Duy trì và phát triển nhân lực không đơn giản chỉ là việc rèn luyên sức khỏe, cơ bắp mà quan trọng hơn là đào tạo rèn luyện năng lực trí tuệ cho ngƣời lao động để tạo ra năng suất lao động ngày một cao. Trí lực con ngƣời không phải là cái bẩm sinh, “nhất thành bất biến” mà phải đƣợc đào tạo, rèn luyện thƣờng xuyên, liên tục ngay từ khi còn ở tuổi mẫu giáo. Nhật Bản là nƣớc đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực “ từ xa” thông qua quá trình giáo dục từ tiền phổ thông cho đến khi thạo nghề làm ra sản phẩm xã hội. Ở Nhật Bản, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tuy đƣợc miễn phí nhƣng là bắt buộc; ngay từ khi bƣớc chân vào trƣờng tiểu học, học sinh đã đƣợc rèn luyện thói quen kỹ thuật, tinh thần hợp tác trong sinh hoạt cũng nhƣ trong lao động. Năm 1972, Nhật Bản thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc với khẩu hiệu “ Văn minh và khai hóa; làm giàu và bảo vệ đất nƣớc; học tập văn minh và kỹ thuật Âu-Mỹ; bảo vệ truyền thống văn hóa và đạo đức Nhật Bản”. Sự phát triển bền vững trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản đã có ảnh hƣởng quan trọng đến quá trình hình thành một nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Sự cần cù, lòng kiên trì, bền bỉ, kỷ luật lao động nghiêm, trung thành, tận tụy với công việc và gắn bó mật thiết với tổ chức mà họ đang làm việc kết hợp với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng đƣợc nâng lên không ngừng là truyền thống quý báu đối với nhiều thế hệ ngƣời Nhật Bản. Đặc biệt từ những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã bắt đầu triển khai một số chƣơng trình cơ cấu lại nền kinh tế với mục tiêu hình thành và phát triển một hệ thống mạng lƣới các tâm điểm kinh tế với trọng tâm là các khu công nghiệp trí tuệ. Công nghiệp thông tin, mà đặc biệt là công nghiệp phần mềm đƣợc coi nhƣ là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế. Công nghệ phần mềm của Nhật Bản hiện nay đứng vị trí thứ hai trên thế giới với tổng doanh thu năm 1995 (không kể dịch vụ phần mềm) lên đến 35 tỷ USD, chiếm 20% ngành công nghiệp phần mềm thế giới.
Qua những kinh nghiệm của các nƣớc về phát triển nguồn nhân lực có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Coi trọng giáo dục phổ thông theo hƣớng chuấn bị các kiến thức cơ sở để học sinh có thể bƣớc vào học một nghề nhất định khi không có đủ trình độ, điều kiện hoặc không muốn học tiếp lên đại học(chứ không chỉ hƣớng vào chuấn bị kiến thức để thi đại học). Đồng thời chú trọng giáo dục đồng bộ “ đức, trí, thể, mỹ ” để học sinh có thể trở thành những ngƣời lao động có kiến thức, kỹ năng, có sức khỏe và đạo đức lao động tốt trong tƣơng lai. Có chính sách phân luồng học sinh từ sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
- Coi trọng giáo dục dạy nghề theo hƣớng mở rộng quy mô, cơ cấu, loại hình đào tạo và nâng cao chất lƣợng của cơ sở dạy nghề để có thể thu hút đƣợc các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học.
- Nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học để có thể cung cấp cho đất nƣớc những cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh thực sự có trình độ và kỹ năng tƣơng xứng với bằng cấp. Từ kinh nghiệm nêu trên cho thấy vấn đề mấu chốt để có thể tiếp thu đƣợc khoa học, công nghệ hiện đại và các phƣơng pháp kinh nghiệm quản lý tiên tiến và để có đƣợc những chuyên gia giỏi, đầu ngành đối với nƣớc ta bây giờ là nâng cao chất lƣợng chứ chƣa phải là mở rộng quy mô đào tạo.
- Nhanh chóng thực hiện quá trình xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo để huy động đƣợc mọi nguồn lực của các tổ chức và nhân dân đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên cũng cần có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nƣớc trong các lĩnh vực đào tạo và phát triển công tác nghiên cứu khoa học cũng nhƣ dựa vào sự hợp tác quốc tế rộng rãi trong khuôn khổ viện trợ đa phƣơng, song phƣơng nhƣ kinh nghiệm của Thái Lan và Malaixia.
- Áp dụng kinh nghiệm của Ấn Độ sao cho phù hợp với thực trạng nƣớc ta trong việc phát triển các loại hình doanh nghiệp ở nông thôn để thu hút lực lƣợng lao động tại chỗ, nhằm đấy nhanh quá trình chuyen dịch cơ cấu lao động và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Có cơ chế và chính sách thích hợp để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo nghề và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật.
- Học tập, vận dụng kinh nghiệm của các nƣớc phù hợp với Việt Nam trong việc đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ công nghệ thông tin nhằm làm biến đổi mọi mặt của đời sống con ngƣời và phát triển xã hội nƣớc ta theo hƣớng xã hội chủ nghĩa dựa trên kinh tế tri thức. trong thế kỷ XXI.
1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Các nhân tố ảnh hƣởng đến NNL cho CNH, HĐH của đất nƣớc đồng thời cũng là các nhân tố ảnh hƣởng đến NNL cho CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An, Tuy nhiên tuỳ đặc điểm tình hình của từng địa phƣơng mà các nhân tố có những ảnh hƣởng đối với NNL của từng tỉnh, cụ thể đối với tỉnh Nghệ An, bao gồm những nhân tố chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất: Trình độ phát triển của nền kinh tế là nhân tố ảnh hưởng đến cả chất lượng và số lượng của NNL.
Sự phát triển kinh tế và vấn đề phát triển NNL có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo điều kiện và làm tiền đề cho nhau cùng phát triển. Đây vừa là yêu cầu mà cũng vừa là mục tiêu của CNH, HĐH ở nƣớc ta. Bởi vì khi trình độ phát triển cao về kinh tế, tức GDP/ ngƣời và đời sống của nhân dân ổn định ở mức cao sẽ có điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lƣợng NNL. Kinh tế phát triển, thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại và nó đòi hỏi chất lƣợng NNL phải phù hợp với trình độ của thiết bị, công nghệ đó. Hơn nữa sự phát triển kinh tế của một đất nƣớc cho phép con ngƣời có điều kiện nâng cao trí lực, thể lực và tinh thần. Nhà nƣớc mới có điều kiện để xây dựng và phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và thực hiện các chính sách xã hội.
- Nghệ An có nền kinh tế vẫn đang ở trình độ thấp; là tỉnh đất rộng (83% diện tích miền núi), ngƣời đông, nhiều dân tộc, có đƣờng biên giới dài (419 km), địa hình phức tạp, xa cực tăng trƣởng của cả nƣớc; hạ tầng còn yếu kém so với yêu cầu phát triển; cơ cấu kinh tế chƣa hợp lý; nguồn thu ngân sách hàng năm còn thấp; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn còn hạn chế; chất lƣợng nguồn nhân lực và công nghệ thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân trong giai đoạn 2006-2013 đạt 9,7%. GDP 2013 bình quân đạt 14,16 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng gần 3 lần so với 2006. Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực nhƣng còn chậm. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 34,41% năm 2006 xuống còn 28,46% năm 2013; tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 29,30% lên 33,46%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 38,08% năm 2013.
Tình hình kinh tế khó khăn trên là nhân tố tác động và hạn chế đến sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Nghệ An, làm cho chất lƣợng NNL chƣa cao so với yêu cầu
của CNH, HĐH.
- Thứ hai: Trình độ phát triển giáo dục và đào tạo cố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng NNL.
Theo Các Mác thì, “...Từ chế độ công xƣởng đã nảy nở ra mầm mống của nền giáo dục tƣơng lai, nó sẽ kết hợp lao động sản xuất với giáo dục và thể dục đối với tất cả trẻ em trên một lứa tuổi nào đấy, coi đó không phải chỉ là một phƣơng pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mà còn là phƣơng pháp duy nhất để sản xuất ra những con ngƣòi toàn diện” [14, tr.318].
Ngày nay, tiến bộ khoa học, công nghệ đã trở thành yếu tố trực tiếp của lực lƣợng sản xuất, quyết định cho sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mà trong đó chất lƣợng của NNL lại chủ yếu là kết quả của giáo dục và đào tạo. Jacques Hallak (nhà kinh tế học giáo dục ở Viện Kế hoạch Giáo dục Quốc tế) cho rằng, trong sự phát triển nguồn nhân lực có 5 yếu tố tác động phụ thuộc lẫn nhau: Giáo dục, sức khoẻ và dinh dƣỡng, môi trƣờng, việc làm, tự do chính trị và kinh tế, trong đó giáo dục là nhân tố cơ bản đối với các nhân tố khác.
Trong những năm gần đây các nƣớc trên thế giới, đều tăng nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nhanh NNL. Một nền giáo dục hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ cung cấp cho nền kinh tế quốc dân một đội ngũ các nhà khoa học, những lao động có kiến thức, và kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, đó là tài sản quý giá để thực hiện CNH, HĐH.
Đối với mỗi cá nhân, giáo dục là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách thế giới quan khoa học với tình cảm, đạo đức theo quan điểm nhân văn trong sáng. Giáo dục là quá trình tích tụ nguồn vốn của con ngƣời, nhằm chuẩn bị và cung ứng nhân lực cho sự phát triển của đất nƣớc. Giáo dục phổ thông là nền tảng, cơ sở tạo ra "nguyên liệu" cho giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề trực tiếp tạo ra sản phẩm NNL mới với các tiêu chuẩn đáp ứng cho yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
Đảng ta coi đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển, đầu tƣ trực tiếp vào NNL. Chính vì vậy Đảng ta đã quan tâm xây dựng và phát triển giáo dục đào tạo, đặt vị trí giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”. Luật Giáo dục năm 2005 viết: "Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển "[16, Điều 13].
tổng vốn đầu tƣ; vào cấp II là 17%; vào đại học và cao đẳng 14%; trong khi đó đầu tƣ vào các ngành sản xuất vật chất thu hồi có 13% tổng vốn đầu tƣ.
Ở nƣớc ta, theo Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 3 năm 2013 của Tổng cục thống kê (tính đến thời điểm 01 tháng 10 năm 2013), Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là: 53.855.900 ngƣời, số ngƣời không có trình độ CMKT là 43.956.700, số ngƣời đƣợc dạy nghề là: 2.831.100 ngƣời, số tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp là: 1.981.700 ngƣời, số tốt nghiệp cao đẳng là 1.135.700, số ngƣời tốt nghiệp đại học trở lên là 3.848.400 ngƣời, số không xác định là 102.300 ngƣời. Nếu so sánh với các nƣớc trong khu vực thì số lao động đƣợc đào tạo chính quy còn rất thấp. Trong khi số sinh đại học, cao đẳng tính trên 10.000 dân của Việt Nam trong năm học 2011-2012 là 2.478.000 ngƣời, đạt tỷ lệ 280 sinh viên/vạn dân tăng 14.6% so với năm học 2010- 2011 (Nguồn: Thông cáo báo chí về số liệu thống kê KT- XH quý 1 năm 2012- Tổng cục thống kê). Trong khi đó của Thái Lan là 2.166 ngƣời, Malaysia là 844 ngƣời và Trung Quốc là 377 ngƣời [25, tr.42-43]. Mặt khác cơ cấu đào tạo của lực lƣợng lao động còn nhiều bất hợp lý: Số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với nhu cầu. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến việc tăng cơ hội việc làm, mà còn là yếu tố hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế và nâng cao chất lƣợng tăng tƣởng kinh tế. Với cơ cấu trình độ đào tạo nhƣ hiện nay thì việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là rất khó khăn. Nhóm lao động khoa học và công nghệ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu triển khai công nghệ mới theo những mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Với sự thiếu hụt cả về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ lao động trí thức đang thực sự là một rào cản lớn cho việc nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế trong thời gian tới.
Chất lƣợng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng của hệ thống giáo dục - đào tạo. Chất lƣợng giáo dục - đào tạo của cả hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, vẫn là một vấn đề gay cấn nhất, chất lƣợng đào tạo đại trà chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của CNH, HĐH, thấp và thua so với trong khu vực và quốc tế.
So với các nƣớc khác trong khu vực, chất lƣợng giáo dục - đào tạo của nƣớc ta còn rất thấp. Cụ thể nhƣ sau: Chất lƣợng nguồn nhân lực của nƣớc ta, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới đứng thứ 11 trong 12 nƣớc châu Á đƣợc đƣa ra xếp hạng: chỉ đạt 3,79/10 điểm:
Bảng1.1 : Chất lƣợng NNL của Việt Nam so với các nƣớc khác
Nguồn: Báo VNN ngày 2/10/2003
Do vậy cần phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp và đại học mới đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng trong thời gian tới. Báo cáo chính tri tại Đại hội X của Đảng ta đã chỉ rõ: "Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao...nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc, vùng miền..." [7, tr.96-97].
Chi cho giáo dục bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam hiện nay vào loại thấp nhất trong khu vực. Việc cải cách hệ thống đào tạo đƣợc xem nhƣ một khâu nền tảng của một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, đã không đƣợc triển khai một cách hiệu quả. Thậm chí, công việc này đƣợc tiến hành một cách thiển cận, mang tính chắp vá và cải lƣơng. Việc cải cách giáo dục không dựa trên sự hiểu biết về thòi đại và các đòi hỏi phát triển của thời đại đặt ra cho con ngƣời, không xuất phát từ một tầm nhìn dài hạn nên không có ý tƣởng đúng và rõ ràng. Sự chậm trễ của quá trình cải cách thực sự sẽ gây ra những tổn thất lớn, đƣợc đo bằng sự tụt hậu của đất nƣớc theo đơn vị là từng thế hệ chứ không phải là số chi phí mà Nhà nƣớc bỏ ra hiện tại, dù đây là con số rất lớn.
Nói tóm lại, việc chuẩn bị nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng các đòi hỏi hƣớng tới chất lƣợng và trình độ công nghệ cao của giai đoạn tới chƣa đƣợc cải thiện.
STT Tên nƣớc Chỉ số tổng hợp chất
lƣợng NNL (Điểm)
Sự thành thạo về tiếng Anh (Điểm)
Sự thành thạo về công nghệ cao (Điểm)
1 Hàn Quốc 6,91 4,0 7,00 2 Singgapore 6,81 8,33 7,83 3 Nhật Bản 6,50 3,50 7,50 4 Đài Loan 6,04 3,86 7,62 5 Ấn Độ 5,76 6,62 6,75 6 Trung Quốc 5,73 3,62 4,37 7 Malaysia 4,53 4,00 5,50 8 Hồng Công 5,20 4,50 5,43 9 Philípine 4,53 5,40 5,00 10 Thái Lan 6,04 2,82 3,27 11 Việt Nam 3,79 2,62 2,50 12 Inđônêsia 3,74 3,00
Với tình trạng nhƣ hiện nay, chắc chắn trong thời gian tới, sẽ chƣa có một chuyển biến và cải thiện đáng kể nào về cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực của nƣớc ta.