CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HOÀNG MAI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 25)

TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HOÀNG MAI

2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai

Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai có trụ sở tại địa chỉ số 813, đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Chi nhánh được chính thức thành lập vào tháng 8 năm 2004 căn cứ theo Quyết định số 305/QĐ/HĐQT-TCCB ra ngày 16/8/2004 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.

Từ khi thành lập cho tới nay, chi nhánh được xếp là chi nhánh loại 2 phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Tính đến thời điểm đầu năm 2011, chi nhánh có tất cả 6 phòng giao dịch với các tên gọi lần lượt là: Giáp Bát, Đại Kim, Cửa Nam, Nguyễn Trãi, phòng giao dịch số 6 và phòng giao dịch số 5.

Theo quy định chung của NHNo&PTNT Việt Nam, cũng như các chi nhánh loại 1 và loại 2 khác phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động của chi nhánh Hoàng Mai là hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích không ngừng nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng và góp phần vào việc thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Tuy có trụ sở chính nằm ở khu vực quận Hoàng Mai nhưng với 6 phòng giao dịch nằm ở nhiều quận, huyện của thành phố nên nhìn chung chi nhánh Hoàng Mai phục vụ nhu cầu của các khách hàng chính là dân cư khu vực phía Nam của thành phố Hà Nội cũ, gồm có các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì. Ngoài ra do không bị hạn chế, chi nhánh hiện nay phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau từ mọi khu vực trong thành phố.

Tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới và trong nước từ năm 2008 tới nay đã trải qua nhiều biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT và chi nhánh Hoàng Mai, đặc biệt là từ hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Các chính sách tiền tệ của Nhà nước để đối phó với tình hình kinh tế trong thời kỳ này, do vậy, cũng gây ra tác động cả tích cực và tiêu cực đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Trong 3 năm từ 2008 đến hết năm 2010, do tình hình kinh tế - xã hội phức tạp mà nguồn vốn huy động được của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai có sự biến động tăng giảm không ổn định. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động có tăng nhưng tăng không cao với tỷ lệ tăng 18,91%, tương đương với 243 tỷ VNĐ so với năm 2007. Khó khăn vì dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế năm 2009 khiến cho nguồn vốn huy động đến cuối năm này giảm 176 tỷ VNĐ, tương đương với tỷ lệ giảm là 11,5% so với năm 2008 và chỉ đạt được 68% so với kế hoạch đã đề ra của năm. Đến năm 2010, với sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ trở lại của kinh tế đất nước, tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng mạnh. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động (đã quy đổi) là 1.994 tỷ VNĐ, tăng 48% so với năm 2009 và vượt 10% so với kế hoạch được giao. (Bảng 1)

Nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nguồn tiền gửi; các nguồn khác như nguồn vốn vay hay phát hành giấy tờ có giá… chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể. Nếu phân loại các khoản tiền gửi này theo thời gian hay nói cách khác, theo kỳ hạn của tiền gửi, có thể thấy từ số liệu của cả 3 năm thì nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng luôn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt là ở thời điểm cuối 2 năm 2008 và 2009, nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng này đều chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn. Đến cuối năm 2010, nguồn tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng giảm, nhường chỗ cho sự tăng lên rất mạnh của tiền gửi không kỳ hạn (tỷ lệ tăng 138%) và tiền gửi ngắn hạn (tỷ lệ tăng 288%).

Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi không kỳ hạn tuy chiếm tỷ trọng không thực sự lớn trong tổng nguồn vốn nhưng luôn là nguồn tiền gửi được chi nhánh thường xuyên duy trì do có lãi suất rẻ. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn này xuất phát chủ yếu từ các khách hàng Nhà nước lớn như Ngân hàng Chính sách xã hội, Kho bạc Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí, SCIC, Bảo hiểm xã hội…

Mặt khác, phân loại tổng nguồn vốn huy động theo tính chất của nguồn vốn hay theo thành phần kinh tế thì nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai gồm có tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và tiền vay các tổ chức tín dụng. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguồn huy động từ loại tiền gửi này ở thời điểm cuối năm 2008 và 2009 giảm nhẹ so với năm trước đó với tỷ lệ giảm lần lượt là 3,64% và 2,41%. Tuy vậy đến cuối năm 2010 lại tăng mạnh với mức tăng là 650 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 72,6% so với năm 2009. Tiền gửi dân cư, bên cạnh đó, liên tục tăng trong cả ba năm, tuy vậy tốc độ tăng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ tăng của nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này so với năm trước lần lượt là 52,03%, 12,57% và 6,6%. Tiền vay các tổ chức tín dụng chỉ xuất hiện trong năm 2008 với số liệu ở thời điểm 31/12/2008 là 200 tỷ đồng, tăng 400% so với năm 2007. Tuy vậy, đến cuối năm 2009, chi nhánh đã trả hết khoản vay này và cũng không có hoạt động vay các tổ chức tín dụng trong năm 2010.

Bình quân nguồn vốn huy động tính theo đầu người qua các năm lần lượt là: năm 2008: 17 tỷ 976 triệu VNĐ/người, năm 2009: 14 tỷ 370 triệu VNĐ/người và năm 2010: gần 20 tỷ VNĐ/người. Nhìn chung, so với hai năm 2008 và 2009, năm 2010 vừa qua cho thấy nhiều khởi sắc trong kết quả nguồn vốn huy động được của chi nhánh, đặc biệt là nhiều khoản mục có số liệu vượt kế hoạch đề ra.

2.1.2. Dư nợ cho vay

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chính mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng, do đó đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2008-2010, do cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 2008, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai cũng chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là khó khăn khi thu hút các cá nhân, tổ chức vay vốn của ngân hàng, tình hình lãi suất và tỷ giá bất ổn và sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Nhà nước…

Đối với chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai, đây là một chi nhánh nhỏ với tổng dư nợ phần lớn là dư nợ tín dụng. Qua ba năm từ 2008-2010, tổng dư nợ cho vay (đã quy đổi) ở thời điểm cuối năm sau luôn tăng so với năm trước và lần lượt là 1.124 tỷ VNĐ ở 31/12/2008, 1.451 tỷ VNĐ ở 31/12/2009 và 1.710 tỷ VNĐ ở 31/12/2010, hầu hết đạt hoặc vượt kế hoạch được giao của năm. Tuy vậy, số liệu về tổng dư nợ cho vay thời điểm cuối năm của chi nhánh từ 2008 -2010 luôn gồm một lượng EUR là dư nợ cho vay theo chỉ định của NHNo&PTNT Việt Nam từ năm 2006 (tổng dư nợ cho vay ban đầu là 1.546 ngàn EUR) không nằm trong kế hoạch dư nợ giao của năm. Trong tổng dư nợ tín dụng ở 31/12/2010 còn có 20.381.250 ngàn đồng là dư nợ cho vay bằng vốn tài trợ của tổ chức JICA, cũng không nằm trong kế hoạch dư nợ giao năm 2010. So sánh giữa tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tại 3 thời điểm cuối năm cho thấy sự bất ổn, nhất là ở thời điểm cuối năm 2009, dư nợ cho vay vẫn tăng trong khi tổng nguồn vốn huy động lại giảm. (Biểu đồ 1)

Biểu đồ 1: Tương quan giữa huy động và cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai

(đơn vị: tỷ VNĐ)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai)

Về cơ cấu tín dụng phân loại theo thời hạn cho vay, các khoản cho vay ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn và có biến động tăng tại cả 3 năm đối với cả cho vay nội tệ và cho vay USD. Trong khi đó, cho vay trung và dài hạn chỉ tăng mạnh tại thời điểm cuối năm 2008. Ở các năm sau, có thể thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn chủ yếu giảm, cả với cho vay nội tệ và ngoại tệ, hoặc chỉ tăng một lượng không đáng kể. (Bảng 4, 5).

Khi phân loại dư nợ tín dụng của chi nhánh theo thành phần kinh tế, dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn có tỷ trọng lớn nhất, tiếp sau đó là dư nợ cho vay các hộ gia đình và cá nhân, cuối cùng là dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy dư nợ của doanh nghiệp Nhà nước tại chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng chỉ tiêu này tại thời điểm cuối của 3 năm đều được giữ trong một khoảng nhất định từ 20 đến gần 40 tỷ VNĐ. Điều này cho thấy không chỉ riêng trong công tác huy động vốn mà trong công tác tín dụng, chi nhánh luôn cố gắng giữ mối quan hệ tốt với khách hàng là các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi đó, dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thời điểm cuối năm sau luôn tăng so với cuối năm trước, một mặt là do chi nhánh tăng cho vay đối với thành phần kinh tế này, mặt khác lại do nhiều khoản cho vay đến hạn mà chi nhánh không thu được, trở thành nợ quá hạn, nợ xấu. (Bảng 6)

Dư nợ bình quân đầu người các năm 2008 và 2009 ở mức trên 13 tỷ VNĐ/người, đến cuối năm 2010, chỉ tiêu này tăng mạnh, lên đến con số 16,7 tỷ VNĐ/người.

Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đã thể hiện điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của mình khi tổng số trích lập dự phòng rủi ro của cả 3 năm đều vượt kế hoạch được giao. Đối với năm 2008 và 2009, chỉ tiêu này của chi nhánh lần lượt là 17.427 triệu VNĐ và 14.082 triệu VNĐ, tương ứng vượt kế hoạch được giao là 4,85% và 24%. Đáng buồn nhất là năm 2010, chỉ tiêu này đã tăng rất mạnh, lên tới con số 107.128 triệu VNĐ, bằng 836% kế hoạch được giao. Số tiền xử lý rủi ro của năm 2010 (đã quy đổi) từ đó cũng tăng rất cao đến mức 110.711 triệu VNĐ, so sánh với 6.700 triệu năm 2009 và 13.967 triệu năm 2008. Tổng số nợ thu hồi sau xử lý rủi ro của năm 2010 tuy đã được giao kế hoạch thấp hơn đáng kể so với năm 2009 nhưng cũng không hoàn thành, chỉ đạt 96,36% của kế hoạch, tương ứng với 4.818 triệu VNĐ. Duy nhất có lượng nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) đến thời điểm 31/12/2010 là 11.660 triệu VNĐ, là có giảm đáng kể so với năm 2009 với mức giảm 15.743 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm 57,4%. Tính đến 31/12/2010, nợ xấu của chi nhánh chỉ còn chiếm 0,68% tổng dư nợ.

2.1.4. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối

Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối là một hoạt động cơ bản khác của ngân hàng. Với chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai, tuy hoạt động này diễn ra không nhiều và lãi luỹ kế đem lại cho chi nhánh ở một mức nhỏ nhưng trong phạm vi được giao, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối đã cho thấy sự tăng trưởng liên tục và ổn định. (Bảng 7)

Năm 2010 vừa qua là năm mà hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối của chi nhánh đạt được kết quả rất cao. Ngoài việc tăng trưởng với tốc độ cao 119%, tổng lãi luỹ kế từ hoạt động này còn chiếm đến 64% tổng thu dịch vụ của toàn chi nhánh.

Tổng thu dịch vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai trong 3 năm từ 2008 – 2010 liên tục tăng với tốc độ tăng cao và ổn định, góp phần đáng kể trong tổng thu nhập của chi nhánh. Số liệu về tổng thu dịch vụ cụ thể như sau:

Năm 2008: 2.285 triệu VNĐ, đạt tỷ lệ thu ngoài tín dụng là 2,79% tổng thu nhập Năm 2009: 3.750 triệu VNĐ, đạt tỷ lệ thu ngoài tín dụng là 10,18% tổng thu nhập Năm 2010: 7.193 triệu VNĐ, đạt tỷ lệ thu ngoài tín dụng là 8,41% tổng thu nhập, bằng 120% kế hoạch được giao

Về phát hành thẻ và dịch vụ thẻ, trong 3 năm, chi nhánh đã liên tục trang bị thêm máy ATM và máy chấp nhận thẻ (POS) và lắp đặt ở những vị trí thuận tiện tại các phòng giao dịch và hội sở của chi nhánh để phát huy được hiểu quả phục vụ khách hàng. Đến cuối năm 2010, chi nhánh có tất cả 10 máy ATM và 07 máy chấp nhận thẻ. Số lượng thẻ tăng mạnh qua các năm. Đến 31/12/2010, chi nhánh đã phát hành được 21.106 thẻ ATM, tăng 6.333 thẻ so với năm 2009, trong đó:

- Thẻ ghi nợ nội địa: 20.971 thẻ, tăng 6.559 thẻ so với năm 2009 - Thẻ ghi nợ quốc tế: 79 thẻ, tăng 37 thẻ so với năm 2009

- Thẻ tín dụng quốc tế: 56 thẻ, tăng 37 thẻ so với năm 2009

Tổng số dư tài khoản thẻ tại thời điểm 31/12/2010 là 40.469 triệu VNĐ, tăng 16.143 triệu VNĐ so với năm 2009 với tốc độ tăng 66,36%. Trong giai đoạn này, chi nhánh cũng đẩy mạnh triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới như: SMS Banking, Internetbanking, Bill Payment, dịch vụ bán vé máy bay, phát hành thẻ cho học viên Học viện cảnh sát… Các hoạt động này đã góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng, đem lại kết quả tích cực về nguồn vốn và thu nhập của chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.6. Kết quả tài chính

Kết quả tài chính của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai trong giai đoạn vừa qua không mấy khả quan. Trong 3 năm, chỉ có duy nhất năm 2008, chênh lệch thu – chi là có tăng so với năm trước đó với tỷ lệ tăng là 32%, dù vậy chỉ đạt được 98,4% kế hoạch được giao. Với năm 2009, chỉ tiêu này giảm tới 35% so với năm 2008, chỉ đạt 62% kế hoạch. Năm 2010 có thể coi là năm tồi tệ nhất do chênh lệch thu – chi là – 37.146 triệu đồng. Nguyên nhân chính của con số âm này là do ngân hàng đã phải chi một lượng lớn để trích lập dự phòng rủi ro trong năm trong khi tổng thu của ngân hàng lại tăng ít. (Bảng 8)

Như vậy, xét chung về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai, tuy còn nhiều hạn chế về tình hình nợ quá hạn, nợ xấu dẫn đến chi cho trích lập rủi ro lớn nhưng nhìn tổng quát, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay đều có dấu hiệu tăng tích cực và ổn định, tạo tiền đề tốt cho việc mở rộng và phát triển tín dụng hộ sản xuất ở chi nhánh.

2.2. Tình hình kinh tế - xã hội chung và sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn Hà Nội

Ban đầu thành lập, chi nhánh NHNN&PTNT Hoàng Mai được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng của nhân dân trong khu vực phía Nam của thành phố Hà Nội cũ, bao gồm các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì. Tuy vậy, sau khi thành phố được mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, cùng với các phòng giao dịch của mình, chi nhánh đã tích cực mở rộng phạm vi hoạt động. Hầu hết dân cư trên địa bàn thành phố đều dễ dàng tiếp cận với chi nhánh và các phòng giao dịch của chi nhánh, chi nhánh cũng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai, Hà Nội (Trang 25)