II. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
2.2.5 Chính sách đối với người lao động
Với chiến lược phát triển của công ty hiện nay, Nam Cường xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty.
Chính sách đối với người lao động:
-Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày một được cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thêm thu nhập từ lợi nhuận được chia theo các điều khoản thưởng của công ty nếu nhân viên làm tốt nhiệm vụ.
-Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
-Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có công lao đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín Công ty.
-Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. -Đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
-Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển Công ty nhằm gia tăng về chất.
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:
động đào tạo Công ty đã và đang thực hiện:
-Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi ở các trường đại học tại thành phố Hà Nội vào làm việc.
-Những cán bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng được Công ty hỗ trợ 50% học phí cho các khóa nâng cao trình độ và nghiệp vụ.
II.Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty XNK Nam Cường
1.Về phía Nhà Nước:Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành hàng.
Nhà nước khuyến khích phát triển ngành hàng để phục vụ tốt hơn cho đời sống nhân dân vào sản xuất kinh doanh.
1.1.Về thị trường.
Các doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu, mẫu mã và chất lượng các loại sản phẩm theo quy định. Tăng cường tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ lợi ích và cách thức sử dụng mỗi loại sản phẩm.
Cần tổ chức và trang bị những phương tiện chuyên chở, đảm bảo tính nhanh chóng, tiện lợi. Nhà nước có những quy định cụ thể cho nhà máy sản xuất lắp ráp, tình hình nhập khẩu các loại nguyên liệu đầu vào, tránh làm giảm hiệu quả của ngành.
Phối hợp với bộ thương mại và các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài, nghiên cứu, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu.
1.2.Về đầu tư.
Về năng lực sản xuất: Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô ngày 1 lớn hơn, nhằm tăng sản lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
1.3.Về nghiên cứu khoa học,chuyển giao công nghệ.
Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu.
Tăng cường hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học, xây dựng mối liên kết bền vững giữa nghiên cứu và áp dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo để nâng cao chất lượng nghiên cứu .
1.4.Phát triển nguồn nhân lực:
Xây dựng chương trình và kế hoạch đồng bộ mang tầm chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề.Hỗ trợ một phần kinh phi đào tạo cho các cơ sở đào tạo nhân lực tại chỗ. Kết hợp các khoa đào tạo chuyên ngành tại các trường đại học trong nước, có chính sách tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành về làm việc cho ngành, cử người đi đào tạo tại những nước có truyền thống về sản xuất lắp ráp các loại sản phẩm của ngành.
1.5.Huy động vốn.
Nguồn vốn của các doanh nghiệp tập trung vào việc đầu tư phát triển năng lực sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sỏ sản xuất, mua các tài sản cố định , xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý phát triển các yếu tố đầu vào.
Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong xã hội như vốn tín dụng, vốn trực thuộc các chương trình của Nhà Nước.
2.Về phía doanh nghiệp:
2.1.Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp, đạt được mục tiêu đề ra, nâng cao năng lực cạnh tranh . Cụ thể:
-Trong chiến lược kinh doanh chung, doanh nghiệp phải xác định được thế mạnh của mình, không đầu tư dàn trải, luôn đưa yếu tố hội nhập vào và để ý thông tin thị trường nhằm chủ động đối phó.
-Về sản phẩm: Trên cơ sở soát lại quy hoạch và chiến lược sản phẩm đã có, doanh nghiệp nên tiến hành điều chỉnh hoặc xây dựng mới chiến lược sản phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đặt mục tiêu lợi nhuận dài hạn lên hàng đầu.Sản phẩm phải bám sát nhu cầu của thị trường, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao và có thị trường đầu ra hiện tại lớn, sau đó sẽ dần chuyển sang các mặt hàng có giá trị cao. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến thiết kế, tạo mẫu mã, chuyển dần những mặt hàng chất lượng thấp, trung bình sang những mặt hàng chất lượng cao, giá trị lớn.
Về thị trường: dựa vào khả năng và ưu thế hiện tại của mình, doanh nghiệp tập trung vào các phân đoạn thị trường trọng điểm của mình. Doanh nghiệp cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, tạo được một mạng lưới tiếp thị phân phối rộng khắp, phản ứng nhanh nhạy trước những thay đối của đối thủ cạnh tranh. Sau khi củng cố được phân đoạn của mình, doanh nghiệp mới đặt kê hoạch mở rộng thị trường sang những khu vực mới hay mặt hàng mới.
Về phân phối: Doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, kể cả chất lượng dịch vụ trước và sau khi bán cho phù hợp với các đặc điểm của thị trường tiêu dùng. Đa dạng hóa các kênh tiêu thụ sản phẩm, nhưng nên cố gắng phát triển kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, tránh phụ thuộc vào các đơn vị trung gian….Đưa thương mại điện tử vào như một kênh phân phối mới, năng động, hiệu quả, thường xuyên
tiến hành tuyên truyền quảng bá sản phẩm của mình qua nhiều phương thức khác nhau.
Về đổi mới công nghệ: Doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch từng bước đổi mới dây chuyền công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành. Đầu tiền, cần lựa chọn các khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất có ảnh hưởng trước nhất đến chất lượng và giá thành sản phẩm để tiến hành đổi mới, nâng cấp trước.
Về nhân lực: nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp cho người quản lý, trình độ tay nghề của người lao động, chú trọng phát huy sáng kiến, cải tiến trong hoạt động của doanh nghiệp.
Về giá cả: sử dụng giá như một công cụ để cạnh tranh( hiện nay Nam Cường làm tốt điều này)
2.2.Phát huy nhân tố con người.
Thực tiễn đã chứng minh, nhân tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Để phát triển, công ty phải hướng tới thị trường, công việc này là công việc của cả tập thế chứ không phải của cá nhân riêng ai. Tài sản lớn nhất của các công ty ngày nay không phải là nhà máy, công xưởng, mà là ý tưởng, là chất xám của con người, con người làm ra sản phẩm máy móc, chứ máy móc không thể “sản xuất” ra con người. Việc phát triển nhân tố con người đóng vai trò then chốt, là điều kiện vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện giải pháp kinh doanh của mình, đầu tư vào nguồn nhân lực là hoạt động sinh lời nhất, hiệu quả nhất đối với tất cả các doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thì vai trò của nguồn nhân lực lại càng được đánh giá cao hơn. Bởi : trong điều kiện nước ta khi các yếu tố như :năng lực công nghệ và năng lực tài chính còn yếu kém thì nguồn nhân lực dồi dào, thông minh, cần cù, chăm chỉ chính là lợi thế lớn nhất để cạnh tranh .
Chính vì thế, công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp động cơ điezel, động cơ xăng nói riêng phải tập trung phát huy yếu tố con người một cách hiệu quả nhất để khai thác được những thế mạnh của họ, hạn chế, khắc phục những điểm yếu của người lao động mới có thể cạnh tranh được trong điều kiện kinh tế như hiện nay.
Đầu tư cho nguồn nhân lực, công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:
Kiện toàn bộ máy tổ chức, đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ, cải tiến lề lối làm việc, rèn luyện đạo đức tác phong lao động phải xắp xếp, bố trí lao động một cách hợp lý, đúng người đúng việc, tránh tình trạng chuyên môn một đằng phân công một nẻo. Sắp xếp lại các phòng ban theo hướng tinh giản gọn nhẹ, năng động và hiệu quả, xây dựng nội quy làm việc rõ ràng, nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh để thúc đẩy tác phong làm việc công nghiệp cho người lao động.
Doanh nghiệp nên quan tâm đào tạo và đầu tư thích đáng cho cán bộ quản lý các phòng ban chức năng.Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích trước mắt, như tăng doanh thu lợi nhuận, mà còn cả lợi ích uy tín lâu dài của doanh nghiệp và đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động đên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thế nên, các cán bộ quản lý phòng ban chức năng phải nắm vững kiến thức không chỉ về kinh tế, quản lý, mà còn phải có kiến thức về công nghệ để bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Để phát huy nộ phận này đòi hỏi công ty phải chú trọng vào việc tìm và bồi dưỡng những cán bộ trẻ có tài năng, có năng lực, năng động với thời cuộc. Đối với người lao động, cần thông qua việc”xã hội hóa giáo dục và đào tạo”, tiến hành đào tạo và tái đào tạo đội ngũ lao động theo chiến lược sản phẩm đã
xác định, theo hướng tỷ trọng lao động cơ bắp giảm dần và tỷ trọng lao động trí tuệ tăng lên và ngày càng chiếm ưu thế trong tổng lao đông trong doanh nghiệp.
Luôn luôn chú ý quan tâm đến nguyện vọng, tâm tư của người lao động, đảm bảo tính công bằng trong đãi ngộ, và một bầu không khí tập thể hòa thuận, thoải mái và năng động. Xây dưungj một bầu không khí”văn hóa doanh nghiệp” lành mạnh và phù hợp với ngành, làm người lao động từ trên xuống dưới luôn thấm nhuần tư tưởng, mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Nó sẽ góp phần tạo ra một chất keo gắn bó giữa những người lao động với nhau và giữa người lao động với Công ty của mình.Từ đó, có thế thúc đẩy động cơ làm việc, năng lực của người lao động tiếp thu được các chuần mực đạo đức và có thái độ hăng hái làm việc, nhằm đạt được mục đích của công ty, tạo động lực mạnh mẽ cho sự thành đạt của công ty.
2.3.Đầu tư hợp lý cho công nghệ.
Với tư duy thiểm cận, trước mắt thì dường như hoạt động đầu tư khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại và tăng tỷ suất khâu hao tài sản cố định dẫn đến hệ quả làm cho giá thành hàng hóa đội lên trong khi giá bán hàng hóa không đổi. Nhưng trong trung và dài hạn, kỹ thuật, công nghệ mới cho phép các doanh nghiệp tiếp cận trình độ kỹ thuật- công nghệ trung bình của thế giới, đưa năng suất lao động tăng lên, tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp chuyển từ thế bị động sang thế chủ động .
Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại là lối thoát ra khỏi suy thoái. Đấy là một tất yếu khách quan không thể đảo ngược, đầu tư công nghệ là bắt buộc, vấn đề đặt ra là đầu tư công nghệ mới như thế nào? Đầu tư phải phù hợp đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm:
-Với lợi thế của người đi sau, Công ty có thể đầu tư mới cho mình những dây chuyền hiện đại và phù hợp với mình. Đối với các dây chuyền cũ thì tiến hành nâng cấp những dây chuyền còn tương đối tốt, loại bỏ dần dần những dây chuyền đã cũ nát.
-Đầu tư có chiều sâu, chuyển dần từ những dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm có chất lượng trung bình sang dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giá trị lớn. Đầu tư vào CNTT như một biện pháp hỗ trợ quản lý cho doanh nghiệp, giảm chi phí hành chính.
-Đầu tư phù hợp với năng lực của mình, trình độ của mình về tiềm lực tài chính và khả năng nắm bắt kỹ thuật.
-Đa dạng hóa hình thức đầu tư, các doanh nghiệp trong ngành có thể liên doanh, liên kết cùng đầu tư một dây chuyền, phối hợp với các doanh nghiệp ngoài nước xây dựng nhà máy mới…
2.4.Giải pháp xây dựng thương hiệu và văn hóa kinh doanh.
-Vể xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
Doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh doanh quốc tế.
Xây dựng được thương hiệu nổi tiếng góp phần tạo dựng uy tín doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
-Về văn hóa kinh doanh:
Doanh nghiệp cần chú trọng giáo dục lề lối tác phong văn hóa, lễ nghi cho cán bộ trong giao tiếp, đàm phán với phương châm lấy chữ tín làm đầu và là nguyên tắc kinh doanh. Thực hiện được nền nếp văn hóa kinh doanh chính là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kết Luận
Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành sản xuất lắp ráp các loại động cơ diezel, động cơ xăng nói riêng có những bước phát triển mạnh mẽ. Với truyền thống cần cù, siêng năng, ham học hỏi công với lực lượng lao động dồi dào, Công ty đã đáp ứng được một phần những nhu cầu ngày càng lớn trong nước, góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động .
Tuy nhiên, trong qua trình phát triển hiện nay, Công ty phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới có thể có tồn tại trong nền kinh tế quốc tế với nhiều đối thủ cạnh tranh.Thách thức lớn nhất của công ty là nguồn nguyên liệu cho yếu tố đầu vào là nhập khẩu phần lớn từ nước ngoài(75%) ,thông tin thị trường còn hạn chế, hoạt động sản xuất , tiêu thụ còn thiếu tính đồng bộ…..Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của công ty Nam Cường.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Nam Cường được gắn liền lý luận với thực tiễn những kiến thức học tại trường được đem ra áp dụng việc làm thực tiễn đã giúp em củng cố vững chắc hơn về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Do trình độ và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót .Em mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên trong công ty để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức cả về lý thuyết và thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Mai Thế Cường cùng các cán bộ