Công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy

Một phần của tài liệu Đánh giá phương pháp giảng dạy hệ Đại học chính quy của giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (Trang 55)

VIII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.6. Công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy

Việc đánh giá chất lượng giảng dạy có thể thực hiện với những công cụ

khác nhau. Có thể là bộ phiếu hỏi điều tra, các câu hỏi phỏng vấn, phiếu quan

sát…

Khi xây dựng, thiết kế công cụ đo lường, đánh giá cần bắt đầu từ những

công cụ đơn giản nhất như phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu hỏi, bảng nghiệm kê

đến những hình thức phức tạp hơn như các thang đo chuẩn hay các trắc

nghiệm chuẩn. Điều quan trọng là phải biết công cụ đó dùng để đo cái gì? Công cụ đó được thiết kế nhằm mục đích đo lường hiện tượng hay sự việc

56

Một bộ công cụ đo lường tốt phải được thiết kế khoa học, theo đúng qui trình và các nguyên tắc thiết kế, đồng thời phải được đánh giá về mặt thực tế,

kiểm nghiệm bằng thống kê để khẳng định liệu nó có đưa ra được những

thông tin chính xác và tin cậy, có nhiều lợi ích hay không.

Nhưđã nêu ở trên, vấn đề quan trọng đầu tiên trong thiết kế công cụ là phải nhận biết rõ mục đích công cụ được thiết kế để đo cái gì? Mục đích khác nhau sẽ dẫn tới lựa chọn kiểu thiết kế item khác nhau cũng như cách thức khai

thác thông tin khác nhau. Ví dụ, khi muốn đo lường thành tích/kết quả học tập

của SV thi bài trắc nghiệm (test) là dạng công cụ thích hợp nhất dùng để đo.

Nhưng khi muốn thu thập thông tin từ các nhà quản lí về năng lực quản lí của

chính họ, thì không thể yêu cầu họ làm một bài test. Cho dù, sẽ là rất tốt nếu

ta đã thiết kế được một bài test tốt nhưng các nhà quản lí sẽ không có thời

gian để thực hiện nó. Như vậy, bài test sẽ trở nên không phù hợp khi được sử

dụng trong trường hợp này, thay vào đó nên là một bảng hỏi (questionaires).

Một vấn đề không kém phần quan trọng khi thiết kế công cụ đánh giá là việc xác định đối tượng được hỏi hay đối tượng được yêu cầu cung cấp thông

tin. Đối với đề tài “Đánh giá phương pháp giảng dạy hệ chính quy của giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” đối tượng để cung cấp và khai thác thông tin bao gồm: GV, SV và nhà quản lí. Trong nghiên cứu này chỉ

thiết kế 02 bộ công cụ để đánh giá phương pháp giảng dạy: Phiếu đánh giá chất lượng giảng dạy môn học (SV đánh giá); Phiếu đánh giá chương trình/ khóa học (dùng cho GV và cán bộ quản lí)

Việc thiết kế một bộ công cụ đo lường, đánh giá nói chung và phương

pháp giảng dạy nói riêng có chất lượng tốt không phải đơn giản. Một bộ công

cụ được đánh giá tốt phải là bộ công cụ có độ giá trị (độ hiệu lực) và độ tin

57

Độ giá trị của một bộ công cụ đo tức là mức độ mà bộ công cụ đo được

mục tiêu đặt ra. Nói cách khác bộ công cụ có đo được đúng cái cần đo hay không không.

Độ tin cậy của bộ công cụ đo chính là mức độ chính xác của bộ công cụ đó, hoặc là có một sai số cho phép.

Kết luận

Trên đây là tổng quan về vấn đề nghiên cứu đánh giá phương pháp giảng

dạy đại học. Các khái niệm về chất lượng, giảng dạy, quan niệm về dạy học

hiện đại, quan niệm về chất lượng trong GDĐH đã được làm rõ bởi nhiều

chuyên gia, các nhà nghiên cứu giáo dục khác nhau ở trong nước cũng như

nước ngoài. Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn khái niệm “chất lượng

là sự phù hợp với mục tiêu” làm sợi chỉ xuyên suốt các chương. Theo đó, phương pháp giảng dạy hệ chính quy của giảng viên được hiểu là mức độ

hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của GV. Nhiệm vụ này do nhà trường, khoa

đã phân công cho giảng viên, do giáo trình quy định.

Thêm vào đó các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy

đã được đề cập đến. Đặc biệt hơn, chúng tôi đã đưa ra 10 gợi ý làm thế nào để

một GV có thể giảng dạy tốt và đây sẽ là cơ sở để xây dựng nên tiêu các tiêu chí và chỉ số đánh giá, làm công cụ đo lường phương pháp giảng dạy đại học.

Các gợi ý đó là:

1. Thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của môn học

2. Diễn đạt với ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu

3. Tài liệu tham khảo sử dụng phù hợp nội dung môn học

4. Các ví dụ minh hoạ rõ ràng, thực tiễn

5. Nhấn mạnh vào kiến thức trọng tâm, kỹ năng sinh viên cần nắm được

58

7. Sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng để thu hút sự chú ý của sinh viên.

8. Giảng viên thúc đẩy sinh viên chủ động và tích cực tham gia vào bài học.

9. Thể hiện khả năng làm chủ các hoạt động trên lớp

10. Công bằng, chính xác, khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập của sinh viên

Một số phương pháp đánh giá được các nước trên thế giới sử dụng có thể được áp dụng vào Việt Nam đã được đề cập đến như: GV tự đánh giá, đánh giá đồng nghiệp, đánh giá của SV, đánh giá của các nhà quản lí giáo dục, đánh giá qua hồ sơ giảng dạy, quan sát của tổ trưởng chuyên môn, đánh giá của các chuyên gia đánh giá ngoài. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng

2 phương pháp đánh giá sau: SV đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của

giảng viên, giảng viên tự đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy để thử

nghiệm bộ công cụ đánh giá phương pháp giảng dạy tại ĐHNLTN. Việc lựa

chọn phương pháp đánh giá, qui trình thiết kế công cụ đánh giá và việc thử

nghiệm bộ công cụ vào việc đánh giá phương pháp giảng dạy sẽ được trình bày chi tiết ở các chương sau.

59

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Trường Đại học Kỹ thuật miền núi được thành lập năm 1970 trên cơ sở

của Trường Trung học Nông Lâm nghiệp Việt Bắc. Ngày 25 tháng 2 năm 1971, Nhà trường được đổi tên thành Trường Đại học Nông Lâm miền núi

theo quyết định số 56/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 31 tháng 3 năm

1972, Thủ tướng chính phủ đã có văn bản số 750 VP/15 về việc đổi tên

Trường Đại học Nông Lâm miền núi thành Trường Đại học Nông nghiệp III.

Ngày 04 tháng 4 năm 1994, Đại học Thái Nguyên được thành lập theo nghị định số 31/CP của Chính phủ và Trường Đại học Nông nghiệp III trở thành một trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên với tên gọi là

Trường Đại học Nông Lâm.

Trường Đại học Nông Lâm được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo cán

bộ kỹ thuật nông, lâm nghiệp có trình độ cao và nghiên cứu, chuyển giao

khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế, xã hội ở các tỉnh miền núi phía

Bắc Việt Nam.

Từ ngày thành lập đến nay, Nhà trường đã không ngừng phát triển, trưởng thành và khẳng định được vị trí trọng điểm số một, thực hiện nhiệm vụ

cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực nông, lâm nghiệp cho khu

vực. Ngày đầu thành lập, Nhà trường mới chỉ đào tạo đại học cho 2 ngành, đến nay đã có 5 bậc học là tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung học kỹ thuật

cho 17 chuyên ngành khác nhau.

Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo khoá nghiên cứu sinh thứ 8, cao

học khoá 15, đại học khoá 38 và đã cung cấp 13.291 cán bộ kỹ thuật cho khu

vực miền núi phía Bắc. Lực lượng cán bộ kỹ thuật được đào tạo từ Nhà

trường đã và đang đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế

60

thống kê chưa đầy đủ, có xấp xỉ 2/3 số cán bộ quản lý của các tỉnh, huyện

miền núi phía Bắc được đào tạo từ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Song song với đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, Nhà trường đã

và đang trở thành trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công

nghệ về nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần quan trọng cho

sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.

2.2. Những tồn tại và kế hoạch hành động

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đang trong giai đoạn triển khai và từng bước hoàn thiện, một số giảng viên và sinh viên vẫn còn bỡ ngỡ, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một số môn học chưa hoàn thiện ngân hàng câu hỏi đủ cơ số cần thiết. Nhà trường giao cho Phòng Đào tạo, Phòng TT-KT&ĐBCLGD và các

khoa chuyên môn tiếp tục thực hiện đề án đổi mới pháp giảng dạy, rà soát, xây dựng và hoàn thiện ngân hàng câu hỏi các môn học, tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đào tạo theo tín chỉ từ khóa tuyển sinh 2007 (K39).

Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên đáp ứng được yêu cầu về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và được đảm

bảo quyền lợi theo quy định hiện hành của Nhà nước. Hàng năm, Nhà trường đều có kế hoạch tuyển dụng bổ sung, thay thế các CBVC đến tuổi nghỉ chế độ hưu trí, trong đó ưu tiên chủ yếu cho tuyển dụng giảng viên.

Cơ cấu đội ngũ giảng viên về cơ bản là hợp lý, đáp ứng yêu cầu cần

thiết của Nhà trường. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đã hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ hỗ trợ cho các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên sử dụng

các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. 100%

đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên được đào tạo về chuyên môn và được định

kỳ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Nhân viên thư viện có đủ số lượng và có nghiệp vụ để phục vụ tốt nhu cầu khai thác tài liệu của cán bộ quản lý, giảng

61

viên và sinh viên.Tỷ lệ SV/GV còn cao. Tỷ lệ giảng viên với cán bộ công nhân viên chưa hợp lý. Hầu hết cán bộ quản lý đều là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo qua trường lớp chính quy về công tác quản lý hành chính, nên cũng

hạn chế phần nào về tầm nhìn chiến lược để đề xuất kịp thời những chủ trương, giải pháp xây dựng và phát triển Nhà trường.

Một số giảng viên trẻ chưa có điều kiện nâng cao trình độ.

Nhà trường có kế hoạch, quy trình và tiêu chí tuyển dụng cụ thể, minh

bạch, công khai về việc tuyển hợp đồng tạo nguồn của Nhà trường cũng như

thi tuyển viên chức càng năm theo kế hoạch và chỉ đạo của Đại học Thái

Nguyên

(tiếp tục ưu tiên tuyển giảng viên).

Nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch và có các biện pháp chỉ đạo để

thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục các giai đoạn 2005 - 2010, 2010 - 2015 để đáp ứng sứ mạng, mục tiêu của Nhà trường. Song song với việc tuyển dụng, các bộ môn cần sắp xếp thời gian để tăng cường đào tạo bồi dưỡng giảng viên trẻ, ưu tiên đào tạo ở nước ngoài.

Nhà trường có hệ thống thư viện với hệ thống phòng mượn, phòng đọc,

phòng Internet, đủ số lượng đầu sách và tài liệu, đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Tất cả các dữ liệu của thư viện đã được mã hoá và cập nhật vào máy

tính bằng phần mềm CD/ISIS rất thuận tiện, giúp người đọc tra cứu thông tin

nhanh và chính xác.

Hệ thống trang thiết bị tại phòng thí nghiệm, Trung tâm Thực hành thực nghiệm của Nhà trường khá đầy đủ và hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu của công tác thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu và chuyển giao khoa học

công nghệ.

Thiết bị tin học và công nghệ thông tin được Nhà trường chú trọng đầu tư. Hệ thống máy tính được kết nối mạng LAN và Internet bằng 04 đường

62

truyền ADSL đến tận các bộ môn đảm bảo cho giảng viên, sinh viên được sử

dụng máy tính để khai thác tài liệu trên mạng phục vụ giảng dạy và NCKH.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng về quy mô

và ngành nghề đào tạo, Nhà trường luôn đặt vấn đề phát triển quy mô hợp lý,

trên cơ sở đảm bảo các điều kiện về diện tích lớp học, KTX và sân bãi hoạt động thể thao.

2.2.1. Các tiêu chí đánh giá phương pháp giảng dạy

Kết quả nghiên cứu ở Chương 1 đã chỉ ra: Để đánh giá phương pháp

giảng dạy có thể đánh giá phương pháp giảng dạy môn học, đánh giá chất lượng khóa học. Đánh giá phương pháp giảng dạy môn học được thực hiện trên các góc độ đánh giá: a) Mục tiêu môn học; b) Nội dung môn học; c) Phương pháp giảng dạy; d) Tài liệu học tập; đ) Hoạt động kiểm tra, đánh giá. Đánh giá chất lượng giảng dạy của cả khóa học được thực hiện trên các góc

độ đánh giá: a) Mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo; b) Cấu trúc chương trình đào tạo; c) Trang thiết bị dạy học; d) Phương pháp giảng dạy; đ) Đánh giá chung toàn khoá học.

Kết quả nghiên cứu ở Chương 1 cũng đã xác định các chỉ số cụ thể của các tiêu chí để có thể xây dựng thành các công cụ đánh giá. Như đã thảo luận ở trên, để đánh giá phương pháp giảng dạy môn học chỉ nên sử dụng 8 - 10

câu để SV trả lời trong 3 - 5 phút. Để đánh giá phương pháp giảng dạy của

một khóa học có thể sử dụng 20 - 30 câu hỏi để thu thập ý kiến của giảng viên và cán bộ quản lý.

Những tiêu chí, phương pháp tiếp cận và công cụ đánh giá có thể sử dụng để đo lường phương pháp giảng dạy tại ĐHNLTN có thể nêu tóm tắt như sau:

Về phương pháp tiếp cận đánh giá gồm có:Đánh giá của SV về môn học,

đánh giá của GV, cán bộ quản lí về chương trình đào tạo.

63

Về tiêu chí đánh giá:

+ Đánh giá môn học: Mục tiêu môn học; phương pháp giảng dạy; nội dung môn học; tài liệu học tập; hoạt động kiểm tra đánh giá.

+ Đánh giá chương trình: Nội dung chương trình đào tạo; cấu trúc chương

trình đào tạo; trang thiết bị dạy học; phương pháp giảng dạy; đánh giá chung toàn khoá học.

Áp dụng cụ thể vào hoàn cảnh Việt Nam và điều kiện của ĐHNLTN, các tiêu chí và chỉ số đánh giá phương pháp giảng dạy môn học được trình bày trong

Bảng 2.1. Các tiêu chí và chỉ số đánh giá phương pháp giảng dạy môn học

TIÊU CHÍ CHỈ SỐ

1. Mục tiêu môn học Mục đích yêu cầu môn học rõ ràng

đối với người học.

2. Phương pháp giảng dạy

- Môn học được giảng giải rõ ràng, dễ

hiểu.

- Phương pháp giảng dạy có tác dụng

lôi cuốn, khuyến khích người học.

- Người học được khuyến khích học

tốt.

- GV quan tâm đến nhu cầu của người

học.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG

DẠY

3. Nội dung môn học

- Nội dung môn học hữu ích đối với người học.

- Khối lượng kiến thức học tập phù hợp với người học.

64

4. Tài liệu học tập Tư liệu cho môn học được cung cấp đầy đủ.

5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá

- Người học nhận được những thông

tin phản hồi về kết quả học tập của

mình.

- Quá trình kiểm tra đánh giá khách

quan, công bằng.

Các tiêu chí và chỉ số đánh giá chất lượng giảng dạy của cả khóa học được đề xuất trong Bảng 2.2 trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở chương 1.

Bảng 2.2. Các tiêu chí và chỉ số đánh giá chất lượng giảng dạy khóa học

TIÊU CHÍ CHỈ SỐ

CHẤT LƯỢNG

GIẢNG DẠY

1. Nội dung chương trình đào tạo

- Khối lượng kiến thức và khả năng tiếp

thu của SVcó sự tương quan hợp lí.

- Khối lượng kiến thức cần thiết đáp ứng

Một phần của tài liệu Đánh giá phương pháp giảng dạy hệ Đại học chính quy của giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)