Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng các giải pháp quản lý sử dụng đất lâm nghiệp dựa vào cộng đồng, làm cơ sở cho dự án quy hoạch ổn định dân cư vùng rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai (Trang 30)

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Liên hệ Ủy ban nhân dân (UBND) xã Mã Đà, phòng Kỹ thuật lâm sinh và đất đai, phòng Bảo tồn thiên nhiên và hợp tác, Hạt kiểm lâm Khu BTTN để thu thập các thông tin thứ cấp liên quan đến khu vực nghiên cứu, bao gồm:

a. Thông tin về chính sách

- Các thông tin về chính sách được thu thập từ các văn bản pháp quy do Nhà nước ban hành, bao gồm: Pháp luật, các Chỉ thị, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện, Quyết định của chính quyền các cấp, Quyết định của các sở ngành trong tỉnh Đồng Nai liên quan đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.

- Các thông tin liên quan đến tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, hương ước của cộng đồng thôn (ấp) thuộc xã Mã Đà về quản lý bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

b. Thông tin về xã hội

- Dân số, dân tộc, lao động, trình độ dân trí. - Điều kiện giáo dục và y tế.

- Cơ sở hạ tầng

c. Thông tin kinh tế, sản xuất

Tình hình hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và các ngành nghề chủ yếu trên địa bàn xã.

d. Thông tin về tài nguyên môi trường

- Phạm vi, ranh giới, vị trí địa lý của xã

- Tổng diện tích đất đai, diện tích và phân bố các loại đất, hiện trạng các loại hình sử dụng đất

- Đặc điểm khí hậu, thủy văn - Đặc điểm địa hình

3.4.1.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Sau khi tổng hợp thông tin thứ cấp, tiến hành lựa chọn các công cụ thích hợp trong bộ công cụ PRA dùng cho nghiên cứu quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng. Các công cụ chính được chọn lọc từ các tài liệu [1], [16], [22], [23], [30], [36] và [38] bao gồm:

- Công cụ 1: Sử dụng các loại bản đồ (có sẵn) để tiếp cận các đối tượng nghiên cứu gồm tài nguyên đất đai và người dân trong khu vực nghiên cứu.

- Công cụ 2: Phỏng vấn hộ gia đình

+ Thiết kế một bảng câu hỏi về các vấn đề nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin từ những người cung cấp thông tin then chốt như chủ tịch xã, trưởng ấp, già làng, …và các cá nhân đại diện cho các hộ gia đình ở địa phương. Câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc là những ý kiến gợi mở liên quan đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp từ lịch sử thôn bản, hình thức quản lý sử dụng, kinh nghiệm canh tác, các loại cây trồng vật nuôi chính, sản phẩm nông lâm sản, lao động, nhu cầu, nguyện vọng…

+ Dung lượng mẫu quan sát (đơn vị hộ) [38]: 2 2 2 2 2. . S u Nd S u N n + = trong đó:

. n: số hộ cần điều tra, N: tổng số hộ hiện có . u: hệ số tin cậy của phân bố chuẩn (u = 1,96) . d: sai số mẫu (5%)

. S2: phương sai mẫu (0,25)

Với tổng số hộ (N) của xã Mã Đà là 1.725 hộ, theo công thức trên n tính được khoảng 91 hộ. Để tăng độ tin cậy, trong điều kiện có thể, chúng tôi tăng dung lượng mẫu quan sát lên gấp 1,5 lần dung lượng mẫu cần thiết và chiếm khoảng gần

8% số hộ của xã. Như vậy, tổng số hộ gia đình đã được phỏng vấn là 135 hộ thuộc 7 ấp của xã Mã Đà. Trong đó, số hộ được chọn ngẫu nhiên theo ấp.

- Công cụ 3: Vẽ sơ đồ phác họa khu vực nghiên cứu và đi lát cắt nhằm tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất đai trong khu vực, đồng thời đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai của cộng đồng địa phương.

- Công cụ 4: Dòng thời gian để thấy được những sự kiện xảy ra trong quá khứ liên quan đến việc hình thành các cộng đồng dân cư, lịch sử quản lý sử dụng đất đai và ảnh hưởng của nó đến đời sống, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp ...của cộng đồng trong khu vực nghiên cứu.

- Công cụ 5: Phân loại hộ gia đình theo loại hình sử dụng đất, diện tích sử dụng đất (nhiều đất, ít đất), để từ đó xác định những nhóm liên quan khác nhau, nhằm phát hiện hiện trạng về đời sống, sản xuất của hộ gia đình, mức độ phụ thuộc vào tài nguyên đất lâm nghiệp.

- Công cụ 6: Biểu đồ thay đổi sử dụng đất theo thời gian. Đây là một công cụ để tìm hiểu về quá trình sử dụng đất. Cùng người dân nhìn nhận lại quá trình sử dụng đất và những ảnh hưởng của việc sử dụng đó đối với đời sống kinh tế, văn hóa; làm cơ sở xây dựng giải pháp quản lý sử dụng đất có sự tham gia.

- Công cụ 7: Sơ đồ Venn về tổ chức nhằm phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ mối quan hệ của các tổ chức, đồng thời xác định tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng khác nhau của các tổ chức tại địa phương trong quản lý sử dụng tài nguyên đất đai; Tìm kiếm các khó khăn, vấn đề và các đề xuất về mặt tổ chức quản lý.

- Công cụ 8: Vẽ sơ đồ hiện trạng sử dụng đất. Từ việc vẽ sơ đồ cho phép nhìn nhận được toàn cảnh hiện trạng đất đai, quá trình sử dụng. Thông qua đó thảo luận với người dân về những vấn đề khó khăn, các cơ hội cũng như những dự kiến trong tương lai để sử dụng đất đai hợp lý hơn. Kết hợp sử dụng phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất và quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp.

- Công cụ 9: Vẽ sơ đồ quy hoạch sử dụng đất nhằm phát huy kiến thức sinh thái địa phương của người dân bản địa trong quản lý sử dụng đất, đồng thời giúp cho việc xác định giải pháp kỹ thuật nông lâm nghiệp cho từng trạng thái loại đất lâm nghiệp và kế hoạch phù hợp với năng lực, khả năng của người dân.

3.4.1.3. Phương pháp chuyên gia

Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia bằng hình thức tham khảo ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu LNXH và quy hoạch sử dụng đất trong vùng. Nội dung tham khảo chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu, phân tích số liệu thống kê và những giải pháp đề xuất sau khi phân tích tài liệu ngoại nghiệp như: Giải pháp quản lý Nhà nước về đất đai, giải pháp về kỹ thuật nông lâm nghiệp...thông qua việc góp ý chỉnh sửa nội dung đề cương nghiên cứu, bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ và báo cáo sơ bộ kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Xây dựng các giải pháp quản lý sử dụng đất lâm nghiệp dựa vào cộng đồng, làm cơ sở cho dự án quy hoạch ổn định dân cư vùng rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w