Phương pháp nghiên cứu các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt đông dạy học của giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (Trang 31)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến

CTT trong HĐDH của GV (Phiếu số 1)

2.3.1.1. Xác định thang đo phù hợp với mỗi nhân tố

Căn cứ vào khung lý thuyết đã trình bày ở mục 2.2, tiếp tục phân tích để xây dựng các tiểu thang đo phù hợp.

a. Tiêu chí 1: hân tố khách quan

Việc thu thập thông tin ở nội dung này nhằm hai mục đích: khảo sát mức độ ảnh hưởng và xác lập biện pháp hỗ trợ về sau. Do đó ứng với mỗi yếu tố sẽ thực hiện hai phép đo: mức độ ảnh hưởng và mức độ thực hiện theo thang đo 5 mức từ thấp đến cao.

Trên cơ sở nội hàm các yếu tố đã phân tích, kết hợp với những kết quả đã trình bày ở phần tổng quan chung, tác giả xây dựng các câu hỏi cho mỗi yếu tố như sau:

- Các chủ trương, quy định về việc ứng dụng CITT trong HĐDH (viết tắt là UDCITT):

+ Câu 1.1. Các chủ trương, quy định chung về việc UDCN TT + Câu 1.2. N gân sách hàng năm chi cho việc UDCN TT

- Sự hỗ trợ từ lãnh đạo, đồng nghiệp:

+ Câu 1.3. Hỗ trợ kỹ thuật cho giáo viên được thực hiện kịp thời, tại chỗ (hỗ trợ sử dụng phần mềm, khắc phục lỗi máy móc thiết bị)

+ Câu 1.4. N hững GV mới được hỗ trợ về mặt hành chính cho việc UDCN TT từ lãnh đạo và các phòng ban

+ Câu 1.5. N hững biện pháp của N hà trường nhằm nâng cao nhận thức của SV đối với việc UDCN TT (tạo điều kiện, cơ hội cho SV tiếp cận công nghệ dạy học mới)

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị CITT:

+ Câu 1.6. N ăng lực cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật, mạng máy tính phục vụ việc UDCN TT

+ Câu 1.7. Website của trường cho phép khai thác, trao đổi thông tin phục vụ việc UDCN TT

+ Câu 1.8. Phần mềm và mạng internet được chuNn bị sẵn sàng để giáo viên mới có thể UDCN TT tại mọi thời điểm

b. Tiêu chí 2: hân tố chủ quan

N ội dung này bao gồm 2 yếu tố: 1- kiến thức, kỹ năng; 2- mức độ ứng dụng. Với mục đích khảo sát thêm tính cần thiết tác giả xây dựng phiếu hỏi với 2 phép đo: 1- mức độ cần thiết, có 4 mức: 1: không cần thiết, 2: tương đối cần thiết, 3:

cần thiết, 4: rất cần thiết;

2- tự đánh giá mức độ đạt được, có 4 mức: 1: chưa đạt, 2: đạt, 3: khá, 4: tốt. Các câu hỏi cho mỗi yếu tố ở nội dung này là kết quả của việc phân tích nội hàm và chọn lọc từ các đề tài nghiên cứu đã trình bày ở phần tổng quan chung.

- Kiến thức, kỹ năng về CITT:

+ Câu 2.1. Kiến thức cơ bản về tin học (tin học đại cương) + Câu 2.2. N ăng lực cập nhật tri thức về CN TT

+ Câu 2.3. Kỹ năng sử dụng máy tính

+ Câu 2.4. Kỹ năng sử dụng các thiết bị CN TT (máy chiếu, máy overhead, bảng thông minh…) trong tổ chức hoạt động dạy học

+ Câu 2.5. Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực CN TT

- Mức độ ứng dụng CITT trong HĐDH:

+ Câu 2.6. Sử dụng phần mềm hỗ trợ biên soạn, thiết kế giáo trình, bài giảng điện tử

+ Câu 2.8. Sử dụng Internet để cập nhật nội dung dạy học

+ Câu 2.9. Ứng dụng CN TT khi giao tiếp trong hoạt động chuyên môn

+ Câu 2.10. Sử dụng Internet để thảo luận, trao đổi nội dung dạy học với đồng nghiệp

+ Câu 2.11. Ứng dụng CN TT để tương tác với SV trước, trong và sau hoạt động dạy học

+ Câu 2.12. Ứng dụng CN TT trong giảng dạy giúp nâng cao tính tích cực trong học tập của SV trong học tập của SV

+ Câu 2.13. Ứng dụng CN TT để kiểm tra kết quả học tập + Câu 2.14. Ứng dụng CN TT để đánh giá kết quả học tập

Hệ thống câu hỏi trình bày ở trên là hệ thống câu hỏi đã được hiệu chỉnh bằng phương pháp chuyên gia. Phụ lục 1 trình bày phiếu khảo sát trước khi được hiệu chỉnh. Tác giả đã chọn một số giảng viên có thâm niên cao hầu hết có học vị tiến sĩ, có kinh nghiệm thiết kế phiếu khảo sát để xin ý kiến chuyên gia. Sau khi tập hợp các ý kiến, tác giả đã thực hiện một số hiệu chỉnh cơ bản có thể kể ra ở đây như sau: - Loại bớt một số câu hỏi mang tính chuyên sâu ở yếu tố Mức độ ứng dụng CITT

trong HĐDH, gồm các câu:

Câu 2.15. Kỹ năng diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CN TT (trình diễn đề tài, bài giảng, chương trình học…)

Câu 2.16. Dạy học bằng công cụ e-learning

Câu 2.17. Sử dụng các phần mềm dạy học chuyên biệt

Câu 2.18. Ứng dụng CN TT để tạo ra các sản phNm phần mềm dạy học cá nhân

với lý do các câu hỏi này có tính đặc thù chuyên ngành, số liệu thu thập có thể bị nhiễu.

- Thay đổi một số nội dung để làm rõ nghĩa câu hỏi, ví dụ: từ câu hỏi Khai thác, xử lý thông tin từ Internet phục vụ giảng dạy sửa thành Khai thác thông tin từ Internet phục vụ giảng dạy.

- Loại bỏ nội dung hỏi về thời gian sử dụng máy tính trung bình trong 1 ngày với lý do yếu tố này khó phản ánh trung thực mức độ ảnh hưởng đến N LUD CN TT trong HĐDH của GV.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Cấu trúc phiếu khảo sát những yếu tố liên quan ảnh hưởng đến LUD CTT trong HĐDH của GV:

Trên cơ sở phân tích và thiết kế thang đo, tác giả đã hoàn chỉnh bộ công cụ khảo sát các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến N LUD CN TT trong HĐDH của GV bằng phiếu khảo sát GV [Phục lục 2]. Phiếu gồm 2 mục: thông tin chung và nội dung khảo sát. Cấu trúc tổng quát được trình bày ở sơ đồ 2.2.

Trong phần thông tin chung, thu thập 2 chỉ số cơ bản: số năm tham gia giảng dạy, chia thành 2 mức: dưới 10 năm và trên 10 năm - cơ sở phân chia này là dựa trên thực tế: từ năm 2000 tin học trở nên phổ biến và trở thành môn học trong các trường đại học; chỉ số thứ hai xác định cơ sở của nguồn tri thức về CN TT mà GV có được, phân thành 2 nhóm: nhóm qua đào tạo và nhóm tự nghiên cứu, bồi dưỡng.

Trong nội dung khảo sát, như đã trình bày ở trên, chia thành 2 tiểu thang đo. Trong đó, trọng tâm là thang đo 2 dùng để khảo sát về kiến thức, kỹ năng và mức độ ứng dụng CN TT của GV. Thang đo 1 dùng để khảo sát mức độ ảnh hưởng của nhân tố khách quan đến các yếu tố của thang đo 2 và làm cơ sở để xây dựng các biện pháp về sau.

I. Phần 1 – Thông tin chung

1. Số năm công tác:

Dưới 10 năm Từ 10 năm trở lên

2. N guồn kiến thức, kỹ năng về CN TT của Thầy (Cô) có được là: Qua đào tạo (*) Tự nghiên cứu, bồi dưỡng

(*)

Bao gồm: Đào tạo chuyên ngành CITT; Khóa học về Tin học Văn phòng / Tin học Cơ bản; Các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng CITT.

1. hân tố khách quan TT N ội dung Mức độ ảnh hưởng Mức độ thực hiện Yếu tố 1 1.1. Câu hỏi … 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 … Yếu tố 3 1… Câu hỏi … 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 2. hân tố chủ quan TT N ội dung Mức độ cần thiết Mức độ đạt được Yếu tố 1 2.1. Câu hỏi … 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Yếu tố 2 2… Câu hỏi … 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

Sơ đồ 2.2. Cấu trúc phiếu khảo sát các yếu tố liên quan ảnh hướng đến ILUD CITT trong HĐDH của GV (Phiếu số 1)

b. guyên tắc và phương pháp chọn mẫu:

N hằm đảm bảo mẫu điều tra có tính ngẫu nhiên cao và phù hợp với thực tế, tác giả đã thực hiện khảo sát trên cơ sở các nhận định sau:

- Việc khảo sát GV bằng phiếu khảo sát số 1 [Phụ lục 2] thường gặp nhiều khó khăn, có thể do e ngại về mặt tâm lý, có thể do độ phức tạp của bộ phiếu làm cho GV không muốn tham gia.

- Với quy mô của một luận văn, tính pháp lý chưa cao, việc thuyết phục GV cũng là một trở ngại lớn. Bên cạnh đó, với đối tượng khảo sát là GV đại học nên tác giả có cơ sở khẳng định hầu hết đều có năng lực đọc hiểu nội dung phiếu khảo sát, sẽ không có sự hiểu lầm câu hỏi, nên tác giả đã không thực hiện khâu giải thích nội dung phiếu.

- Số lượng GV toàn trường xấp xỉ 270 GV, nhưng tại một khoảng thời gian xác định, thường chỉ có trên dưới 190 GV hoạt động tại Trường. Do đó tác giả kỳ vọng sẽ thu thập được khoảng 100 phiếu là đạt yêu cầu.

Với những nhận định trên, tác giả đã gửi phiếu về các Khoa/Bộ môn và các đơn vị có GV thông qua trợ lý giáo vụ hoặc cán bộ văn phòng Khoa, những người này sẽ phát phiếu ưu tiên cho những đối tượng gặp trước, do đó sẽ đảm bảo tính ngẫu nhiên của việc chọn mẫu.

2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thô được nhập và kiểm tra bằng phần mềm bảng tính MicroSoft Excel, sau đó chuyển vào phần mềm SPSS và Quest để phân tích, xử lý. Số liệu được phân tích theo phương pháp cơ bản của lý thuyết đo lường và đánh giá với trình tự sau:

Bước 1. Tính toán độ tin cậy của bộ câu hỏi

Đây là bước quan trọng nhằm khẳng định hoặc bác bỏ toàn bộ nội dung nghiên cứu nếu độ tin cậy ở dưới mức chấp nhận được.

Bước 2. Khảo sát độ giá trị của bộ câu hỏi bằng mô hình Rasch

Tác giả cần kiểm chứng nhóm các câu hỏi trong mỗi nhân tố có tạo nên một cấu trúc đo phù hợp hay không, nếu có biến ngoại lai thì phải phân tích nguyên nhân.

Bước 3. Phân tích sự phân bố các item

Bước này khảo sát tổng quát khả năng đánh giá mức độ dựa trên biểu đồ phân bố từ thấp đến cao của các item, làm cơ sở phân tích tổng quát các nội dung liên quan. Phân tích chi tiết sẽ được thực hiện ở bước kế tiếp.

Bước 4. Phân tích thống kê mô tả, đo lường N LUD CN TT trong HĐDH của GV

Trong bước này thực hiện phân tích từng nhân tố (khách quan, chủ quan), phân tích các giá trị trung bình của thang đo và phân tích sâu mỗi một item (câu hỏi) để có các kết luận phù hợp.

Bước 5. Phân tích tương quan giữa yếu tố thâm niên công tác, yếu tố đã qua đào tạo hay tự nghiên cứu, bồi dưỡng với các chỉ số đo N LUD CN TT để xác lập

các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến N LUD CN TT trong HĐDH của GV làm cơ sở đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao N LUD CN TT trong hoạt động dạy học của giảng viên góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.

Một phần của tài liệu Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt đông dạy học của giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)