Bức tranh vật lý tổng quát của thế giới vật chất Thế giới vật chất của chúng ta

Một phần của tài liệu Vật lý đại cương - Phần 1. Cơ nhiệt (Trang 33)

VII. Chuyển động trong trọng trường đều:  a g 1 Tốc độ của chất điểm trong trọng trường đều

1. Bức tranh vật lý tổng quát của thế giới vật chất Thế giới vật chất của chúng ta

1.1. Thế giới vật chất của chúng ta

Quan sát chung quanh một cách đại thể chúng ta thấy vật chất tồn tại dưới 2 dạng:

- Dạng trường: trường hấp dẫn, trường điện từ, sóng điện từ: tia gamma, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng, hồng ngoại, sóng vô tuyến.

- Các vật thể: các ngôi sao, Mặt trời, Trái đất, thực vật, động vật …

Các vật thể được tạo từ các nguyên tử.

Nguyên tử được cấu tạo từ 3 hạt cơ bản: proton (p), neutron (n) và electron ( e- ): Hạt electron (e-): Có khốilượng : me = 9,1.10-31 kg Có điện tích: Qe = - 1,6.10-19 C Hạt proton (p):Có khối lượng: mp = 1,672.10-27 kg Có điện tích: Qp = + 1,6.10 -19 C Hạt neutron (n):Có khối lượng: mn = 1,674.10-27kg Có điện tích: Qn = 0

Hạt neutron là hạt không bền. Khi ở trạng trái tự do hạt neutron tồn tại trong

khoảng thời gian  = 900 s ( được gọi là thời gian sống của hạt ) sẽ phân rã thành các hạt bền khác:

n  p + e- + e

Hạt e được gọi là phản hạt neutrino - electron, thường gọi là hạt neutrino.

Mặc dù trong tự nhiên hạt neutrino (e) tồn tại rất lớn . Chúng luôn luôn được

phát ra từ Mặt trời và các ngôi sao. Nhưng chúng rất hiếm khi tương tác với vật chất

chúng ta. Hạt neutrino (e) có thể đi qua tấm chì (Pb) có bề dày hàng ngàn km mà chuyển động của nó không mảy may chịu một ảnh hưởng nào. Ngay khi bạn đang đọc những

dòng này, thì hàng tỷ neutrino do Mặt trời phát ra đang xuyên qua cơ thể bạn và qua cả Trái đất.

1.2. Bốn loại tương tác cơ bản trong tự nhiên

Sự vận động (biến đổi) và cấu trúc của vật chất được chi phối bởi 4 loại tương tác cơ bản trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu Vật lý đại cương - Phần 1. Cơ nhiệt (Trang 33)