Đặc điểm địa chất công trình

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm vi địa chấn, áp dụng vi phân vùng động đất Thành phố Hà Nội (Trang 38 - 39)

S T T= 𝑆𝑇 𝐸 𝑆 = 𝑅 𝑆

4.1.2.Đặc điểm địa chất công trình

Lớp phủ của khu vực này chủ yếu là các trầm tích tuổi Đệ tứ, thành phần chủ yếu là bùn, cát, sét, sỏi và cuội, chúng phủ lên trên trầm tích đá gốc tuổi Đệ tam, thành phần chủ yếu gồm cuội kết, sỏi sạn kết, cát bột kết. Chiều dầy lớp phủ ở đây tăng dần từ bắc xuống nam. Chiều dầy tăng từ 0 m, khu vực Sóc Sơn, tới > 90 m, khu vực trung tâm (hình 4.3) [1].

Hình 4.3 cho thấy các lớp trầm tích tuổi Đệ tứ ở Tp. Hà Nội được hình thành từ Pleistocen sớm đến Holocen muộn, gồm 5 hệ tầng trầm tích, từ trên xuống dưới là: (i) hệ tầng Thái Bình với thành phần chủ yếu là sét pha, cát pha, cát hạt nhỏ, cát bột lẫn mùn thực vật; (ii) hệ tầng Hải Hưng là trầm tích hồ - đầm lầy, trầm tích biển và đầm lầy, chủ yếu gồm bùn, than bùn, sét bột chứa tàn tích thực vật; (iii) hệ tầng Vĩnh Phúc lộ với diện tích rộng tại vùng Sóc Sơn, Đông Anh và một vùng nhỏ ở Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, thành phần chủ yếu gồm sét bột, cát lẫn sét, cát vàng xây dựng; (iv) hệ tầng Hà Nội lộ ở vùng gò đồi Sóc Sơn, còn phần lớn chúng bị phủ, chỉ quan

32

sát được trong các lỗ khoan từ Sóc Sơn, Đông Anh trở xuống phía nam, đông nam thành phố, thành phần chủ yếu gồm cuội, cuội tảng, sỏi sạn, cát hạt thô, ít cát bột; (5) hệ tầng Lệ Chi chỉ xuất hiện trong các lỗ khoan thuộc mặt cắt I, II và III (hình 4.3) ở độ sâu 45 m đến 69,5 m, thành phần chủ yếu gồm cuội, sỏi, cát, ít bột sét. Các trầm tích đá gốc tuổi Đệ tam ở Tp. Hà Nội không lộ ra trên mặt, chỉ gặp trong các lỗ khoan ở vùng Đông Anh trải về phía nam, đông nam ở độ sâu từ 77 m trở xuống, thành phần chủ yếu gồm cuội kết, sỏi sạn kết, xen kẽ cát kết, cát bột kết màu xám, xám xi măng [1].

Trong nghiên cứu địa chấn công trình chiều dầy lớp phủ thay đổi làm cho giá trị chu kỳ trội của DĐVĐC cũng thay đổi. Do vậy, sự thay đổi chiều dầy lớp phủ trong khu vực nghiên cứu là thông tin rất quan trọng cho việc đánh giá mối quan hệ giữa chu kỳ trội của DĐVĐC và chiều dầy lớp phủ. Ngoài ra, các lỗ khoan địa chất công trình trong khu vực nghiên cứu cung cấp cho chúng ta các thông tin tin cậy về cấu trúc lớp phủ như: chiều dày, thành phần vật chất, … Các thông tin này rất hữu ích cho việc đánh giá mối quan hệ giữa chiều dầy lớp phủ và chu kỳ trội của DĐVĐC.

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm vi địa chấn, áp dụng vi phân vùng động đất Thành phố Hà Nội (Trang 38 - 39)