Các TNCs hiện chi phối trên 90% tổng FDI trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng TNCs của tam giác kinh tế (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu) đã chiếm 1/3 lượng FDI toàn cầu. Giá trị của lượng vốn FDI thực sự là thước đo vai trò to lớn của các TNCs trong nền kinh tế thế giới vì FDI là công cụ quan trọng nhất của các TNCs trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu của mình.
Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới TNCs là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc tế. Vai trò điều tiết hoạt động đầu tư trên quy mô toàn cầu của TNCs thể hiện như sau:
Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết các ngành đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Các TNCs giảm hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực. Động thái đó ảnh hưởng trực tiếp tới dòng lưu chuyển FDI trên thế giới. Tổng đầu tư vào các nước giảm 51%, từ 1492 tỉ USD xuống còn 735 tỉ USD. Trong xu thế đó thì các nước phát triển lại bị ảnh hưởng nhiều nhất do hầu hết các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đều diễn ra tại các nước phát triển. Trong giai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nước ngoài tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỉ USD vào năm 1996. Trong thời kỳ những năm 2004-2006 nguồn vốn FDI lại tăng lên. Tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005 tăng 29% và đạt 916 tỉ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do các vụ M&A tăng lên cả về số lượng và giá trị. Chủ yếu là từ các TNCs của Mỹ và Tây Âu. Trong thời kỳ này, giá trị của các vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm 47% dòng vốn FDI toàn cầu.
Dòng vốn FDI tăng lên cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên. Tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với cuối những năm 90.
Hình 5: Mức độ lợi nhuận của các công ty xuyên quốc gia, 1999-2011 (Đv: Tỷ đô la)
Qua các hoạt động đầu tư, chúng ta hãy cùng nhìn lại mức đọ lợi nhuận của các công ty xuyên quốc gia trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay. Sau hai năm sụt giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, 2009 với lợi nhuận tương ứng đạt 1000 tỷ USD và 800 USD, năm 2010, lợi nhuận của các công ty xuyên quốc gia đã tăng lên gần 1400 tỷ USD và đạt nghưỡng 1500 tỷ USD, vượt trên con số trước khủng hoảng kinh tế năm 2007 là hơn 1400 tỷ USD.
Hơn nữa, các TNCs làm thay đổi xu hướng đầu tư giữa các quốc gia. Khác với hai cuộc bùng nổ trước (lần 1: 1979-1981 đầu tư vào các nước sản xuất dầu mỏ, lần 2: 1987-1990: đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển) cuộc bùng nổ đầu tư lần 3 (1995-1996) có sự tham gia đáng kể của các nước đang phát triển. Trong cơ cấu vốn FDI trên thế giới tỷ trọng vốn FDI vào các nước
phát triển chiểm phần lớn. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong khi các nước đang phát triển lại có tỷ trọng ngày càng cao.
Hình 6: Tỷ trọng vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 1978 – 1990 (Đv: %)
Khu vực Giai đoạn
1978-1980 1988-1990 Các nước phát
triển 79.7 82.5
Các nước đang
phát triển 20.3 17.5
Như ta thấy, tỷ trọng vốn FDI tại khu vực nhóm nước phát triển lớn , đạt 79.7% trong giai đoạn từ 1978 đến 1980 và tăng lên 82.5% trong giai đoạn 1988 đến 1990. Tuy nhiên , cơ cấu này đang thay đổi,các nền kinh tế đang phát triển đang dần tăng tỷ trọng của mình , từ con số thấp năm 1995, từ 148 tỷ đô la, lên đến hơn 700 tỷ đô la năm 2011, gần bằng với con số ở nhóm các nền kinh tế phát triển
Hình 7: FDI toàn cầu và nhóm các nền kinh tế, 1995-2011 (ĐV: Tỷ đô la)
Cơ cấu dòng vốn FDI đã thay đổi do có sự điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh của các TNCs. Cũng chính nhờ mở rộng chính sách tự do hoá FDI, các TNCs ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển.
Nếu trước đây, hầu hết nguồn vốn FDI được thực hiện bởi các TNCs của các nước phát triển thì ngày nay số lượng các TNCs của các nước đang phát triển cũng tăng lên và có ngày càng nhiều vốn FDI đến từ các nước đang phát triển. Theo Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), lượng FDI mới từ các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi như Nga và các nước Xô Viết cũ tăng 5% lên mức 133 tỉ USD trong năm 2005. Ngày càng có nhiều công ty của các nước đang phát triển mở rộng hoạt động đầu tư của mình ở các thị trường nước ngoài. Nếu như năm 1990, các công ty của các nền kinh tế đang phát triển sở hữu 148 tỉ USD vốn FDI thì đến năm 2005 con số này lên tới hơn 400 tỉ USD. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ tập trung vào một số quốc gia nhất định. Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất (chiếm tới 1/3 tổng lượng vốn nói trên) sau đó là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia. Các TNCs lớn của các nước này là Hutchison Whampa (67 tỉ USD), Petronas(22tỉ USD), Singtel (18tỉ), Samsung (14tỉ USD) . 2.2.2.2. TNCs làm tăng tích luỹ vốn của nước chủ nhà
Với thế mạnh về vốn TNCs đóng vai trò là động lực thúc đẩy tích luỹ vốn của nước chủ nhà. Thông qua kênh TNCs, nước chủ nhà có thể tăng cường thu hút vốn FDI đầu tư vào nước mình. Vai trò này của TNCs được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Thứ nhất: Bản thân các TNCs khi đến hoạt động ở các quốc gia đều mang đến cho nước này một số lượng vốn nào đó. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động các TNCs cũng đóng cho ngân sách của nước chủ nhà qua các khoản như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chi phí về viễn thông, điện
nước…. Mặt khác, nhờ có các TNCs mà một bộ phận đáng kể người dân có thêm thu nhập do làm việc trực tiếp trong các công ty chi nhánh nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho các TNCs và hoặc những người lao động khác. Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì các TNCs làm ăn hiệu quả chính là kênh để thu hút tiền nhãn rỗi của người dân và của các nhà đầu tư trong việc mua cổ phiếu của các công ty này.
Thứ hai: Ngoài việc vốn ban đầu để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh các TNCs còn thực hiện các biện pháp huy động thêm vốn từ Công ty mẹ, từ các chi nhánh thành viên của tập đoàn, từ các đối tác, các tổ chức tài chính và tín dụng thế giới… Đây chính là hình thức thu hút đầu tư của các nước đang phát triển hiện nay.
Thứ ba: TNCs góp phần cải thiện cán cân thanh toán của các nước thông qua việc tích luỹ ngoại hối nhờ các hoạt động xuất khẩu. Như đã phân tích ở trên. Hoạt động xuất khẩu của TNCs chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước. Điều đó không chỉ thể hiện ở vai trò thúc đẩy thương mại thế giới của các TNCs mà còn đem lại một nguồn ngoại tệ quan trọng, góp phần tạo thế cân bằng cho cán cân thanh toán của nước chủ nhà. Tóm lại, TNCs đóng vai trò rât to lớn trong hoạt động đầu tư quốc tế. Xét trên
góc độ nền kinh tế toàn cầu thì TNCs thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì TNCs góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nước chủ nhà.
Thực tế cho thấy hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài đều được thực hiện thông qua kênh các công ty xuyên quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu do chúng có lợi thế là nhiều vốn, có kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và có một mạng lưới thị trường rộng khắp trên thế giới. Đặc biệt nó có vai trò quan trọng
đối với việc thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển.
Hơn thế sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy nhanh tiến trình tự do hoá đầu tư nước ngoài thông qua việc tham gia rộng vào quá trình quốc tế hoá sản xuất. Việc tháo bỏ những rào cản để đẩy mạnh tự do hoá đầu tư đã được nhiều quốc gia hưởng ứng và ngày càng trở thành hiện thực.
2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm.
Các công ty xuyên quốc gia đã tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực theo cả hai cách trực tiếp và gián tiếp. Thông qua các dự án đầu tư, các công ty xuyên quốc gia đã đào tạo lực lượng lao động địa phương để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của công ty mình. Đồng thời sự hoạt động của chúng cũng đã tạo ra rất nhiều cơ hội, động lực cho sự phát triển của lực lượng lao động theo đuổi mục tiêu có thu nhập cao. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển thì vai trò của các công ty xuyên quốc gia lại càng trở nên quan trọng hơn, nó giúp các nước này phát triển nguồn lực lao động, nhất là đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý, từ đó tạo tiền đề quan trọng để nâng cao năng suất lao động tại các nước này.
Theo UNCTAD ước tính TNCs đã tạo ra ở nước đầu tư và chính quốc khoảng 45 triệu lao động vào giữa những năm 1970, gần 65 triệu lao động vào giữa những năm 1980, con số này tăng lên đến 70 triệu vào những năm đầu của thập kỷ 90 và đến năm 1998 lên đến 86 triệu lao động.
Theo tạp chí Fortune , 500 TNCs hàng đầu thế giới tính đến năm 1996 đã tạo ra hơn 35.5 triệu lao động , trong đó có thể kể đến GMC với 647.000 người, Ford Motor 371.000 người, Unilever 306.000 người.
Trong các nước phát triển, theo con số thống kê của UNCTAD năm 1994, khoảng 2/3 số việc làm được tạo ra từ các công ty mẹ và cũng khoảng 2/3 số còn lại được tạo ra từ các công ty chi nhánh của các công ty mẹ ở các nước đang phát triển.
Ngoài ra, các công ty xuyên quốc gia thường có các hoạt động trợ giúp tài chính cho các chương trình nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các thiết bị khoa học phục vụ cho việc đào tạo.