0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tình hình nhiễm virút viêm gan B,C trên thế giới:

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B (HBSAG) VÀ VIRUS VIÊM GAN C (ANTI HCV) TRONG HUYẾT THANH NGƯỜI TẠI MỘT SỐ XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM NĂM 2011 (Trang 28 -28 )

Nhìn chung tình hình nhiễm HBV thay đổi trên từng vùng địa lí và phổ biến ở các nước trên thế giới, có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm bệnh ở người dân ở mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và vệ sinh môi trường. Trên thế giới hiện nay có 2 tỷ người nhiễm vi rút viêm gan B trong đó có 350 triệu người nhiễm HBV mạn tính, ¾ trong số này là người Châu Á, 25% người nhiễm HBV mạn có thể chuyển biến thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan nguyên phát [123]. Trong viêm gan B các yếu tố nguy cơ cao như truyền máu, tiêm chích, quan hệ tình dục, quan hệ nghề nghiệp…Tỷ lệ HBsAg ở những người này cao hơn gấp 10 lần so với quần thể dân cư nói chung và khả năng trở thành người mang vi rút tiếp sau đó tăng đáng kể khi đáp ững miễn dịch bị suy giảm.

Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật và phòng bệnh ở Mỹ (CDC), hàng năm có khoảng 300.000 người bị nhiễm trùng tiên phát do HBV [130], hầu hết xảy ra ở những người trẻ, 1/4 trong số này có triệu chứng cấp tính vàng da, vàng mắt. Hơn 10.000 người được nhập viện, có 300 người chết vì viêm gan tối cấp, 8-10% khỏi bệnh và trở thành người mang HBsAg mạn tính. Nếu dựa vào các chỉ điểm huyết

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học

thanh để chẩn đoán nhiễm trùng do HBV, tỷ lệ này thay đổi tùy theo tầng lớp xã hội và yếu tố nguy cơ [55].

Ở Trung Quốc, Senegal, Thái Lan, Đài Loan, tỉ lệ nhiễm HBV rất cao ở trẻ nhỏ và trong thời kì thơ ấu với tỷ lệ HBsAg (+) đến 25% [88], [124]

* Các vùng dịch tễ HBV trên thế giới:

Trên cơ sở điều tra huyết thanh học các dấu ấn miễn dịch của HBV ở từng khu vực, địa lý tỷ lệ người mang HBsAg và anti-HBs, được tổ chức y tế thế giới WHO chia thành 3 vùng dịch tễ như sau: Vùng lưu hành dịch cao, vùng lưu hành dịch trung bình và vùng lưu hành dịch thấp:

-Vùng lƣu hành dịch cao:

Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) > 8% vài tỉ lệ người đã từng nhiễm vi rút viêm gan B >60%. Gần 45% dân số thế giới nằm trong vùng này bao gồm các nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Phi và hầu hết các nước Trung Đông, vùng lưu vực sông Amazon. Đặc điểm dịch tễ học quan trọng của vùng này là nhiễm HBV thường gặp ở trẻ em và lây nhiễm qua đường từ mẹ sang con.

-Vùng lƣu hành trung bình:

Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) từ 2-7% và tỉ lệ người đã từng bị nhiễm vi rút viêm gan B từ 20-60% , 43% dân số thế giới nằm trong vùng này, bao gồm Ấn Độ, một phần Trung Đông, Nhật Bản, Đông Âu và hầu hết các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ. Trong vùng này thỉnh thoảng có thể thấy sự nhiễm HBV ở trẻ em, nhưng nhiễm trùng sơ sinh hiếm gặp.

-Vùng lƣu hành dịch thấp:

Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) <2% và tỉ lệ người đã từng nhiễm vi rút viêm gan B<20% bao gồm các nước như : mỹ, Canada, Tây Âu, Úc, New Zealand, trong vùng này trẻ em hiếm khi bị nhiễm HBV. Ngoài ra còn một số quốc gia khác nằm trong vùng dịch tễ nhiễm HBV rất cao, tỷ lệ mang HBsAg (+) trên 20%.

WHO cũng cho rằng 3 mức độ lưu hành của HBV trên cũng đủ tập hợp đại đa số các nước trên thế giới. Những cuộc điều tra về tỉ lệ nhiễm HBV cũng được tiến hành trong khu vực các đảo ở Nam Thái Bình Dương [114] cho thấy những biến đổi

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học

nhiều khi rất lớn về tỉ lệ nhiễm HBV từ quần đảo này sang quần đảo khác kia hoặc từ đảo này sang đảo khác và ngay cả trong cùng một đảo.

Trong một nghiên cứu tại một trường đại học y khoa Hanover ở Đức từ năm 1974- 1975 trên đối tượng là nhân viên bệnh viện đã cho thấy huyết thanh của những người chuyên lau chùi sàn nhà có HBsAg (+) là cao nhất (26,3%), kế đó là nhóm nữ y tá (20,5%) rồi y bác sỹ (18,2%), sinh viên y khoa (11%), thấp nhất là các học viên nữ y tá khoảng 5% mang HBsAg, với n=1825 [58],[90],[97]. Tại Portugal [89] tỷ lệ người khỏe mạnh nhiễm vi rút viêm gan B là 24,3%. Từ kết quả trên người ta khuyến cáo: Tất cả nhân viên bệnh viện cả những người trực tiếp hoặc không trực tiếp làm về y đều có nguy cơ cao bị lây nhiễm vi rút viêm gan B, do đó tất cả cần phải tiêm chủng.

Trên nhóm phụ nữa có thai, tỉ lệ mang HBsAg (+) là: Tại Singapore: 4%, tại Ý: 2,45, tại Trung Quốc: 15,7%, tại Việt Nam (Hải Phòng): 12,59% [18].

Hình 1.9. Bản đồ dịch tễ học HBV trên thế giới

1.3.1.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C trên thế giới:

Tỉ lệ ước tính toàn thế giới nhiễm HCV là 2,2%, hay xấp xỉ 170 triệu người HCV (+) . Tỉ lệ lưu hành của từng nước hay vùng không phản ánh nguy cơ của sự lây lan

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học

HCV bởi vì nguy cơ này không đồng nhất giữa các nước hay trong cùng một nước của hầu hết các nước. Tỉ lệ lưu hành HCV theo từng tuổi thì thay đổi nhiều, và những dạng lây lan cũng khác nhau theo địa lý và thời gian .

Những đất nước rộng lớn khác nhau, bao gồm: Uc, Ý, Nhật, Tây ban nha, Thổ nhĩ kỳ và Mỹ, thuộc nhiều vùntg trên thế giới có tỉ lệ ước tính trung bình cộng đồng nhiễm HCV (1,0% tới 1,9%). Tuy nhiên, ở Mỹ, Tỉ lệ nhiễm HCV (được điều tra năm 1990) cao hơn gấp 2 lần tỉ lệ trung bình ở những người 30 - 49 tuổi, những người này chiếm 65% số người bị nhiễm, và thấp hơn tỉ lệ trung bình ở những người trẻ hơn 20 tuổi và lớn hơn 60 tuổi. Kiểu mẫu này chỉ ra rằng việc truyền HCV hầu hết xảy ra ở trong quá khứ gần (thí dụ như 10 -30 năm trước) và đầu tiên giữa những người thanh niên - một mô hình tương tự như vậy đã được quan sát thấy ở úc, ở Ý, Nhật, Tây ban nha, và Thổ nhĩ kỳ, tỉ lệ theo từng tuổi nhiễm HCV thì thấp ở trẻ em và thanh niên , nhưng tăng theo tuổi . Ở Đài loan, tỉ lệ theo tuổi nhiễm HCV thì tương tự như Thổ nhĩ kỳ, mặc dù tỉ lệ toàn bộ cả vùng bao gồm Đài loan thì cao hơn (2,0% đến 2,9%). Ở 5 nước này, những người trên 40 tuổi chiếm hầu hết những người bị nhiễm, điều này cho thấy nguy cơ nhiễm HCV cao hơn ở những thời quá khứ xa ( ví dụ: 30 – 50 năm trước). Tuy nhiên, tỉ lệ này gia tăng từ từ giữa những người già hơn ở Tây ban nha, Đài loan, và Thổ nhĩ kỳ, ở những nơi như Ý, Nhật, tỉ lệ tăng rõ rệt. Hơn nữa, ở những vùng tỉ lệ bệnh cao hơn, những tỉ lệ nhiễm HCV cao hơn 20 lần ở những người lớn tuổi so với tỉ lệ cộng đồng trung bình bị nhiễm và hơn 1,5 – 2,0 lần so với tỉ lệ những bệnh nhân lớn tuổi bị nhiễm ở những vùng khác của đất nước. Ở Ai cập, nơi tỉ lệ HCV được báo là cao nhất thế giới, tỉ lệ nhiễm HCV cũng tăng một cách chắc chắn theo tuổi, nhưng những tỉ lệ cao được quan sát giữa những ngưới ở mọi nhóm tuổi. Mô hình này chỉ ra rằng nguy cơ gia tăng ở thời gian quá khứ xa, tiếp theo là nguy cơ bị nhiễm HCV vẫn tiếp tục cao. Như chỉ dẫn trên, những kiểu ở những nước trên thì tỉ lệ nhiễm HCV thấp ở trẻ em, người trẻ nhưng cao ở người già, gợi ý một hiệu quả ở những nước này nguy cơ bị nhiễm cao hơn ở thời quá khứ xa. Tại hai nước với cùng kiểu mẫu này, Nhật và Đài loan, tỉ lệ mới mắc gần đây chỉ ra rằng người già tiếp tục ở nguy cơ nhiễm HCV. Những nghiên cứu tập trung hướng tới những vùng dịch tể cao hơn cho thấy tỉ lệ mới mắc của nhiễm HCV vào khoảng từ 110 trên 10.000 người ở Đài loan

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học

đến 28 – 36 trên 10.000 người ở Nhật. Tuổi trung bình của những người mới nhiễm HCV là 50 tuổi ở cộng đồng Đài loan và 40 và 60 tuổi ở hai cộng đồng người Nhật riêng biệt.

Hình 1.10. Bản đồ dịch tễ học HCV trên thế giới: 1.3.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B, C tại việt Nam:

1.3.2.1. Tình hình nhiễm HBV ở Việt Nam

Theo hệ thống của WHO, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao của nhiễm vi rút viêm gan B, qua nhiều nghiên cứu của một số tác giả trong nước chúng ta biết rằng tỉ lệ nhiễm HBV ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%, như vậy tính ra có khoảng 10-12 triệu người đang mang mầm bệnh. Trong khu vực lưu hành cao như nước ta hầu hết các trường hợp lây6 nhiễm HBV qua đường mẹ truyền sang con. Tỷ lệ phát triển của dân số Việt Nam hiện nay vào khoảng 1,8% , như vậy hàng năm có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV không nhỏ vào khoảng 360.000 người mang HBsAg (+), trong số này có khoảng 1/3 vừa mang HBsAg(+) vừa mang HBeAg (+) và nguy cơ lây

nhiễm cho con khoảng 85%, nghĩa là mỗi năm chũng ta có khoảng 100.000 trẻ em bị nhiễm HBV từ mẹ.

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học


Tỷ lệ nhiễm HBV trong dân cư:

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả (bảng 1.1) cho thấy tỉ lệ người mang HBsAg (+) trong dân cư một số tỉnh , thành phố trong cả nước là khác cao. Tại Hà nội tỉ lệ này là 15%-25%[18], trên người khám tuyển đi lao động nước ngoài là 15,3%- 27,74% [33] , tỷ lệ HBsAg trong nhóm người khỏe mạnh tại thành phố HỒ Chí Minh: 12,8%-19,7%. Lâm Đồng :16.74% [22], Kháng Hòa- Nha Trang: 10,6%[2] và các tỉnh đông bằng ven biển miền trung: 12,80%- 19,7%, Bình Thuận: 17,68% [42], Tây Nguyên: 15,3%-16,9% [51], Thanh Hóa: 14,59%[6].

Bảng 1.2: Tỉ lệ ngƣời mang HBsAg (+) khảo sát tại một số địa phƣơng trong nƣớc

Địa phƣơng Tác giả Đối tƣợng Tỷ lệ % HBsAg (+)

Hà Nội Hoàng Thủy Nguyên Nguyễn Thu Vân

Người cho máu Người khỏe mạnh Nhân viên y tế Sinh viên đại học y Bệnh nhân viêm gan

Bệnh nhân không phải viêm gan Cộng đồng dân cư 18,02 24,74 17,3 - 26,3 25 43,5 25,24 15 – 20 Đỗ Trung Phấn Lê Vũ Anh

Tuyển lao động đi nước ngoài Cộng đồng dân cư HN Phụ nữ có thai 15,3–24,74 11,35 12,9

Ngô Quang Lực Người cho máu Nhân viên y tế 9 – 10 9,83 Vũ Triệu An

Vũ Thúy Hiền

Nhân viên y tế, nhân viên

phòng xét nghiệm 18,6

TP HCM Trương Xuân Liên Trần Văn Bé

Người khỏe mạnh Người cho va hiến máu Nhân viên y tế

12,8 – 19,7 9,5

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học

Hà Bắc Viện VSDTTƯ Người khỏe mạnh 25

Vĩnh Phú Viện VSDTTƯ Người khỏe mạnh 23,2

Hải Phòng Nguyễn Thị Nga Nguyễn Tuyết Nga Phụ nữ có thai Người cho máu 12,5 11,01

Lâm Đồng Hoàng Công Long

Người cho máu Người khỏe mạnh Nhân viên y tế Bệnh nhân viêm gan Cộng đồng dân cư 11,52 9,41 9,83 55,55 16,74

Nha Trang Viên Chinh Chiến

Cộng đồng dân cư Phụ nữ có thai Các tỉnh đồng bằng ven biển 10,6 14,2 – 62,2 12,80–19,7 Bình Thuận Mỹ Khắc Thọ

Lê Văn Quân

Cộng đồng dân cư

17,68 Tây Nguyên Hoàng Anh Vường Tân binh Cộng đồng dân cư 15,4

15,3 – 16,9

An Giang Châu Hữu Hầu Người khỏe mạnh 11

Thanh Hóa Vũ Hồng Cương

Cư dân

Nhân viên y tế Người cho máu Gái mại dâm

Bệnh nhân viêm gan

14,59 14,61 18,18 19,15 43,37

1.3.2.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C ở Việt Nam:

Hiện có khoảng 6%[57, 120] dân số Việt Nam nhiễm vi rút viêm gan C. Con số này đang có khuynh hướng gia tăng. Điều nguy hiểm là bệnh hầu như không có biểu hiện gì rõ rệt. Nhiều người chỉ biết mình nhiễm vi rút khi đã bị xơ gan, ung thư gan.[134]

1.3.3. Các yếu tố liên quan tới sự lây nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới và các tác giả khác nhau trên thế giới những yếu tố sau đã được xác định là yếu tố nguy cơ cao trong lây nhiễm HBV ở người lớn tuổi [117]. - Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với máu và các sản phẩm của máu. - Bệnh nhân lọc máu thận (Chạy thận nhân tạo).

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học

- Đối tượng thường xuyên phải truyền máu và các sản phẩm của máu. - Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình đồng giới và khác giới.

- Tiêm chích ma tuý và sử dụng thuốc đường tĩnh mạch.

- Tiếp xúc trong gia đình và quan hệ tình dục với người mang virut viêm gan B. - Những người phục vụ bệnh nhân thần kinh và đối tượng chậm phát triển trí tuệ. - Những người nhập cư, du lịch đến khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao.

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học

Chương 2- ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là người dân cư trú tại địa bàn xã Phú Cường- Kim Động-

Hưng Yên. Trong nghiên cứu chúng tôi điều tra ngẫu nhiên người dân trong 8 thôn xã Phú Cường phân biệt lứa tuổi, giới tính, trình độ cũng như nghề nghiệp của người được điều tra.

2.2. Thiết kế nghiên cứu: 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại xã Phú Cường – huyện Kim Động- tỉnh Hưng Yên. Phú Cường là một trong hai xã của huyện Kim Động nằm trên vùng bãi nổi giữa sông Hồng, phía đông nam giáp xã Hùng Cường, phía nam giáp xã Ngọc Thanh, phía bắc giáp xã Hùng An, phía tây giáp sông Hồng, bên kia sông là tỉnh Hà Nam.Theo kết quả điều tra vào năm 2011 diện tích tự nhiên của xã là 651ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 312ha. Dân số của xã 6.155 người với 1423 hộ.

Hình 2.1. Bản đồ huyện Kim Động- tỉnh Hƣng yên

Nghiên cứu được tiến hành tại các thôn trong xã. Các thôn này cùng nằm trong vùng địa lí có trình độ, nghề nghiệp, mức độ nhận thức cũng như chất lượng cuộc sống ngang nhau. Những số liệu thu thập được qua điều tra ở các thôn này

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học

là cơ sở để chúng tôi xác định tỷ lệ nhiễm viêm gan B và viêm gan C tại một xã ở cộng đồng.

Có 8 thôn được lựa chọn tham gia nghiên cứu thuộc xã Phú Cường – huyện Kim Động- Tỉnh Hưng Yên:

- Thôn Kệ Châu I - Thôn Kệ Châu II - Thôn Kệ Châu III - Thôn Doanh Châu - Thôn Đông Hồng - Thôn Tân Trung - Thôn Tân Mỹ I - Thôn Tân Mỹ II

2.2.2. Thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 1 / 2011 đến tháng 12/2011. Trong khoảng thời gian này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm dân cư, nhận thức của người dân, thu thập mẫu huyết thanh và làm xét nghiệm trên toàn bộ 8 thôn kể trên.

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học

2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu:

2.3. Phƣơng pháp:

2.3.1. Phƣơng pháp mô tả cắt ngang:

Phương pháp này được thực hiện trên người dân trong xã Phú Cường- Huyện Kim Động- Hưng Yên. Các tỷ lệ mang HBsAg (+), anti HCV (+) thể hiện tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C tại cộng đồng xã Phú Cường, đồng thời các chỉ số này cũng để đánh giá, so sánh với các tỷ lệ tại cộng đồng dân cư khác..

2.3.2. Phƣơng pháp lấy mẫu:

Chuẩn bị:

Ống đựng mấu là các ống vi sinh Bơm, kim tiêm

Tủ lạnh

Bông, cồn, Băng dính, Găng tay, Khẩu trang

Phƣơng pháp tiến hành: Dân cƣ cƣ trú tại xã Phú cƣờng năm 2011 Điều tra Phân bố các cụm dân cƣ Dân số Nhận thức Lấy máu Test HBsAg Test Anti HCV Mẫu âm tính Mẫu dƣơng tính Mẫu âm tính Mẫu dƣơng tính

Ngô Thị Quỳnh Trang Luận văn thạc sĩ khoa học

Đối tượng kiểm tra được lấy máu cho vào ống đã được ghi sẵn họ tên, tuổi, mấu được bảo

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B (HBSAG) VÀ VIRUS VIÊM GAN C (ANTI HCV) TRONG HUYẾT THANH NGƯỜI TẠI MỘT SỐ XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM NĂM 2011 (Trang 28 -28 )

×