1. 2 Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chủ chính của công ty
3.4. Thiết kế giao diện
3.4.1. Nguyên tắc thiết kế
a. Mục tiêu
- Giao diện phù hợp với nhiệm vụ - Giao diện phải hiệu quả
- Cung cấp phản hồi của hệ thống đúng lúc cần (v í dụ thanh tiến độ (progress bar), thông báo yêu cầu chờ khi hệ thống đang thực hiện các xử lý mất nhiều thời gian …)
- Tăng năng suất làm việc của người sử dụng
- Phát sinh các câu hỏi khi cần thiết , không lạm dụng b. Nguyên tắc
- Kết xuất - Nhập
- Giao diện tương tác Kết xuất
- Đáp ứng được mục tiêu nghiệp vụ - Phù hợp với người sử dụng
- Số lượng vừa đủ
- Trình bày dữ liệu đúng vị trí
- Cần lưu ý kích thước khác nhau về không gian hiển thị giữa báo biểu in ra giấy và
báo biểu xuất ra màn hình. Mẫu nhập
- Dễ hiểu
•Mục đích nhập tường minh.
•Thứ tự nhập trực quan
•“Look and feel” : những gì người sử dụng nhìn thấy trên giao diện khớp với với thực tế lưu trữ bên trong, để người sử dụng yên tâm về những gì mình làm.
- Dễ làm việc
•Có những lựa chọn cho người sử dụng tùy trình độ (gợi ý và hỗ trợ cho người sử dụng mới, có cách làm tắt, nhanh cho NSD có kinh nghiệm)
•Dễ nhớ (Đặt tên các điều khiển hợp lý và gợi nhớ) - Có tính thẩm mỹ
- Phương tiện : Môi trường triển khai ứng dụng (web, window form,…) cũng đòi hỏi những nguyên tắc khác nhau do có sự khác nhau về tốc độ xử lý.
Giao diện tương tác Nguyên tắc
- Bản vẽ - Nội dung - Thẩm mỹ
- Kinh nghiệm của người sử dụng - Tính nhất quán
- Cố gắng của người sử dụng
•Bản vẽ
- Di chuyển
•Di chuyển trong hệ thống (menu,…) : ở phần tr ên cùng của màn hình
•Di chuyển ở mức trang web : phần không gian ở trên, ngay bên dưới phần di chuyển hệ thống
•Di chuyển ở mức phân hệ : cột bên tay trái - Tình trạng : phần ở dưới cùng của màn hình - Không gian làm việc : phần còn lại
Chú ý :
- Màn hình phải có tên
- Thực đơn : tên thực đơn phải khớp với quy trình nghiệp vụ - Người sử dụng phải biết được mình đang ở đâu
- Người sử dụng biết được bằng cách nào đến được màn hình hiện tại - Biết được rõ ràng nội dung thông tin trên từng không gian con. - Thường có thông tin ngày làm việc, phiên bản của ứng dụng
•Tính thẩm mỹ :
- Người sử dụng luôn cảm thấy dễ chịu khi làm việc
- Không quá cầu kỳ để người sử dụng mới vẫn cảm thấy dễ làm việc. - Chọn font rõ ràng, cỡ chữ phù hợp, tránh dùng chữ hoa (trừ trường hợp cần thiết như chữ đầu dòng hoặc đầu tên riêng).
- Màu sắc hài hòa, nên dùng nhiều màu lạnh, chỉ dùng các màu nóng cho các mục muốn gây chú .. Kết hợp màu nền và màu chữ hợp lý. Trên một màn hình, số màu nền và màu chữ chỉ nên khoảng 3-5 màu.
- Chớp, nháy : sử dụng để gây chú ý, nhưng không lạm dụng.
•Kinh nghiệm của người sử dụng
Giao diện phải dễ học, dễ nhớ, phù hợp với người mới sử dụng, nhưng đồng thời cũng hỗ trợ để tăng năng suất của người sử dụng có kinh nghiệm.
•Nhất quán
- Thiết kế giao diện sao cho người sử dụng dự đoán được hệ thống sẽ làm gì
- Nhất quán trong toàn hệ thống về: các tên chức năng, tên trường, ý nghĩa của biểu tượng, vị trí các mục, các nút điều khiển.
•Giảm thiểu cố gắng của người sử dụng
Nguyên tắc: Người sử dụng không phải nhấp chuột quá 3 lần để đến với màn hình cần làm việc.
•Lập kịch bản thi hành một qui trình nghiệp vụ: - Dòng chính (có thể nhiều hơn một dòng chính) - Dòng phụ
- Lập kịch bản khai thác toàn hệ thống để thấy các kịch bản li ên quan nhau, từ đó gom nhóm và thiết kế hệ thống thực đơn
•Thiết kế cấu truc giao diện:
Thiết kế hệ thống thực đơn, sơ đồ quan hệ và tương tác giữa các màn hình giao diện,
lập bản vẽ cho các màn hình.
•Thiết kế chuẩn của giao diện:
Thiết kế các chuẩn để đảm bảo tính nhất quan trong toàn hệ thống: - Biểu tượng, tên gọi
- Cách di chuyển (di chuyển từ hệ thống và di chuyển bên trong một màn hình)
- Các hành động ứng với các điều khiển.
- Cách trình bày (thống nhất cách trình bày cho tất cả các giao diện trong hệ thống).
•Thực hiện giao diện mẫu - Xây dựng các màn hình mẫu.
- Xâu chuỗi các màn hình để làm rõ kịch bản.
•Đánh giá giao diện
1) Phương pháp Heuristic: So sánh với các tiêu chí, nguyên tắc đã đề ra 2) Phương pháp mô phỏng: Dựa trên các kịch bản. Những người kiểm nghiệm thuộc một nhóm độc lập, có nắm vững yêu cầu nghiệp vụ của hệ thống.
3) Người sử dụng đánh giá: Tương đối ít tốn kém, có hiệu quả, tuy nhiên khó thuyết phục người sử dụng tham gia
4) Lập sẵn mẫu tiêu chí đánh giá: tốn kém hơn, nhưng sẽ dễ đánh giá hơn vì tiêu chí rõ ràng, có thể dùng cho đánh giá nội bộ (phương pháp 1 và 2) lẫn đánh giá ngoài (phương pháp 3)
3.4.2. Một số giao diện điển hìnhForm đăng nhập hệ thống Form đăng nhập hệ thống
Giao diện hệ thống quản lí nhân sự
Giao diện quá trình công tác
Giao diện quản lý kỷ luật
Giao diện quản lý phòng ban
3.5 Triển khai phần mềm3.5.1 Cấu hình tối thiểu 3.5.1 Cấu hình tối thiểu
- Microsoft Windown 95 trở lên hoặc Microsoft Windows NT Workstation 4.0 trở lên.
- Bộ vi xử lý 486DX / 66MHz trở lên. - Một ổ đĩa CD-ROM.
- Màn hình VGA hoặc màn hình độ phân giải cao được hỗ trợ bởi Microsoft Windows.
- RAM 512 MB. - Chuột và bàn phím.
3.5.2. Cài đặt và triển khai phần mềm
Yêu cầu phần cứng
Phần mềm được viết bằng bộ công cụ Visual Studio 2010 với CSDL SQL SERVER 2008R2. Khi cài đặt phải đảm bảo máy tính đạt yêu cầu sau:
- Máy tính: Bộ vi xử lý Intel Dual Core hoặc cao hơn - Bộ nhớ trong (RAM): 1GB trở lên
- Đĩa cứng: 1GB trống hoặc nhiều hơn
- Màn hình: Độ phân giải 1024x768 hoặc tốt hơn
Yêu cầu phần mềm
- Hệ điều hành: Windows XP SP3/Vista/7 hoặc Windows Server 2003/2008
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server (cài riêng hoặc cài theo bộ cài đặt phần mềm)
- .NET Framwork 4.0 trở lên (cài riêng hoặc cài theo bộ cài đặt phần mềm)
KẾT LUẬN
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại của thông tin mà nền tảng là tri thức số. Khoa học công nghệ đang có những bước tiến không ngừng, và chúng ta không thể phủ nhận được những thành tựu và đóng góp to lớn của nó đối với xã hội và nền kinh tế.
Ở một tầm cao mới, các nhà lãnh đạo đang rất chú trọng đến việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Nhất là với nước ta, một nước đang phát triển và công tác quản lý còn khá nhiều kẽ hở thì nhu cầu này lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Với đề tài “Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần truyền thông ICOM Việt Nam ” Em xin đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của Công ty nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung. Em cũng hy vọng phần mềm này có thể giải quyết được những khó khăn và vướng mắc trong công tác quản lý nhân sự của công ty và giảm được những chi phí phát sinh không đáng có, nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, do thời gian không nhiều, nên phần mềm của em có thể không xử lý được hết những tình huống trong thực tế của công ty. Vì vậy đề tài có thể còn thiếu sót. Em rất mong có được sự góp ý của thầy
Em xin gửi lời cảm ơn tới Phòng triển khai và đào tạo công ty cổ phầOM Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, thiết kế và xây dựng phần mềm. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Th.s Đặng Quế Vinh. Thầy đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình, cung cấp nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác và cuộc sống để em có thể hoàn thành đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng môn Công nghệ phần mềm
PGS.TS Hàn Viết Thuận
Khoa Tin học – Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý
TS. Trương Văn Tú & TS. Trần Thị Song Minh
Khoa Tin học – Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Cơ sở dữ liệu 1, 2
Ths. Trần Công Uẩn
Khoa Tin học – Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Bài giảng môn lập trình Visual Basic 6.0 Th.s Trịnh Hoài Sơn