Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Giai đoạn 2005-2010:
Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 33.05% năm 2005 xuống còn 28,47%; tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 30.35% lên 33,44%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,60% lên 38.09% năm 2010.
Giai đoạn 2011-2013:
Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 28.47% năm 2010 xuống còn 26.64% năm 2012; tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 30.35% lên 33,44%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 38.09% năm 2010 lên 41.41% năm 2012.
Xét về mức độ đóng góp cho tăng trƣởng GDP, trong thời kỳ 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp nhiều nhất 47,3%, tiếp đó là khu vực dịch vụ đóng góp 39,5%, khu vực nông - lâm - ngƣ (13,2%). Nhƣ vậy, mức đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng lên rất nhanh (1,64 lần) trong khi mức đóng góp của khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm rất nhanh (1,84 lần).
hƣớng công nghiệp.
Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo định hƣớng phát triển các thành phần kinh tế với sự tăng trƣởng nhanh và gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc, nhất là trong các lĩnh vực thƣơng mại, du lịch, khách sạn - nhà hàng, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là khu vực kinh tế tập thể phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, quy mô hoạt động của các loại hình kinh tế tƣ nhân còn nhỏ bé, manh mún, đơn giản, vốn và lao động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nƣớc, hiệu quả kinh doanh chƣa cao. Khu vực kinh tế nhà nƣớc (bao gồm các doanh nghiệp do Trung ƣơng quản lý) giảm về tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn tỉnh từ 35,5% năm 2005 còn 33,3% năm 2012. Khu vực có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) cũng có đóng góp cho GDP tỉnh và xuất khẩu nhƣng tỷ trọng còn rất nhỏ và mới chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp. Năm 2012 khu vực này đóng góp 1,12% cho GDP tỉnh.
Bảng 2.1: Cơ cấu tổng sản phẩm tính theo thành phần kinh tế
Đơn vị : %, giá hiện hành
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - Khu vực kinh tế nhà nƣớc 33,96 35,51 32,02 33,20 33,30 - Ngoài nhà nƣớc 65,36 62,88 66,88 55,82 65,58 + Khu vực Tập thể 22,75 10,93 0,61 0,58 0,58
+ Khu vực tư nhân 42,65 51,95 14,87 17,52 17,52
+ Cá thể 41,62 41,89 51,40 47,72 47,48
- Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
0,68 1,61 1,10 0,98 1,12
Nguồn: Niên giám Thống kê - Cục Thống kê Nghệ An năm 2012 ( xuất bản tháng 6 năm 2013).
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Khu vực đồng bằng, ven biển (gồm 10 huyện, thành, thị) là khu vực đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh, tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã tăng từ 67,44% năm 2005 lên 69,60% năm 2010 và 71,26% năm 2013. Các hoạt động kinh tế phát triển mạnh ở khu vực này. Lao động cũng tập trung nhiều nhất ở đây.
Khu vực miền núi (gồm 11 huyện, thị) tăng trƣởng khá hơn do khai thác tốt hơn các tiềm năng sẵn có. Kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với chế biến có nhiều tiến
bộ, hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng phát triển mạnh.
Khu vực đô thị: Quy mô đô thị ngày càng mở rộng, chất lƣợng đô thị ngày càng đƣợc nâng cao. Đây là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng đƣợc hoàn thiện. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.
Khu vực nông thôn: Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hƣớng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số vùng sản xuất cây, con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đƣợc hình thành và phát triển. Các hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn đƣợc thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tƣới tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, cung ứng vật tƣ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ... phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn nhƣ mô hình kinh tế trang trại trong trồng trọt và chăn nuôi, mô hình nông – lâm kết hợp, mô hình kinh tế vƣờn rừng, vƣờn đồi. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn đƣợc cải thiện đáng kể trong những năm qua.
Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy hoạch đề ra (về cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và lãnh thổ) diễn ra đúng hƣớng và phù hợp với mục tiêu phát triển và tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhƣng tốc độ chuyển dịch chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và chƣa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực chƣa mạnh. Nhiều ngành dịch vụ (nhất là thƣơng mại, vận tải, du lịch) chƣa phát triển đúng với tiềm năng và cơ hội sẵn có, nguyên nhân chủ yếu là do chƣa có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển (vốn, cơ sở hạ tầng, tổ chức kinh doanh, cơ chế chính sách, thị trƣờng...). Nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên, nhất là du lịch biển, chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác hợp lý do thiếu vốn, làm hạn chế đáng kể mức độ đóng góp của ngành cho tỉnh về GDP và tạo việc làm. Tuy tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng khá (từ 65,59% năm 2005 lên 71,54% năm 2010) nhƣng chủ yếu do tăng tỷ trọng GTGT của ngành dịch vụ. Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn trong những năm gần đây diễn ra nhanh hơn nhƣng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến chƣa đƣợc khai thác. Tỷ trọng GTSX trồng trọt trong tổng GTSX nông nghiệp thuần còn cao. Dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.