Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng các giải pháp quản lý sử dụng đất lâm nghiệp dựa vào cộng đồng, làm cơ sở cho dự án quy hoạch ổn định dân cư vùng rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai (Trang 34)

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp chung đựơc sử dụng là phương pháp thống kê, phân tích bằng hệ thống bảng biểu và sơ đồ hình vẽ, từ đó đi đến kết luận.

- Các số liệu, thông tin cần thiết sau khi thu thập được, sẽ tiến hành xử lý và phân tích dựa trên phần mềm Excel 2003. Dữ liệu nhập vào là các mã ứng với các mức có được đã xác định ở bảng câu hỏi nếu là định tính (ví dụ: giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, tình trạng sử dụng đất...) hoặc số liệu khai báo nếu là định lượng (ví dụ: diện tích, năng suất, thu nhập, đầu tư, chi phí...). Ghi chú các loại mã hoá cho từng biến [15].

- Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu thống kê [18], bao gồm:

+ Tính tần suất và tỷ lệ %: Tính phân bố tần số theo tỷ lệ %. Tỷ lệ % là số đơn vị trong mẫu có một đặc tính cụ thể nào đó chia cho tổng số các đơn vị trong mẫu và nhân với 100. Trong đề tài, đó là Tỷ lệ % hộ gia đình cho từng vấn đề theo nguyên tắc số đông trong bảng phỏng vấn. Ví dụ: phân bố số hộ theo diện tích đất sử dụng, loại hình sử dụng đất, lao động, nhà ở, năng suất, thu nhập,...

+ Sử dụng sơ đồ hai mảng: Chia ra làm hai mảng (hay cột) có hàm ý trái ngược nhau như: thuận lợi và khó khăn; điểm mạnh và điểm yếu; ưu điểm và nhược điểm; tích cực và tiêu cực; đồng ý và không đồng ý...

+ Phân tích SWOT: Chia thành bảng ma trận 2 hàng và 2 cột, hàng trên biểu thị cho những yếu tố nội tại, hàng dưới biểu thị cho những ảnh hưởng tác động từ bên ngoài; cột bên trái biểu thị cho thuận lợi, cột bên phải biểu thị cho khó khăn. Thứ tự từ trái qua phải và từ trên xuống dưới của các ô sẽ là: điểm mạnh (S), điểm yếu (W), thời cơ (O) và cản trở (T).

+ Phân tích sơ đồ Venn: Xem xét và so sánh một cách tương đối về tầm quan trọng và ảnh hưởng của các đơn vị tổ chức đối với một hoạt động nào đó. Một tổ chức nằm trong một guồng máy tại địa phương có thể là quan trọng nhưng chưa chắc đã có ảnh hưởng (theo nghĩa tích cực và tiêu cực) đối với một hoạt động đã và đang xảy ra. Trong đề tài này thì đó là hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai của cộng đồng dân cư trong khu vực nghiên cứu.

+ Phận tích, đánh giá về dòng thời gian, biểu đồ thay đổi sử dụng đất theo thời gian và sơ đồ quy hoạch sử dụng đất, theo kết quả thảo luận thể hiện nhận thức, nguyện vọng, ý chí của cộng đồng – người sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Xây dựng các giải pháp quản lý sử dụng đất lâm nghiệp dựa vào cộng đồng, làm cơ sở cho dự án quy hoạch ổn định dân cư vùng rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w