai thác và phát huy được tiềm năng lợi thế của xã trong phát triển nông nghiệp, với mục tiêu là phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng cao đặc biệt là phát triển cây chè, trồng lúa, phát triển chăn nuôi thuỷ sản, chăn nuôi gia trại; quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp được xác định như sau:
1.1. Quy hoạch sản xuất lúa.
- Hướng sản xuất lúa trong giai đoạn tới cần tập trung thâm canh tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo an ninh lương thực bằng các biện pháp cụ thể: đưa nhanh các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất; áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về canh tác (từ khâu gieo mạ đến bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại…), đặc biệt khai thác tối đa diện tích lúa (tăng vụ…). Tại những vùng chủ động về tưới tiêu cần chú trọng thâm canh cây lúa để đạt năng suất bình quân 60 - 63 tạ/ha, phân đấu năng suất lúa năm 2020 đạt 65 - 68 tạ/ha. Chú trọng đến phát triển giống lúa thuần chất lượng cao.
Quy hoạch vùng trồng lúa tập trung tại 02 khu vực
Khu 1: tại các xóm La Lương, Đầm Cầu, Cầu Đá (tính cả khu ruộng bậc thang đẹp quy hoạch làm khu du lịch sinh thái) diện tích 69,65 ha.
Khu 2: tại các xóm La Kham, Kèo Hải, La Dây, diện tích 49,8 ha.
- Đối với diện tích lúa tập trung tại 2 khu trên sẽ triển khai các biện pháp sau:
+ Tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng tận dụng và khai thác hệ thống thuỷ lợi và hệ thống bờ vùng, bờ thửa sẵn có để quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng theo chuẩn nông thôn mới đáp ứng yêu cầu đưa cơ giới hoá và ứng dụng các tiến bộ KHCN vào trong sản xuất đế nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Rà soát đánh giá thực trạng các tuyến giao thông nội đồng để quy hoạch bố trí bờ vùng, bờ thửa. Đối với bờ vùng có khoảng cách từ 150-200m có một bờ vùng, có thể kết hợp kênh tưới, tiêu, áp dụng tiêu chuẩn đường cấp C, bề rộng lòng đường tối thiểu 2,0m, chiều rộng nền đường 3,0m, khoảng cách từ 200- 300m, có 1 điểm tránh xe. Đối với bờ thửa thiết kế kích thước từ 1,2-1,5m; cứ khoảng cách 2 bờ thửa thì có một bờ thửa kết hợp luôn với kênh tưới, tiêu nước. (tất cả các bờ vùng bờ thửa thiết kế phù hợp với tùng khu đồng, áp dụng công nghệ và đưa cơ giới hóa vào sản xuất)
+ Cùng với việc quy hoạch, mở rộng hệ thống giao thông nội đồng cần phải tiến hành dồn điền, đổi thửa để tạo ra những thửa ruộng có diện tích đủ lớn và thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất. Việc triển khai đồn điền đổi thửa liên quan trực tiếp đến các hộ nông dân, phạm vị ảnh hưởng rộng, do vậy khi triển khai thực hiện cần phải có sự bàn bạc thống nhất dân chủ từ cơ sở, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân, trên cơ
sở nhà nước định hướng và hỗ trợ nhân dân quy hoạch, điều chỉnh diện tích và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.
- Đối với diện tích nhỏ lẻ nằm tại địa bàn các xóm cần tiến hành rà soát và khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ nông dân dồn điền, đổi thửa; đồng thời bố trí quy hoạch các tuyến đường giao thông nội đồng, hệ thống thuỷ lợi một các hợp lý để thúc đẩy đưa cơ giới hoá vào sản xuất tại các khu vực có đủ điều kiện.
1.2. Quy hoạch sản xuất chè
* Vùng sản xuất chè: Cây chè là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong cơ cấu cây
trồng của Huyện cũng như của xã. Tuy nhiên, tốc độ tăng về năng suất và sản lượng của xã vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của Tỉnh, Huyện, chưa khai thác hết được tiềm năng lợi thế phát triển cây chè. Trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào cải tạo, thay thế diện tích chè Trung du trồng hạt (đặc biệt là các diện tích chè già cỗi, năng suất thấp) bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao; xác định một số diện tích sản xuất chè kém hiệu quả, cần chuyển đổi, diện tích chè giảm do quy hoạch vào mục đích sử dụng khác để trồng mới, đảm bảo ổn định quy mô diện tích. Cụ thể:
- Phân bố trên toàn xã thành các vùng trồng trồng chè lớn, dự kiến diện tích trồng chè của xã quy hoạch đến năm 2015 là 306 ha, đến năm 2020 là 306 ha:
+ Khu vực trồng chè phía Bắc tập trung tại xóm Ao Mật, Cầu Đá, La Lương, Làng Đảng, An Sơn, Đoàn Kết, Gốc Sữa diện tích khoảng 220 ha.
+ Ngoài ra 86 ha chè trồng phân tán trong vườn hộ và các xóm khác.
- Hoàng Nông được đánh giá là xã có tiềm năng lợi thế phát triển chè của huyện; là vùng sản xuất chè có truyền thống lâu đời, nguyên liệu chè có chất lượng cao. Ðể nâng cao nămg suất chất lượng chè cần phải tiếp tục đưa các giống chè mới có nămg suất, chất lượng cao như giống chè LDP1, Kim tuyên, Phúc vân tiên... vào trồng thay thế các giống chè trung du cằn cỗi nămg suất thấp; trong giai đoạn 2012 – 2015 tiến hành trồng mới 5 ha chè, trồng thay thế 27 ha chè bằng các giống chè mới; giai đoạn 2015 – 2020 tiến hành trồng thay thế 30 ha chè.
- Tập trung đầu tư thâm canh phát triển cây chè, phấn đấu đến năm 2015 năng suất chè của xã đạt 127 tạ/ha, năm 2020 năng suất chè đạt 135 tạ/ ha.
Khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình nâng cao kỹ thuật, chất lượng sơ chế và chế biến chè thương phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn để cung cấp sản phẩm ra thị trường, nâng cao thu nhập. Tiến tới xây dựng thương hiệu chè Hoàng Nông.
1.3 Quy hoạch phát triển rau, màu
Trên địa bàn xã không có vùng trồng rau, màu tập trung; diện tích trồng rau, màu nằm xen kẽ, rải rác trên diện tích đất một vụ lúa và tại các khu dân cư ( chủ yếu là ở xóm Gốc Sữa, Làng Đảng, An Sơn, Ao Mật). Triển khai trồng các loại rau, màu phù hợp với loại đất của địa phương như rau ngót, rau cải, mướp, bí, lạc, đậu đỗ các loại...và trồng thêm các loại rau đặc sản như rau bò khai, rau ngót rừng, rau cải nương. Rau, màu ngoài phục vụ cho nhu cầu của địa phương cần mở rộng thị trường tiêu thụ ra thị trấn Đại Từ và thành phố Thái Nguyên.
2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản
2.1. Đối với chăn nuôi gia súc gia cầm
- Quy hoạch 2 điểm chăn nuôi tập trung: tại xóm Đoàn Kết ( 5,78 ha) và xóm Đình Cường (13 ha).
- Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung với hình thức chăn nuôi gia trại quy mô vừa và nhỏ, khuyến khích loại hình sản xuất khép kín. Dự kiến đến năm 2020 tổng đàn lợn 6000 con; đàn gia cầm 27.100 con.
- Đối với đàn trâu; ổn định đàn trâu, khuyến khích phát triển đàn trâu theo hướng chọn lọc, phân loại đàn trâu hiện có, loại thải những trâu đực có tầm vóc nhỏ bé, giữ những trâu đực có tầm vóc to khỏe, trọng lượng từ 400 kg trở lên. Sử dụng trâu cái nội đủ tiêu chuẩn cho phối trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo với trâu đực Murrah, đực lai Murrah để tạo con lai sử dụng nuôi sinh sản và nuôi lấy thịt.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Biểu 19: Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản
Năm Đàn trâu (con) Đàn lợn (con) Đàn gia cầm (con) Thuỷ sản Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Thực trạng năm 2011 296 425 21.046 31,08 32
Quy hoạch đến năm 2015 380 3.000 23.200 44,01 48 Quy hoạch đến năm 2020 450 6.000 27.100 44,01 52
2.2 Đối với phát triển thuỷ sản
- Giữ vững diện tích ao nuôi trong dân cư hiện tại, tận dụng mặt nước các hồ đập thủy lợi, giao thầu cho người dân để phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt diện tích nuôi trồng thủy sản của xã quy hoạch đến năm 2015 sẽ tăng lên do có hồ Suối Diễu và hồ Đồng Khuân.
- Giống nuôi chủ yếu là nuôi cá thương phẩm như: cá trắm, cá trôi, cá chép, cá mè, cá chim trắng, rô phi... Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, không những chỉ nuôi các loại cá thịt mà còn phải phát triển sản xuất cá giống để cung cấp giống cá cho chính địa phuơng. Góp phần chuyển đổi có cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân. Cần chủ động học hỏi kinh nghiệm cũng khoa học kỹ thuật mới từ Chi cục thuỷ sản tỉnh, huyện hoặc các địa phuơng lân cận để cho sản lượng cao, chất lượng tốt.
3. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp
-Với tổng diện tích rừng toàn xã hiện nay là 1.884,9 ha, trong đó diện tích rừng đặc dụng thuộc vườn quốc gia Tam Đảo quản lý là 1.760,7 ha, còn lại là 124,2 ha đất rừng sản xuất làm rải rác tại các xóm. Do vậy trong quy hoạch phát triển lâm nghiệp của xã cần tận dụng và phát huy khai thác tốt hiện trạng đất rừng hiện có để thúc đẩy phát triển trồng rừng sản xuất mà trọng tâm là trồng các loại cây bạch đàn, keo, lim nhằm tăng thu nhập cho người dân.
4. Quy hoạch du lịch.
- Khu du lịch sinh thái ruộng bậc thang đẹp trên đồng La Lương dọc tuyến đường nhựa liên xã từ xưởng gạch ông Lực đến ao ông Châu. Diện tích 19,58 ha.(vẫn thuộc đất trồng lúa 2 vụ)
- Khu du lịch sinh thái Cửa Tử tại khu rừng Cửa Tử, diện tích 103,5 ha. Trong đó 76,59 ha là đất thuộc vườn quốc gia Tam Đảo, còn lại 26,91 ha là đất thuộc xã quản lý dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng (trong đó bao gồm cả hồ Đồng Khuân 3,11 ha).
Ngoài ra trên địa bàn xã hiện có 7 khu di tích lịch sử ATK nằm rải rác tại các xóm Cầu Đá, Đầm Cầu, Làng Hưu, Đồng Khuân sẽ quy hoạch vào khu du lịch sinh thái để hình thành nên các tua du lịch. Cụ thể như sau:
(1) Di tích: Địa điểm văn phòng Bộ Tổng Việt Minh đóng năm 1944
- Địa điểm: nằm giữa xóm Làng Hưu, cách UBND xã hiện tại 1km, diện tích quy hoạch 400 m2 .
(2) Di tích: Nơi cục quân huấn Trung ương đóng năm 1947
- Địa điểm: chân núi Tam Đảo thuộc xóm Đồng Khuân, cách UBND xã Hoàng Nông 3,5km, diện tích quy hoạch 400 m2 .
(3) Di tích: Địa điểm cơ quan báo Sự Thật sơ tán năm 1947
- Địa điểm: xóm Làng Hưu cách UBND xã Hoàng Nông 1,5km, diện tích quy hoạch 400 m2 .
(4) Di tích: nhà ông Phùng Kim Thắng
- Địa điểm: xóm Đồng Khuân, chân núi Tam Đảo, cách UBND xã 3,5 km, diện tích quy hoạch 400 m2 .
(5) Di tích: Cầu Đá
- Vị trí: xóm Cầu Đá, nằm trên sườn đồi cách UBND xã 1km, giáp trường Tiểu học, diện tích quy hoạch 400 m2.
(6) Di tích: Địa điểm đóng quân đại đoàn 308 năm 1947
- Địa điểm: nằm trên khu đất bằng giữa xóm Đầm Cầu, cách UBND xã 1 km, diện tích quy hoạch 400 m2.
(7) Di tích : Địa điểm đơn vị kỹ thuật phòng không Trung ương đóng năm 1968
- Địa điểm: nằm dưới chân núi Tam Đảo, thuộc xóm Đồng Khuân, cách UBND xã 3,5 km, diện tích quy hoạch 400 m2.
5. Quy hoạch thuỷ lợi
* Hệ thống hồ, đập.
- Tổng số toàn xã có 4 hồ và 14 đập cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó 11 đập gồm đập Khoang, Ông Muồng, bà Chiến, ông Nhạc, Vực Ghềnh, đập Bến Ván, Đình Cường, Suối Bé, Suối Chùn, đập Suối Khoan, Hàm Chim là đập tạm, đập đất sẽ được kiên cố hóa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu dùng nước trong nông nghiệp. Bên cạnh đó quy hoạch hồ Đồng Khuân tại xóm Đồng Khuân với diện tích 3,11 ha .
ST T T Tên hồ, đập Vị trí xây dựng Tổng diện tích tưới (ha) Tưới lúa (ha) Tưới màu (ha) Tưới chè (ha) Quy hoạch Đập dâng 245,7 144 30 71,7
1 Đập Mương Bản Xóm Suối Chùn 50,7 22 5 23,7 Giữ nguyên
2 Đập Mương Độn Xóm Suối Chùn 71 32 15 24 Giữ nguyên
3 Đập Đinh Hương Xóm Suối Chùn 10 4 6 Giữ nguyên
4 Đập Khoang Xóm La Dây 12 11 1 Kiên cố hóa
5 Đập Ông Muồng Xóm La Kham 15 10 3 2 Kiên cố hóa
6 Đập bà Chiến Xóm La Kham 7 6 1 Kiên cố hóa
7 Đập ông Nhạc Xóm Kèo Hái 6 5 1 Kiên cố hóa
8 Đập Vực Ghềnh Xóm Cổ Rồng 12 10 2 Kiên cố hóa
9 Đập Bến Ván Xóm Đình Cường 9 8 1 Kiên cố hóa
1
0 Đập Đình Cường Xóm Đình Cường 10 8 1 1 Kiên cố hóa
1
1 Đập Suối Bé Xóm Suối Chùn 11 9 2 Kiên cố hóa
1
2 Đập Suối Chùn Xóm Suối Chùn 9 5 4 Kiên cố hóa
1
3 Đập Suối Khoan Xóm Đồng Khuân 14 10 1 3 Kiên cố hóa
1
4 Đập Hàm Chim Xóm Cánh Vàng 9 4 5 Kiên cố hóa
Hồ 155,8 17,2 25 114
1 Hồ Ao Mật Xóm Ao Mật 37 1 8 28 Giữ nguyên
2 Hồ Chăn Nuôi Xóm Làng Đảng 33 2 6 25 Cải tạo
3 Hồ Gốc Sộp Xóm An Sơn 12 1 11 Cải tạo
4 Hồ Ông Hưng Xóm Đoàn Kết 31 31 Cải tạo
5 Hồ Đồng Khuân Xóm Đồng Khuân 42,8 14,2 10 18,6 XD mới
* Hệ thống kênh mương