Minh giải số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm vi địa chấn, áp dụng vi phân vùng động đất Thành phố Hà Nội (Trang 40 - 42)

S T T= 𝑆𝑇 𝐸 𝑆 = 𝑅 𝑆

4.2.3.Minh giải số liệu

Vi phân vùng động đất khu vực nghiên cứu

Tại mỗi điểm, chúng tôi tiến hành đo liên tục trong khoảng 18 phút, tần số lấy mẫu của phép đo là 200 mẫu/giây. Số liệu dùng để phân tích là số liệu đo DĐVĐC của 3 thành phần vận tốc, gồm hai thành phần nằm ngang (NS và EW) và một thành phần thẳng đứng (V). Các điểm đo được xác định chính xác bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cầm tay.

Các băng ghi số liệu được chúng tôi tiến hành xử lý như sau: (i) chia toàn bộ băng ghi thành nhiều đoạn, mỗi đoạn có độ dài 20,48s (4096 điểm số liệu); (ii) loại bỏ các đoạn bị ảnh hưởng bởi nhiễu và bất thường; (iii) sử dụng phép biến đổi

34

Fourier nhanh để tính toán cho từng thành phần của mỗi đoạn; (iv) tính tỷ số biên độ Fourier, sau này gọi là tỷ số phổ H/V, của mỗi đoạn bằng công thức:

(NS*EW)/ V (4.1)

trong đó NS, EW, V lần lượt là phổ Fourier của thành phần bắc-nam, đông-tây, đứng; (5) lấy trung bình tỷ số phổ H/V của các đoạn thu được tỷ số phổ H/V cuối cùng. Đỉnh trội của tỷ số phổ H/V cuối cùng này là chu kỳ trội nền đất tại điểm đo DĐVĐC tương ứng.

Sau khi thu được các giá trị chu kỳ trội của HVSR cuối cùng tại tất cả các điểm DĐVĐC, tôi tiến hành biểu diễn sự khác nhau của các chu kỳ trội tại các điểm đo DĐVĐC lên bản đồ số Tp. Hà Nội. Bằng phép nội suy không gian giữa các điểm khảo sát khác nhau, tôi tạo ra được bản đồ phân bố chu kỳ trội nền đất Tp. Hà Nội

(hình 4.9). Dựa vào tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam “TCXDVN 375: 2006: Thiết kế

công trình chịu động đất” [11] (bảng 4.1) và kỹ thuật phân loại nền theo chu kỳ trội của Đài Loan (bảng 4.2), tôi thành lập được bản đồ phân loại nền đất Tp. Hà Nội theo tài liệu DĐVĐC (hình 4.10).

Đánh giá chiều dầy lớp phủ theo số liệu đo DĐVĐC tại TP. Hà Nội

Quá trình phân tích được tôi tiến hành như sau:

(1) Sử dụng số liệu lỗ khoan để tìm giá trị chiều dầy lớp phủ (DK).

(2) Sử dụng 24 điểm đo DĐVĐC gần lỗ khoan để tìm chu kỳ trội nền đất (T0). (3) Nội suy phương trình (3.13) bằng chương trình Matlab để tìm các hệ số a và

b theo các giá trị DK và T0(hình 4.11).

(4) Thay các giá trị a và b vừa tìm vào phương trình (3.13) rồi tính chiều dầy lớp phủ DT của 82 điểm đo DĐVĐC tại Tp. Hà Nội từ giá trị chu kỳ trội T0.

(5) Biểu diễn các giá trị DT tại 82 điểm đo DĐVĐC lên bản đồ số khu vực Tp. Hà Nội thu được bản đồ phân bố chiều dầy lớp phủ tại đây (hình 4.12).

(6) So sánh giá trị DT tính được theo chu kỳ trội T0 từ số liệu đo DĐVĐC và số liệu các lỗ khoan địa chất trên 2 mặt cắt trong hình 4.6 (hình 4.13 và 4.14).

35

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm vi địa chấn, áp dụng vi phân vùng động đất Thành phố Hà Nội (Trang 40 - 42)