Đảng Cộng Sản Việt Nam vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng kiểm soát quyền lực nhà nƣớc của Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 46)

soát quyền lực nhà nƣớc của Hồ Chí Minh.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước, Đảng ta luôn xác định đây là một chức năng lãnh đạo quan trọng, một công việc không thể thiếu trong tất cả các khâu của quy trình lãnh đạo Nhà nước của Đảng. Ở mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, Đảng ta lại vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với từng thời kỳ.

Đảng ta cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua nghị quyết các kỳ Đại hội. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), đã yêu cầu: “Phải tăng cường kiểm tra và giám sát của Đảng đối với cán bộ và cơ quan Nhà nước, giữ gìn kỷ luật nghiêm minh, xử lý thích đáng đối với những phần tử quan liêu gây tác hại nghiêm trọng cho Đảng và Nhà nước” [14, tr.703]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976), nhận thức của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát đã có bước chuyển biến hết sức quan trọng. Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh: kiểm tra phải có hệ thống, khi đã có nghị quyết thì phải đốc thúc sự thi hành, Đảng yêu cầu phải: “Tổ chức chu đáo, thường xuyên và có hệ thống công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách, ngăn ngừa xảy ra sai lầm, ngăn ngừa các vụ vi phạm nguyên tắc. Không kiểm tra coi như không lãnh đạo” [16, tr.630]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3-1982), tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác

kiểm tra, giám sát được Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Công tác kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, nhất là trong hoàn cảnh Đảng lãnh đạo chính quyền” [17, tr.346].

Bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, một số đảng viên vẫn còn dao động, thiếu tin tưởng, nhất là đã xuất hiện tiêu cực trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng ta tiếp tục khẳng định các quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát mà Đại hội V đã chỉ ra và nhấn mạnh: “Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, là một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện. Đó cũng là biện pháp hiệu nghiệm khắc phục bệnh quan liêu. Mọi tổ chức, từ cơ quan của Đảng, Nhà nước đến đoàn thể quần chúng, mọi lĩnh vực hoạt động từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, không có ngoại lệ, đều phải đặt dưới sự kiểm tra của tổ chức đảng có thẩm quyền. Trung ương Đảng và các cấp ủy Đảng phải nắm chắc công tác kiểm tra, sử dụng kết quả kiểm tra vào việc chỉ đạo thực hiện các nghị quyết. Mỗi cấp ủy trong từng thời gian, đều phải có chương trình kiểm tra, tập trung vào những công tác chủ yếu, những đơn vị trọng điểm, sử dụng và phát huy vai trò của ủy ban kiểm tra và các ban của Đảng, kết hợp chặt chẽ kiểm tra của Đảng với thanh tra của Nhà nước và kiểm tra của quần chúng; kiểm tra phải đi tới kết luận rõ ràng và xử lý đúng đắn” [18, tr.472-473].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991), trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, cả thời cơ và những thách thức lớn đan xen vào nhau, nhất là khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm và cả quan điểm của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong bối cảnh đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định sự kiên định, trung thành với chủ nghĩa Mác-

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở việc tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện, tăng quyền hạn của ủy ban kiểm tra và mở rộng đối tượng kiểm tra, kể cả cấp ủy viên cùng cấp. Báo cáo chính trị tại Đại hội VII (6-1991) của Đảng chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc kiểm tra các quyết định của Đảng… Tăng quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp, chú trọng kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kiểm tra tư cách đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp, xem xét và xử lý kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.” [11, tr.81].

Trong nhiệm kỳ Đại hội VI và Đại hội VII, các cấp ủy đều đã nhận thức kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Nhưng trong thực tiễn, nhận thức và sự vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát của mỗi cấp ủy vẫn có sự khác nhau, dẫn đến việc lãnh đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát vào trong bộ máy nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm, chưa có chất lượng. Để giải quyết vấn đề này, trong Điều lệ Đảng do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6 -1996) của Đảng thông qua đã bổ sung Điều 30 quy định rõ nội dung, phạm vi và trách nhiệm của tổ chức Đảng về công tác kiểm tra và tăng thẩm quyền thi hành kỷ luật của ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên được quyết định khiển trách, cảnh cáo trực tiếp đảng viên là cấp ủy viên cấp dưới. Trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ra chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 14-2-1998 về tăng cường công tác kiểm tra của Đảng. Chỉ thị yêu cầu tập trung kiểm tra việc chấp hành nghị quyết Đại hội VIII, các nghị quyết, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và của cấp ủy các cấp về mọi lĩnh vực. Kiểm tra, khắc phục những tiêu cực, tham ô, lãng phí gây thất thoát tiền của, tài sản của Nhà nước và nhân dân, điều mà lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở: “phải chú ý kiểm tra chống lãng phí, tham

ô”; kiểm tra công tác cán bộ và cán bộ. Chỉ thị còn yêu cầu các cấp ủy viên và đồng chí bí thư, phó bí thư thường trực phải trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, phải dành thời gian xuống cơ sở để nắm tình hình, giải quyết công việc, phải định kỳ nghe cấp dưới báo cáo… đã thể hiện việc thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: người lãnh đạo “phải đi sâu, đi sát cơ sở, nằm ở cơ sở để chỉ đạo phong trào”, “phải tự mình làm việc kiểm tra mới đủ kinh nghiệm và oai tín”. Đây là một bước phát triển về lý luận cũng như nhận thức trong việc tiếp thu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm tra, giám sát đối với vai trò lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của tổ chức đảng, trước hết là cấp ủy các cấp, trên cơ sở đó thực hiện tốt hơn vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4-2001), thẳng thắn nhận định một trong những mặt yếu kém và khuyết điểm là tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước còn yếu và nhấn mạnh: „Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy, của ủy ban kiểm tra các cấp, tập trung vào các nội dung chủ yếu: thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc…” [13, tr.146]. Trong nhiệm kỳ này, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban bí thư Trung ương Đảng có quy định: “Không giải quyết đơn thư tố cáo giấu tên, mạo tện, không rõ địa chỉ và những tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định xem xét, kết luận nay tố cáo lại, nhưng không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; những tố cáo sao chụp chữ ký mà không ký trực tiếp” [64, tr.89]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức X của Đảng (4-2006) tiếp tục khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động và xác định: “Kiểm tra, giám sát là nội

dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng. Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân” [20, tr.73]. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình mới, Nghị quyết nhấn mạnh: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và trong cả hệ thống chính trị. Kiểm tra nhận thức, năng lực lãnh đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kiểm tra phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Xây dựng các quy chế và biện pháp thực hiện sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên.

Bổ sung chức năng giám sát, tăng thẩm quyền và trách nhiệm xem xét kỷ luật của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp. Uỷ ban kiểm tra các cấp có quyền yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên giải trình về các vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát được giao.” [19, tr.302- 303]. Ở nhiệm kỳ Đại hội này, các nội dung cơ bản về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát trên cơ sở đó kiểm soát quyền lực nhà nước làm đúng chức năng, thẩm quyền của mình đã được thể hiện trong văn kiện, sau đó là Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 13-7-2007 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã xác định 5 quan điểm chỉ đạo:

- Kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng của lãnh đạo Đảng, là

chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, trước hết của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy. Phải bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan. Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân.

- Gắn kiểm tra, giám sát với công tác tư tưởng và tổ chức.

- Đồng bộ giữa “giám sát mở rộng” với „kiểm tra có trọng tâm, trọng

điểm”, chủ động phòng ngừa và kịp thời phát hiện.

- Kết hợp xây và chống, lấy xây là chính, xử lý nghiêm minh để răn đe

và giáo dục.

- Đề cao trách nhiệm của tổ chức đảng và của cả hệ thống chính trị, của

nhân dân trong kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 46)