- Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)
TIẾN MẠNH PXSX NỨA
2.3.5. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang trong DN tư nhân Tiến Mạnh.
Tháng 12 năm 2011
STT Khoản mục Số tiền
1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 835,870,000
2 Chi phí nhân công trực tiếp 76,414,000
3 Chi phí sản xuất chung 77,685,800
Tổng cộng 989,969,800
Ngày 31 tháng 12 năm 2011
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.3.5. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang trong DN tư nhânTiến Mạnh. Tiến Mạnh.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phẩn chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải chịu.
Có 3 phuơng pháp xác định sản phẩm dở dang cuối kì đó là:
- Phuơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ).
+ Công thức tính theo phương pháp bình quân cuối kỳ:
Giá trị SP dở cuối kỳ = (Giá trị SP dở đầu kỳ + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh) x Số lượng SP dở cuối kỳ / (Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SP dở cuối kỳ).
+ Công thức tính theo phương pháp nhập trước, xuất trước:
Giá trị SP dở cuối kỳ = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh x Số lượng SP dở cuối kỳ / (Số lượng SP bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ + Số lượng SP dở cuối kỳ).
Trong đó: Số lượng SP bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ = Số lượng SP hoàn thành trong kỳ - Số lượng SP dở đầu kỳ.
- Phuơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo khối luợng sản phẩm hoàn thành tuơng đương (áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang).
+ Đánh giá sản phẩm theo phuơng pháp bình quân:
Giá trị SP dở cuối kỳ = (Dđk + C) x Qdck x mc) / (Qht + Qdck x mc) Trong đó:
Dđk: Giá trị sản phẩm dở đầu kỳ C: Chi phí phát sinh trong kỳ
Qdck: Khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành
mc: mức độ hoàn thành của sản phẩm dở cuối kỳ
+ Đánh giá sản phẩm làm dở theo phương pháp nhập trước xuất trước: Giá trị SP dở cuối kỳ = (C x Qdck x mc) / [Qdđk(1-mđ) + Qbht + Qdck x mc] Trong đó:
C: Chi phí phát sinh trong kỳ
Qdđk, Qdck: Khối lượng SP dở đầu kỳ, cuối kỳ Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Qbht: Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ: Qbht = Qht – Qdđk. mđ, mc: Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở đầu kỳ, cuối kỳ
- Phuơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức (áp dụng đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức và dự toán chi phí cho từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp tiến hành đánh giá sản phẩm theo chi phí sản xuất định mức)
Giá trị sản phẩm dở dang = (Số lượng sản phẩm dở dang x Chi phí định mức) x % hoàn thành
Sản phẩm dở dang cuối kỳ của DN tư nhân Tiến Mạnh bao gồm: - Dở dưới dạng nguyên liệu (chưa trà tinh, chưa bào cào tinh…)
- Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm (chưa ghép sản phẩm, chưa sơn PU…).
- Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm may (chưa kiểm tra chất lượng) - Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng gói sản phẩm). Tại DN tư nhân Tiến Mạnh sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp, sản xuất theo đơn đặt hàng, mặt khác doanh nghiệp thực hiện việc tính lương theo sản phẩm, khi có sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập kho mới được tính và thanh toán lương. Chính vì vậy công ty không tổ chức công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.