chƣơng trình truyền hình
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
3.2.1.1. Ban hành các quy định pháp luật cụ thể về hoạt động xã hội hóa truyền hình
Mỗi hoạt động kinh tế xã hội đều cần phải có các chính sách pháp luât quy định và điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Xã hội hóa truyền hình là hoạt động quan trọng, có liên quan tới nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân doanh nghiệp. Đặc biệt, truyền hình là loại hình báo chí quan trọng của báo chí Việt Nam. Báo chí theo pháp luật quy định là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Do vậy, hoạt động xã hội hóa truyền hình cũng rất cần được điều chỉnh bởi các chế tài cụ thể và phù hợp. Do vậy, ban hành qui định pháp luật cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm đối với các đơn vị tham gia thực hiện tác phẩm truyền hình và công tác xã hội hoá truyền hình là điều cần thiết.
Gần đây nhất, Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông số 19/2009/TT- BTTTT ngày 28 tháng 5 năm 2009 quy định về liên kết trong hoạt động sản xuất
70 chương trình phát thanh, truyền hình đã quy định khá chi tiết cụ thể một số vấn đề có liên quan. Tuy nhiên, các điều khoản quy định chỉ mang tính nguyên tắc, khi áp dụng vào thực tế luôn nảy sinh những vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, khi các tranh chấp trong quá trình liên kết xảy ra, các tiêu chuẩn tin cậy và được công nhận có thể đem ra đối chiếu như: chất lượng chương trình, tính chân thật, khách quan, hiệu quả truyền thông…thường gây ra những tranh cãi không đáng có. Do mỗi đơn vị có những lý lẽ khác nhau, nên khi các tranh chấp xảy ra, rất khó để có sự phân định rạch ròi. Hoặc, trường hợp các đơn vị liên kết với Đài gây ra những thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn về uy tín cho Đài, thì hầu như chưa có cơ chế xử phạt nào. Các chương trình truyền hình xã hội hóa được tổ chức thực hiện và phát sóng, nếu xin được tài trợ thì duy trì, không xin được tài trợ thì ngừng sản xuất và phát sóng. Chưa có đơn vị nào đánh giá thiệt hại mà chương trình đó gây ra. Ví dụ tiêu biểu là gần đây, có nhiều bộ phim truyền hình chất lượng thấp vẫn “lọt” lên sóng. Bị dư luận phản đối, nhà Đài ngay lập tức ngừng phát sóng mà không tuyên bố lý do, cũng không thấy những người liên quan tới việc duyệt và đưa chương trình lên sóng phải chịu trách nhiệm gì về các sự cố này. Những ví dụ tiêu biểu là chương trình “Sức sống mới” với việc phát sóng ca khúc được coi là “thảm họa âm nhạc”, chương trình “Con yêu của mẹ” lấy một ví dụ để dạy cho con con mèo nổi như thế nào bằng cách…trói mèo và thả xuống nước khiến cho dư luận rất bất bình, hoặc các phim vừa phát sóng được vài hôm đã bị ngưng như “Hãy cùng em điệu Sarikakeo”. Như vậy, việc hoàn thiện một hệ thống chính sách và chế tài cụ thể cho hoạt động xã hội hóa truyền hình là yếu tố vĩ mô then chốt. Khi hoàn thiện được các quy định này, các đơn vị liên quan có được cơ sở pháp lý rõ ràng để làm “kim chỉ nam” cho hoạt động của mình được thực hiện đúng tinh thần pháp luật.
71
3.2.1.2. Tăng cƣờng đầu tƣ cho xã hội hóa truyền hình
Các đơn vị ngoài Đài tham gia sản xuất chương trình truyền hình đã sẵn sàng đầu tư và đã đầu tư những khoản kinh phí rất lớn vào việc tham gia sản xuất chương trình truyền hình. Tuy nhiên, về phía các đơn vị quản lý và các Đài Truyền hình sự quan tâm đầu tư cho các chương trình này lại thực sự chưa thỏa đáng. Các chương trình truyền hình xã hội hóa được thả nổi để tự hoạt động. Hơn nữa lại diễn ra tình trạng phân tán. Mỗi Ban biên tập giữ quyền thực hiện một vài chương trình xã hội hóa. Tình trạng này cũng diễn ra ở Đài Truyền hình Việt Nam. Ngoài Ban Thư ký biên tập giữ nhiệm vụ duyệt chương trình, các Ban Biên tập khác, mỗi Ban thực hiện một vài chương trình như Khoa giáo; Thể thao giải trí- thông tin kinh tế (Hãy chọn giá đúng, Đầu trường 100…); Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự (“Thăng long ký sự”, “Người Hà nội”); Ban Truyền hình tiếng Dân tộc (“Sức khỏe của bạn”), Ban Truyền hình đối ngoại (“Cuộc đời vẫn đẹp sao”)…
Ở Đài đã đang diễn ra tình trạng phân hóa và phân tán nguồn lực của xã hội hóa truyền hình. Bởi vì không có một bộ phận quản lý chuyên nghiệp các chương trình xã hội hóa, cho nên phương thức tiến hành xã hội hóa truyền hình của mỗi chương trình rất khác nhau. Tình trạng này dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong cách làm việc của cả đài truyền hình và đơn vị tham gia xã hội hóa trong việc tổ chức và sản xuất chương trình. Do vậy, rất cần thiết có một sự đầu tư thỏa đáng về vốn và nhân lực của Đài truyền hình cho việc thành lập một cơ quan chuyên môn có trách nhiệm quản lý các chương trình truyền hình được xã hội hóa, sự tập trung nguồn lực và quản lý thống nhất sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Hơn nữa, một bộ phân chuyên quản lý các chương trình dạng này với nhân lực làm việc chuyên môn sẽ cho phép sớm phát hiện ra những tồn tại, khuyết điểm cả trong quá trình sản xuất và chất lượng nội dung, hình thức của chương trình…để nhanh chóng khắc phục. “Cần thống nhất cao trong ngành, trong các cơ quan quản lý là xã hội hoá không có nghĩa là rút lui trận địa, khoán trắng mà ngoài công tác tuyên truyền cần tập trung công sức vào đấy là chính'. Ngoài ra, còn phải đầu tư công sức vào việc tận dụng trí tuệ xã hội. Tăng vào lĩnh vực đặt hàng, tổ chức lực lượng bên ngoài, nghiệm thu,
72 đánh giá chất lượng. Chuyển mô hình tổ chức đài từ đại công trường sang cơ chế sản xuất hàm lượng tri thức cao hơn.” Đó là ý kiến của ông Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 năm 2006, nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố thống nhất và tăng cường đầu tư của toàn ngành và của xã hội vào hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình.
3.2.1.3. Đào tạo nâng cao nhận thức, năng lực nghiệp vụ của ngƣời tham gia xã hội hoá truyền hình
Ngày nay, khán giả truyền hình có điều kiện tiếp cận với rất nhiều kênh, rất nhiều chương trình truyền hình trong và ngoài nước. Dân trí của người dân cũng tăng dần, do vậy người xem có điều kiện và khả năng tiếp cận với các chương trình truyền hình chất lượng cao trong nước và quốc tế. Do vậy, người làm truyền hình phải được nâng cao trình độ nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ để bắt kịp với xu thế phát triển chung của truyền hình thế giới và trong nước.
Đối với đội ngũ biên tập viên không phải là cán bộ thuộc Đài truyền hình. Môi trường làm việc của họ thường thiếu chuyên nghiệp hơn hẳn những người làm việc tại một Đài truyền hình. Họ làm nhiều việc, có thể rất „đa-di-năng‟, nhưng việc phải cáng đáng công việc của nhiều người khiến cho sự chuyên nghiệp ở mỗi công việc bị giảm đi. Ngoài ra, các chương trình truyền hình xã hội hóa thường bị cạnh tranh rất gay gắt. Nếu người sản xuất chương trình không đủ trình độ chuyên môn nghệp vụ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt thì sẽ không đảm bảo tính cạnh tranh của chương trình. Chương trình truyền hình xã hội hóa muốn tiếp tục được sản xuất và phát sóng thì phải hay và đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của số đông công chúng. Do vậy, cần thiết phải có sự đầu tư cả về vật chất và chính sách cho việc nâng cao tính chuyên nghiệp của những người tham gia sản xuất chương trình truyền hình xã hội hóa.
Truyền hình Viê ̣t Nam có một đội ngũ cán bộ , phóng viên , biên tập viên được đào tạo ở nhiều chuyên môn khác n hau và một lực lượng lớn cộng tác viên
73 tham gia vào các chương trình truyền hình , đã ta ̣o nên sự phong phú hấp dẫn cho chương trình. Có thể nói truyền hình là môi trường rất tốt để con người có thể tự do sáng tạo , nhưng sự sáng tạo trong truyền hình nói riêng , trong báo chí nói chung phải tuân thủ theo những chuẩn mực nhất định , phải tuân theo nguyên tắc nghề nghiê ̣p báo chí . Nói như nhà báo -Tiến sĩ Ta ̣ Bích Loan (VTV) thì các quy chuẩn nghiê ̣p vụ như những ngọn đèn cháy sáng trên đường băng để máy bay hạ cánh đúng chỗ (27). Có thể thấy việc đa dạng hoá đối tượng dẫn chương trình trên truyền hình trung ương và truyền hình T p. Hồ Chí Minh hiê ̣n nay (như ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu ...) đã ta ̣o được sự thu hút đối với người xem . Nhưng tác phong , ngôn ngữ , kiến thức , kỹ năng dẫn chương trình của một số MC không phải là không có chuyện đáng bàn . Vấn đề đặt ra là cần phải đặc biê ̣t lưu ý vấn đề chuyên môn hóa đô ̣i ngũ cán bô ̣ (đào ta ̣o và đào ta ̣o la ̣i; có quy chuẩn chuyên môn khi tuyển nhân sự; xác định đúng chức danh và đúng sở trường trong bố trí cán bộ ; quan tâm bồi dưỡng nghiê ̣p vu ̣ báo chí ch o cán bô ̣ phóng viên , kể cả những cô ̣ng tác viên thường xuyên của đài …). Có như vậy mới ngăn chặn xu hướng “nghiê ̣p dư hoá truyền hình” do mă ̣t trái của quá trình xã hô ̣i hoá nguồn nhân lực mang la ̣i.
3.2.1.4. Quản lý hoạt động xã hội hóa truyền hình
Thời gian vừa qua các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, những người làm truyền hình chuyên nghiệp và các khán giả quan tâm được chứng kiến sự “lên sóng” và sự “ra đi” của không ít các chương trình truyền hình xã hội hóa. Các chương trình duy trì phát sóng được vài năm liên tục phần lớn đều là các chương trình sản xuất dưới dạng nhà đầu tư chỉ rót tiền cho Đài sản xuất, với nguồn nhân lực- vốn và thiết bị kỹ thuật đầy đủ và chuyên nghiệp, các chương trình này mới đảm bảo chất lượng và chiếm được cảm tình của khán giả, vì vậy mới có thể hoạt động được lâu dài. Ví dụ tiêu biểu là Show games của VTV3: “Chiếc nón kỳ diệu”, “Hãy chọn giá đúng”, “Chúng tôi là chiến sĩ”, “Ai là triệu phú”…).
Phần nhiều các chương trình truyền hình do các đơn vị ngoài Đài bỏ vốn tự đầu tư nhận lực và trang thiết bị để sản xuất khó có thể duy trì lâu. Ngoài lý do tiềm
74 lực tài chính không đủ mạnh, các đơn vị tư nhân còn gặp phải rất nhiều vấn đề về nhân lực, kỹ thuật để đảm bảo chất lượng chương trình. Khi chương trình không được người xem yêu thích, các đơn vị này rất khó để thu hút quảng cáo. Nếu không có quảng cáo, các đơn vị này hầu hết đều khó có đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục tái đầu tư sản xuất. Nhiều chương trình chỉ lên sóng được vài tháng hoặc một năm, không thu hút được nhiều quảng cáo, hết thời hạn hợp đồng là bị cắt sóng.
Đề cập tới vấn đề này, ông Đỗ Kim Cuông, nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: “Vấn đề xã hội hoá liên quan nhiều đến vấn đề tiền bạc trong con mắt mọi người nhưng với nhà quản lý vấn đề được nhìn nhận dưới góc độ khác. Thành phần tham gia xã hội hoá không chỉ các đơn vị nhà nước mà còn có rất nhiều đơn vị tư nhân. Đây là điều đáng mừng và phù hợp với xu hướng hội nhập trong thời gian tới. Vấn đề là nhận thức của từng đài và khả năng có thể làm việc này đến đâu. Như vậy, xu hướng xã hội hoá đã và đang được rất nhiều thành phần quan tâm. Vấn đề ở chỗ là chính bản thân các đài truyền hình. Nếu các đài làm được việc là cầm trịch một cách chủ động, đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý thì xã hội hoá trong truyền hình nhất định thành công”. (Bài phát biểu tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 năm 2006 tại thành phố Cần Thơ).
3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô
3.2.2.1. Chuyên môn hóa từng khâu sản xuất chƣơng trình
Việc chuyên môn hóa từng khâu sản xuất chương trình truyền hình đã diễn ra từ lâu ở các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình chuyên nghiệp như Đài truyền hình Việt Nam. Ở đó, các bước sản xuất chương trình được từng bộ phận riêng biệt thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có sự kết nối chặt chẽ giữa các khâu đoạn này. Với sáu kênh truyền hình quảng bá, mười lăm kênh truyền hình cáp và năm Trung tâm Truyền hình Việt Nam trên khắp cả nước, khối lượng công việc đủ lớn để tất cả các khâu đoạn này đủ việc làm cho hàng chục tới hàng trăm người lao động. Máy móc
75 thiết bị được đầu tư đầy đủ là một trong những điều kiện nữa để tính chuyên môn hóa và trình độ chuyên nghiệp của người lao động tăng lên.
Việc chuyên môn hóa tại các đơn vị ngoài đài tham gia sản xuất chương trình lại là một khó khăn. Nhiều công ty truyền thông tư nhân chỉ sản xuất một chương trình. Nếu đầu tư đầy đủ hệ thống trang thiết bị và nhân lực chuyên môn cho từng khâu đoạn thì sẽ không đảm bảo đủ việc làm cho người lao động. Hơn nữa, lợi nhuận của họ cũng bị giảm đi. Do vậy, các đơn vị truyền thông này phải hạn chế tới mức thấp nhất nhân công và chi phí cho trang thiết bị máy móc được đầu tư ra.
Tuy nhiên, không vì lý do trên mà các đơn vị tham gia sản xuất chương trình truyền hình có thể đặt ra ngoài mối quan tâm của mình việc chuyên nghiệp hóa các khâu đoạn sản xuất chương trình truyền hình. Chỉ có chuyên nghiệp hóa thì chất lượng chương trình mới có điều kiện được nâng cao. Nếu một cá nhân hay một vài cá nhân phải đảm nhận những nhiệm vụ của vài chục người (theo nguyên tắc tổ chức chuyên môn hóa) thì nguy cơ không đảm bảo chất lượng là rất cao. Do vậy, các đơn vị tham gia sản xuất chương trình truyền hình phải nghĩ tới và thực hiện một cách sáng tạo việc chuyên môn hóa này. Một trong những gợi ý là việc mỗi đơn vị truyền thông tư nhân sẽ đảm nhiệm một hay một vài khâu trong toàn bộ quy trình. Có thể là: đơn vị hoặc cá nhân A sáng tác kịch bản, đơn vị hoặc cá nhân B thực hiện tiền kỳ, đơn vị hoặc cá nhân C làm hậu kỳ...Trong mỗi công đoạn này lại có những công việc nhỏ hơn được chuyên môn hóa. Hoặc một cách khác là những hoạt động đặc thù như thiết kế đồ họa, viết kịch bản, dựng hình, hòa âm...cho chương trình được thực hiện bởi những đơn vị chuyên nghiệp. Nếu có cách tổ chức tốt, các đơn vị tư nhân tuy nhỏ, vẫn có thể tạo ra sự chuyên nghiệp cho một hay một số các khâu đoạn sản xuất chương trình truyền hình theo phương thức xã hội hóa.
3.2.2.2. Khắc phục những mặt hạn chế của các chƣơng trình truyền hình xã hội hóa
Tất cả các yếu tố trên nhằm phục vụ một mục đích cao nhất: nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả.
76 Các yếu tố về tâm lý, quản lý, chế tài, phương thức thực hiện...xã hội hóa truyền hình phải được tiến hành hợp lý và có hiệu quả. Hiện nay, chúng ta đã có rất nhiều chương trình truyền hình xã hội hóa. Thời gian thử nghiệm cũng đã đủ để đánh giá