truyền hình
Xã hội hóa truyền hình thực chất bắt nguồn từ bài toán kinh phí cho hoạt động sản xuất chương trình truyền hình. Sản xuất các chương trình truyền hình đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn, số lượng nhân lực đông. Xem xét hiệu quả của xã hội hóa truyền hình, một khía cạnh quan trọng cần phải được xem xét là hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất chương trình. Để đảm bảo chất lượng chương trình ở mức tương đương nhau, chương trình truyền hình được xã hội hóa tiết kiệm được những chi phí nào so với chương trình nhà đài tự bỏ tiền ra sản xuất.
Chương trình Năng lượng cho phát triển đất nước được PVN đầu tư tổng chi phí là 20 tỷ đồng (trong đó bao gồm chi phí „đặt‟ sóng, chi phí sản xuất chương trình và chi phí ăn ở đi lại cho đội ngũ sản xuất chương trình).
2.4.1. Về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất cho chƣơng trình truyền hình Đài truyền hình sản xuất
Định mức khoán cho một chương trình khung giờ 7-10 phút của Đài Truyền hình Việt Nam được tính như sau:
Bảng 2.6. Chi phí sản xuất quy định cho chương trình Điểm hẹn văn hóa ở Thời điểm tháng 6 năm 2006 (chỉ tính riêng chi phí nhân công và chi phí sản xuất chương trình) (Đơn vị: nghìn đồng)
STT Nội dung Số lƣợng Đơn giá Chi phí
1 Chi phí ban đầu cho Chƣơng trình (bao gồm: sáng tác nhạc cho bộ hình
hiệu, sáng tác, hòa âm, phối khí, nhạc hình hiệu, nhạc 6 tiểu mục cắt, nhạc nền (đã bao gồm bản quyền) 1 3000 3000 2 Tổ chức chuyên mục 2052 2.1. Biên tập chương trình 1.5 150 225 2.2 Biên tập quốc tế 1 150 150
48
2.4 Đạo diễn hình 0.075 160 12
2.5 Quay phim trường quay 0.225 130 29.25
2.6 Trợ lý biên tập 0.75 130 97.5
2.7 Trợ lý đạo diễn 0.075 130 9.75
2.8 Trợ lý trường quay 0.075 130 9.75
2.9 Khoán tin, sản xuất phóng sự 1347.5
2.10 Tổ chức sản xuất chuyên mục 1 160 160
3 Chi phí Sản xuất thƣờng xuyên 1100
3.1 Kịch bản 1 200 200 3.2 Dẫn chương trình 1 200 200 3.3 Đồ họa 1 100 100 3.4 Đọc 1 50 50 3.5 Chọn nhạc 1 50 50 3.6 Khách mời (nếu có) 1 200 200 3.7 Cố vấn, ký hợp đồng 3 triệu/tháng/người (2 cố vấn) 2 100 200 3.8 Tạp chí 1 100 100 4 Tổng 3150
Trên đây là bảng kê chi tiết quy định của Đài THVN thời điểm tháng 6 năm 2006 về tiền công trả cho tổ chức sản xuất và chi phí phục vụ sản xuất chương trình với chương trình khung giờ từ 7-10 phút/ số ví dụ như Điểm hẹn văn hóa. Nhìn vào con số này, chúng ta có thể thấy, lượng tiền công và chi phí sản xuất thường xuyên mà Đài Truyền hình trả cho nhóm sản xuất đối với mỗi chương trình trung bình khoảng 3.150.000 đồng/số. Ngoài chi trả các chi phí cố định này, Đài còn chi các khoản khác như: Định mức xăng xe cho mỗi km 25 lít xăng/100; chi phí công tác phí, chi phí lưu trú cho phóng viên theo quy định của Bộ Tài chính (Quy định về lưu trú tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ là 350 nghìn đồng/người/ngày; chi phí vé máy bay; chi phí thuê taxi; chi phí hao mòn đầu tư phương tiện vật chất kỹ thuật…
49 Để tổng hợp một con số chính xác cho mỗi chương trình như đối với chương trình truyền hình xã hội hóa là một khó khăn không nhỏ. Do các hạng mục đầu tư của Đài truyền hình không được tính toán riêng lẻ. Các chi phí như đầu tư mua sắm xe chuyên dụng, chi phí đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chuyên nghiệp…được tính chung vào chi phí hàng năm của cả Đài Truyền hình. Như vậy, nếu so sánh một chương trình riêng lẻ của Đài Truyền hình so với một chương trình riêng lẻ khác do các đơn vị liên kết ngoài Đài sản xuất sẽ dễ gây những hiểu lầm do cách nhìn phiến diện. Thêm vào đó, nếu Đài đảm nhiệm việc sản xuất các chương trình truyền hình hiện đang được xã hội hóa sẽ dẫn tới việc phải có nguồn nhân lực khổng lồ hơn so với hiện nay. Là một cơ quan nhà nước, với người lao động các chế độ đãi ngộ, các chế độ lương thưởng khác…chi phí để chi trả là rất lớn. Thêm vào đó, Đài cũng không thể tự quyết định việc mở rộng quy mô và tăng nhân lực. Trong khi áp lực về tăng kênh, tăng thời lượng và diện phủ sóng trước xu thế cạnh tranh ngày càng cao của thị trường truyền hình trong nước, khiến các Đài phải liên tục tăng số lượng chương trình. Như vậy, nảy sinh mẫu thuẫn giữa áp lực tăng kênh tăng thời lượng với quy mô và số lượng nhân lực được sử dụng. Một hệ quả tất yếu là chi phí cho hoạt động tăng lên. Và ở những chương trình không có tài trợ hoặc chương trình có tài trợ nhưng không thường xuyên như “Điểm hẹn Văn hóa”, rõ ràng Đài Truyền hình không thu được nhiều lợi nhuận. Thông thường các chườn trình dạng này, chi phí sản xuất chương trình là do Nhà nước đảm bảo.
Nghị định số 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ đã xác định. Nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh (phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim phóng sự, phim hoạt hình), không phân biệt vật liệu ghi hình, căn cứ vào chất lượng, thể loại được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng chi phí giá thành sản xuất được duyệt (đối với phim Nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ) hoặc giá bán sản phẩm điện ảnh.
50
Bảng 2.7. Cách tính nhuận bút ( Đơn vị : Giá thành sản xuất tác phẩm)
STT Các chức danh Bậc I Bậc II 1 Đạo diễn 2,7% 3,2% 2 Biên kịch 2,7% 3,2% 3 Quay phim 2,2% 2,5% 4 Người dựng phim 0,3% 0,4% 5 Nhạc sĩ 0,6% 0,7%
Ngoài chi phí trực tiếp chi trả cho nhân công bao gồm các chức danh như đã nói ở trên, Đài Truyền hình còn phải chi trả tiền khấu hao thiết bị sản xuất chương trình: Gồm có khấu hao xe ôtô, xăng xe, máy quay phim và các thiết bị phụ trợ, bàn dựng chương trình, phòng đọc và hòa âm. Tất cả các bộ phận trên đều có đội ngũ lao động chuyên môn hóa trực tiếp quản lý và sử dụng. Nhà nước cũng phải chi trả lương thưởng,các khoản chế độ khác của người lao động. Đồng thời, chi phí cho các bộ phận hoạt động gián tiếp như văn phòng, hành chính, tài chính- kế toán… cũng chưa được tính vào chi phí sản xuất chương trình. Không thể coi đây là chi phí đắt đỏ mà cắt bỏ, nhiệm vụ chính trị của Đài truyền hình phải đảm nhận quyết định việc phải thực hiện sử dụng các chi phí như trên. Rất khó để ước lượng một con số chính xác về tổng chi phí cho việc thực hiện một bản tin thời lượng 5 phút của VTV. Con số này, có thể được tiết kiệm một phần nhờ việc xã hội hóa sản xuất chương trình. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích các chi phí được Đài Truyền hình chi trả cho đơn vị tham gia xã hội hóa chương trình để thấy rõ được: nếu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đài Truyền hình, đảm bảo trách nhiệm xã hội của Đài- của chương trình và đội ngũ người làm truyền hình, đảm bảo chất lượng chương trình; các đơn vị tham gia xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình có thể tiết kiệm được những chi phí như thế nào?
51
Chi phí sản xuất cho chƣơng trình truyền hình xã hội hóa
Các công ty tham gia xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình thường lựa chọn phương án sáng tạo hoặc mua format của chương trình, tìm kiếm tài trợ và đặt sóng trên các kênh sóng của Đài Truyền hình. Đài Truyền hình tiếp nhận tài trợ của các nhà tài trợ, duyệt format và mua lại, sau đó thuê chính công ty đã bán format sản xuất các chương trình định kỳ theo format. Chương trình Bản tin “Năng lượng cho phát triển đất nước” cũng được sản xuất với phương thức này. Công ty TNHH Nghệ thuật Đại dương là đơn vị được thuê khoán sản xuất chương trình này bao gồm cả chi phí máy móc; thiết bị kỹ thuật; thuê phóng viên, biên tập; viết và đọc lời bình; quay phim; dựng hình…
Các chương trình được sản xuất trong tháng 7 năm 2010 của Bản tin “Năng lượng cho Phát triển đất nước” được trả chi phí như sau:
Bảng 2.8. Tổng hợp chi phí tiền công Bản tin Năng lượng cho Phát triển đất nước trên VTV1 (Đơn vị: nghìn đồng)
STT Ngày Số tiền Ngày Số tiền
1 15/07/2011 8.000 26/07/2011 11.500 2 19/07/2011 8.000 27/07/2011 9.500 3 20/07/2011 8.000 28/07/2011 9.500 4 21/07/2011 8.000 29/07/2011 9.500 5 22/07/2011 10.000 30/07/2011 9.500 6 23/07/2011 11.500 7 Tổng: 103.000
52 Trong đó chi phí cho nhân lực bao gồm các chức danh với giá thành nhân công như sau:
Bảng 2.9. Chi chức danh sản xuất chương trình (Đơn vị: nghìn đồng/sản phẩm)
STT Chức danh Giá thành
1 Đạo diễn 2.000
2 Biên tập Phóng sự 2.000
3 Biên tập Tin trong nước 500
4 Biên tập Tin quốc tế 500
5 Quay phim Phóng sự 2.000
6 Quay phim Tin trong nước 500
Đây là chi phí do Đài Truyền hình trả cho đơn vị sản xuất bên ngoài thông qua Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình. Các chi phí này được thể hiện trên sổ sách không bao gồm chi phí thuê máy móc, nhân công, chi phí thực hiện biên dịch tin quốc tế. Tuy nhiên, với tổng lượng chi phí như vừa được đề cập ở bảng 3.2, đơn vị tham gia xã hội hóa sản xuất chương trình phải sử dụng cho tất cả các hạng mục chi như chi phí ban đầu(thiết kế và thi công, sáng tác nhạc cho bộ hình hiệu, nhạc tiểu mục, nhạc cắt, nhạc nền, kỹ thuật, nhân công, công tác phí, chi phí sản xuất (bao gồm công tác phí,chi phí đi lại ăn ở cho nhân công biên tập). Như vậy, xét trên bình diện kinh tế, xã hội hóa truyền hình đã giảm được một lượng chi phí đáng kể đầu tư sản xuất một chương trình truyền hình. Có được điều này là do, doanh nghiệp chịu sức ép cạnh tranh gay gắt và họ buộc phải tính toán sử dụng hợp lý các nguồn lực mà họ có, thông qua:
Sử dụng hợp lý máy móc thiết bị:
Về máy móc thiết bị,các Đài truyền hình đòi hỏi đầu tư cao và hệ thống chuyên nghiệp hơn nhiều so với các công ty tư nhân. Các máy móc thiết bị ở các đơn vị tư nhân có thể được mua với chi phí thấp hơn nhiều lần mà vẫn đảm bảo được tiêu chí
53 kỹ thuật của hình ảnh: hệ kỹ thuật, chất lượng hình ảnh… Đơn cử như với máy quay phim: Đài Truyền hình sử dụng phần lớn là máy Betacam SP của hãng Hitachi với giá trị lên tới 70.000 USD (tương đương 1.5 tỷ đồng Việt Nam), trong khi ở các đơn vị truyền thông tư nhân ngày nay, một máy quay DVCam Sony HVR-Z7 High Definition DV Camcorder trị giá khoảng 4.600 USD (gần 100 triệu đồng) đã có thể sử dụng cho chất lượng hình ảnh đủ tiêu chuẩn phát sóng. Tương tự như vậy với việc sử dụng xe ôtô, định mức xăng xe và việc mua sắm, sử dụng các thiết bị kỹ thuật khác. Tiêu chí của các công ty tham gia sản xuất chương trình truyền hình là: đảm bảo chất lượng kỹ thuật để phát sóng với chi phí thấp nhất có thể.
Bố trí nhân công hợp lý
Trong phần nhân lực, luận văn đã đề cập kỹ hơn tới vấn đề này. Cốt lõi của vấn đề là việc ở các đơn vị tham gia sản xuất chương trình truyền hình, người lao động được thuê để đảm nhận nhiều vị trí công việc: phóng viên kiêm biên tập viên, chủ nhiệm chương trình kiêm phóng viên, kỹ thuật dựng hình kiêm kỹ thuật viên âm thanh, biên tập viên có thể làm công việc của kỹ thuật…Do không có sự chuyên môn hóa cao, giá thành thuê nhân công hợp lý, số người tham gia sản xuất giảm đi… là những yếu tố quan trọng để tiết giảm chi phí trong sản xuất chương trình. Đơn vị tư nhân chịu nhiều sức ép đến từ vấn đề kinh tế và yếu tố cạnh tranh, họ buộc phải đặt mục tiêu: sản xuất chương trình ở mức độ chất lượng cao nhất có thể với một giá thành rẻ nhất có thể.
Cắt giảm chi phí sản xuất ở mức tối đa có thể
Một phần lớn trong chi phí sản xuất của truyền hình là chi phí đi lại ăn ở cho ekip thực hiện chương trình. Với các địa bàn gần, chi phí sản xuất cũng đã là gánh nặng của các đơn vị tư nhân. Các địa bàn xa Hà Nội như các tình khu vực miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, các tỉnh khu vực phía Nam…thường gây ra những khó khăn cho các đơn vị này. Nếu địa bàn tác nghiệp ở vị trí gần, các đơn vị tư nhân tham gia xã hội hóa truyền hình có thể sử dụng các phương tiện giao thông với giá thành rẻ hơn. Nếu Đài Truyền hình có đội xe chuyên dụng, định mức xăng xe là 25 lít/100 km, thì cùng với tuyến đường đó, đơn vị truyền thông tư nhân chỉ sử dụng xe
54 dịch vụ hoặc xe taxi với lượng nhiên liệu tổn hao là 7-8 lít/100km. Những chi phí này được sử dụng hợp lý cũng giúp tiết kiệm và cắt giảm đáng kể chi phí cho các đơn vị tư nhân. Chi phí giảm quyết định đến lợi nhuận tăng lên.
Tận dụng thêm các nguồn lực khác
Có rất nhiều hợp đồng quảng cáo được ký với các đơn vị, doanh nghiệp,tổ chức để tăng lợi nhuận cho chương trình. Các đơn vị được chọn làm đề tài cho chương trình cũng thường chi những khoản kinh phí nhất định để hỗ trợ cho nhóm ekip hoạt động. Khoản kinh phí này thường được trích ra từ chi phí quảng bá, quảng cáo, PR thường niên của mỗi đơn vị. Không thể phủ nhận, việc này gây ra những tác động nhất định tới chất lượng chương trình. Rất nhiều trường hợp người sản xuất chương trình sẽ ưu tiên nhiều hơn, phát sóng sớm hơn, thời lượng dài hơn, thông tin tích cực hơn, hình ảnh trực tiếp hơn…về đơn vị có hỗ trợ. Ở một khía cạnh nào đó, đây được coi là hoạt động “quảng cáo trá hình”. Nó gây ảnh hưởng tới chất lượng và tính khách quan của thông tin. Tuy nhiên, đây lại là nguồn thu nhập đáng kể của các đơn vị sản xất chương trình. Điều này đang gây ra những tác động tiêu cực như một mặt trái của quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình. Cũng có thể nói, gây ra các tác động tới tính công bằng trong quyền thông tin và được thông tin. Nếu không phân định rõ ràng và ham lợi nhuận, công ty truyền thông có thể tạo ra sự bất bình đẳng thông tin với các đơn vị khác cũng là nguồn đề tài tiềm năng của chương trình, những đơn vị không cung cấp tiền cho người làm chương trình.
Chiếu theo chi phí bình quân một tháng cho sản xuất chương trình khoảng hơn 100 triệu đồng (bảng 2.6). Mỗi năm Đài Truyền hình trả cho đơn vị xã hội hóa sản xuất chương trình chi phí sản xuất khoảng 2,6 tỷ đồng. Trừ các chi phí trích hoa hồng cho người môi giới tài trợ, chi phí quản lý chương trình (người chịu trách nhiệm duyệt, phát sóng, quản lý sản xuất), riêng chương trình Năng lượng Phát triển cho Đất nước thu về cho Đài trên dưới 15 tỷ đồng. Như vậy, hiệu quả kinh tế do chương trình truyền hình xã hội hóa là rõ ràng. Tất nhiên, không phải tất cả các chương trình truyền hình đều có thể vận dụng phương thức sản xuất này. Các chương trình chính luận, thời sự chính trị phải do Đài Truyền hình tự sản xuất bằng
55 ngân sách được Nhà nước cấp. Các chương trình dạng giải trí, thông tin kinh tế, giáo dục, khoa học thường thức…phù hợp với hình thức sản xuất chương trình này trong bối cảnh ở Việt Nam chưa chấp nhận sự tồn tại của Báo chí tư nhân. Và một điều cần nhấn mạnh, lợi ích kinh tế của xã hội hóa truyền hình không chỉ đơn thuần