Những ƣu điểm, tồn tại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua quận Dư (Trang 89)

a. Một số vấn đề vƣớng mắc trong việc thực thi các chính sách hiện hành

Qua quá trình phân tích, xử lý số liệu, nhận thấy việc thực hiện các nội dung xung quanh vấn đề bồi thƣờng hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi nhà nƣớc thu hồi đất đã cơ bản thực hiện theo đúng chính sách pháp luật hiện hành (Nghị định 197/2004/ NĐ- CP, Nghị định số 84/2007/NĐ – CP, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, các quyết định của UBND Thành phố,...). Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC ngày càng đƣợc quan tâm và hoàn thiện để đáp ứng các mục tiêu đặt ra trong công tác GPMB. Đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do thu hồi đất ngày càng đƣợc xác định đầy đủ, chính xác và phù hợp hơn với tình hình thực tế của xã hội. Mức bồi thƣờng hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất ngày càng cao, tạo điều kiện cho những ngƣời dân bị ảnh hƣởng có thể khôi phục lại một phần tài sản bị mất nhƣ khi không có dự án.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC vẫn còn có những hạn chế và khó khăn nhất định. Cho đến nay các văn bản pháp luật (Nghị đinh số 197/2004/NĐ – CP, Nghị định 84/2007/NĐ – CP, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP...) tuy đã có quy định, hƣớng dẫn một cách chi tiết về công tác thu hồi đất GPMB song vẫn chƣa phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể có một số các tồn tại trên địa bàn nhƣ sau:

- Các văn bản hƣớng dẫn thi hành của Trung ƣơng, của Thành phố còn thiếu đồng bộ, chƣa chi tiết cụ thể tới từng trƣờng hợp nhất là đối với đất tạm giao, đất khoán giao thầu cho các hộ gia đình cá nhân (chính sách bồi thƣờng đất công ích 5% chƣa cụ thể rõ ràng theo từng năm).

ruộng năm 1993 đến nay chƣa có điều kiện để kiểm tra xem xét thực tế của các hộ gia đình nhất là đối với cán bộ thôn, xã còn có biểu hiện giấu ruộng, thông đồng với nhau để trốn thuế nông nghiệp và các nghĩa vụ khác; nên khi thu hồi đất phần diện tích dƣ thừa thƣờng là cán bộ thôn, xã thiếu dân chủ công khai mà đƣa ngay số diện tích trên vào anh, em, ngƣời quen, hoặc cán bộ thân thích thôn, xã để nhận tiền bồi thƣờng.

* Việc xác định đối tƣợng và điều kiện đƣợc đền bù thiệt hại

Khi tiến hành giải phóng mặt bằng tại dự án, Ban giải phóng mặt bằng, Hội đồng bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ quận đã xem xét kỹ hồ sơ pháp lý, xác định một cách cẩn thận tới từng thửa đất, từng hộ gia đình, tiếp nhận và giải quyết những khiếu kiện của ngƣời dân. Bên cạnh đó, do chƣa thực hiện tốt khâu tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai, chính sách đền bù thiệt hại của cơ quan chức năng và tinh thần thực hiện pháp luật của ngƣời dân chƣa cao, chƣa nghiêm minh, nên cũng gây nhiều khó khăn cho việc xác định chính xác, công bằng các đối tƣợng bồi thƣờng thiệt hại. Đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng thƣờng gây khó khăn, tính toán thiệt hơn hoặc đòi hỏi ngoài chế độ quy định.

* Giá đất bồi thƣờng hỗ trợ:

Nhìn chung giá đất bồi thƣờng hỗ trợ đã đƣợc điều chỉnh linh hoạt đối với Dự án trọng điểm xây dựng đƣờng ô tốc Hà Nội-Hải Phòng với mỗi tuyến đƣờng trong dự án trên cơ sở khung giá đền bù do Thành phố quy định, tuy nhiên chính sách của Nhà nƣớc về bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đai còn chậm đổi mới, nhất là chính sách về giá cả bồi thƣờng hỗ trợ đất và tài sản trên đất. Giá đất tính bồi thƣờng hỗ trợ thiệt hại đƣợc xác định trên cơ sở giá đất của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ƣơng ban hành theo quy định của chính phủ. Quy định này dẫn đến tình trạng ngƣời dân so bì về giá bồi thƣờng hỗ trợ về đất mặt tiền với phía trong, đất gần trung tâm với đất xa trung tâm trên cùng một đoạn đƣờng ngắn. Việc đánh giá khả năng sinh lời của đất là vấn đề khó làm, do đó rất dễ nảy sinh ra vấn đề tuỳ tiện xác định của cơ quan thẩm định. Trong khi đó ngƣời dân đòi hỏi với mức giá cao, theo giá cả chuyển nhƣợng giữa ngƣời dân với nhau, Giá

đất họ đòi hỏi không phải là giá thực tế mà nó chỉ mang tính tự phát do ngƣời dân tự đẩy lên cao theo sở thích của ngƣời mua, bán…Nhà nƣớc không kiểm soát đƣợc loại giá này.

Giá chuyển nhƣợng trong thực tế phụ thuộc vào vị trí, hình thể, diện tích và bản thân các đối tƣợng tham gia giao dịch, cho nên việc tính toán làm sao để áp dụng mức giá thống nhất cho tất cả các thửa nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng là điều không đơn giản, trong khi đó ngay cả những căn cứ để xác định giá đất vẫn còn chƣa công bằng, thiếu tính khoa học và thực tế, gây thiệt hại với cả Nhà nƣớc và nhân dân.

Quá trình lập phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ không thể xong ngay trong chốc lát do vậy ngoài việc ngƣời dân sửa chữa và cơi nới nhà thì mức giá đất đƣợc xác định tại thời điểm bồi thƣờng hỗ trợ lại khác với thời điểm lập phƣơng án và sự chênh lệch hỗ trợ và giá tại các dự án tại hai thời điểm khác nhau cũng gây khó khăn cho GPMB.

Mức giá quy định tại khung giá của cấp tỉnh còn thấp và có nhiều bất cập, chƣa tƣơng xứng với giá trị thực tế chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, vì vậy ngƣời bị thu hồi đất không thể lấy số tiền này để mua đƣợc một mảnh đất tƣơng đƣơng với mảnh đất bị thu hồi.

Cũng vì chính sách bồi thƣờng hỗ trợ của Nhà nƣớc quy định giá đền bù thiệt hại về đất tƣơng đƣơng với giá thực tế, việc quản lý thị trƣờng bất động sản còn lỏng lẻo nên công dân yêu cầu bồi thƣờng hỗ trợ thiệt hại với mức giá rất cao và tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nƣớc, Nhà nƣớc cũng không có những căn cứ, lí do xác đáng để trả lời công dân.

* Chính sách hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và chính sách tái định cƣ: Chính sách hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp, tái định cƣ đƣợc thực hiện theo đúng quy định, các mức hỗ trợ đƣợc tính cho từng công việc và từng đối tƣợng. Một số biện pháp hỗ trợ đã đƣợc bổ sung nhằm giúp các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% tổng diện tích đƣợc gia, bị di chuyển có nơi ở mới, ổn định đời sống và sản xuất. Bên cạnh đó Nhà nƣớc cũng cần có các chính sách về

trợ cấp khó khăn cho các đối tƣợng không còn đất để sản xuất nông nghiệp, đồng thời nghiên cứu thử nghiệm dự án phục hồi, tái tạo thu nhập cho những hộ nông dân ở khu vực có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn bằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm mới, ổn định đời sống.

b. Công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Công tác tổ chức thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ hiện nay còn nhiều yếu kém, biểu hiện cụ thể ở các mặt sau:

- Hồ sơ ban đầu xác định quyền sử dụng đất đối với từng loại đất cụ thể còn quá thiếu. Hồ sơ về đất đai là cơ sở quyết định tình trạng pháp lý của đất đai theo từng chủ sử dụng đất. Tuy nhiên, do trải qua nhiều thời kỳ thực hiện chính sách pháp luật đất đai... nhiều hộ gia đình cá nhân sử dụng đất nhƣng không có giấy tờ hoặc có giấy tờ nhƣng trên đó không ghi đầy đủ các yếu tố thông tin cần thiết, còn tồn tại nhiều vấn đề về xác nhận quyền sử dụng đất của ngƣời sử dụng đất chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm. Mặt khác việc lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ… thiếu chính xác, không đồng bộ dẫn đến việc thiếu cơ sở khi tiến hành xem xét để bồi thƣờng, hỗ trợ cho từng đối tƣợng sử dụng đất cụ thể.

- Công tác quy hoạch của từng công trình, từng dự án còn nhiều thay đổi trong quá trình thi công dẫn đến việc thực hiện bồi thƣờng hỗ trợ GPMB bị động, ảnh hƣởng đến tiến độ của dự án.

- Chƣa chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục về chính sách bồi thƣờng thiệt hại, hỗ trợ và TĐC trong Đảng, Đoàn, toàn dân, làm cho nhân dân am hiểu và tự giác thực hiện.

Trên đây là những nhận xét, đánh giá một số vấn đề về công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC tại dự án nghiên cứu trên địa bàn quận Dƣơng Kinh. Và đây cũng là tình hình chung của hầu hết các dự án hiện nay của thành phố Hải Phòng.

3.2. Đề xuất các giải pháp

3.2.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai

là nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nƣớc pháp quyền. Đồng thời, để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC khi thực hiện GPMB, pháp luật cần tập trung một số vấn đề sau:

Giá các loại đất, phƣơng pháp xác định hiện nay còn mang nặng tính chủ quan, chƣa phản ánh đúng thực chất giá trị quyền sử dụng đất. Giá đất không đƣợc xác định chính xác làm thiệt hại cho nhà nƣớc khi khai thác các nguồn tài chính về đất đai (các khoản thuế). Trong trƣờng hợp định giá đất thấp, ngƣời bị thu hồi sẽ phản ứng (có thể quyết liệt), còn ngƣời đƣợc giao đất lại chấp nhận (do phải nộp tiền sử dụng đất) nhƣng dễ phát sinh tiêu cực và sử dụng lãng phí, tổng quan Nhà nƣớc vẫn chịu thiệt hại.

Nhƣ vậy, cần có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện để có đủ thông tin, sử dụng phƣơng pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ theo từng loại đất, hạng đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá. Việc giao cho UBND tỉnh thực hiện việc quy định và công bố giá các loại đất vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo Luật đất đai năm 2003 đã tạo cho các hộ bị thu hồi đất có ý thức chờ đợi, trì hoãn việc làm các thủ tục lập hồ sơ bồi thƣờng để chờ đƣợc bồi thƣờng theo giá mới quy định vào năm sau. Do vậy trong điều kiện giá đất UBND tỉnh quy định vẫn phù hợp với thực tế địa phƣơng, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời bị thu hồi đất thì đề nghị giữ ổn định, không nhất thiết phải công bố giá đất hàng năm để tránh hình thức, lãng phí, tạo thuận lợi cho các Hội đồng bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ các cấp triển khai công tác giải phóng mặt bằng các dự án.

- Để thực hiện Luật đất đai 2003 và Nghị định 197/2004/NĐ – CP, Nghị định 84/2007/ NĐ – CP, Nghị định số 69/2009/ NĐ – CP về bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất, vấn đề chỉnh sửa và ban hành khung chính sách trong việc bồi thƣờng hỗ trợ cho các hộ dân (nhƣ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tam cƣ, hỗ trợ di chuyển, giá bồi thƣờng...), cơ chế chính sách TĐC cần phải đƣợc sớm tiến hành nếu không nó sẽ tạo ra sự mâu thuẫn trong Luật đất đai, gây bất lợi, ảnh

hƣởng tới tiến độ GPMB. Đồng thời với việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các cấp chính quyền cần có các văn bản hƣớng dẫn chi tiết cụ thể phù hợp với thực tế công tác GPMB trên địa bàn tỉnh nói chung và cấp huyện nói riêng.

3.2.2. Kiện toàn nội dung chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC

* Chính sách bồi thường thiệt hại về đất

Nhƣ chúng ta đã biết, nội dung chính của phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ là giá đất, mà giá đất bị chi phối bởi nhiều yếu tố: vị trí, hình thể, diện tích, tâm lí xã hội... và mỗi yếu tố này ảnh hƣởng đến giá đất ở mức độ khác nhau. Sau khi đã xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố, chúng ta sẽ xác định đƣợc giá bồi thƣờng về đất. Có tính đƣợc nhƣ vậy thì giá đất phục vụ cho công tác bồi thƣờng GPMB mới phản ánh đƣợc đầy đủ giá trị thực tiễn của từng lô đất, từng thửa đất.

* Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi

Về cơ bản, chính sách bồi thƣờng thiệt hại về tài sản nhƣ hiện nay đã đƣợc phần lớn ngƣời bị thu hồi đất chấp nhận. Việc bồi thƣờng thiệt hại về tài sản nên tính theo mức thiệt hại thực tế, đƣợc xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thƣờng xuyên xác định lại đơn giá bồi thƣờng hỗ trợ tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trƣờng để tránh sự chênh lệch.

* Chính sách tái định cư

Thực hiện đẩy mạnh công tác xây dựng quỹ nhà, đất TĐC, xây dựng trƣớc các khu TĐC để chủ động phục vụ công tác GPMB trên địa bàn quận Dƣơng Kinh nói riêng, địa bàn thành phố Hải Phòng nói chung.

* Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống

Không chỉ dừng lại ở việc bố trí tái định cƣ, việc khôi phục lại cuộc sống cũng nhƣ tạo điều kiện cho ngƣời bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới cũng là vấn đề cần quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tƣ mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phƣơng. Một mặt phải bảo đảm cho ngƣời dân bị ảnh hƣởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trƣớc lúc di chuyển,

mặt khác nhƣ một biện pháp hữu hiệu những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trƣờng mà quá trình tái định cƣ có thể đƣa lại. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ nhƣ: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ đào tạo chuyển nghề, tuyển dụng lao động…

3.2.3. Tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác GPMB

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách của Nhà nước, của tỉnh về GPMB

Nâng cao nhận thức của ngƣời dân về công tác GPMB. Cần phải tuyên truyền để ngƣời dân hiểu GPMB là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nƣớc.

* Thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá trong công tác GPMB

Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB đã đƣợc các cấp Chính quyền quan tâm coi trọng. Kết quả thực hiện công khai, dân chủ đã từng bƣớc góp phần hạn chế những vấn đề tiêu cực, giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát và thực hiện chính sách đƣợc công bằng, sát thực tế. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này cho thực sự có hiệu quả hơn nữa, cần quan tâm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện công khai, dân chủ nhƣ sau:

Thực hiện dân chủ với phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phải đƣợc thể hiện rõ trong từng bƣớc công việc. Ngƣời dân phải đƣợc biết ngay từ đầu các thông tin về cơ sở pháp lý của việc GPMB, phạm vi giải toả, các chính sách giá bồi thƣờng, hỗ trợ, vị trí, địa điểm và chính sách TĐC, kế hoạch tổ chức thực hiện. Phải có quy định cụ thể để các hộ dân phải di chuyển biết rõ mình đƣợc tham gia ý kiến bàn bạc về những vấn đề gì, bàn thế nào và bàn với ai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua quận Dư (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)