từ người nói đến người nghe có sự mã hoá thông tin, người nhận tin pahỉ giải mã, người phát tin phải mã hoá. Con người được ví như cái máy phát, máy nhận thuần tuý các thông tin xuôi ngược.
Theo quan điểm của thuyết thông tin thì khi nói ra ý phải chuyển thành lời, có nghĩa khi sang nguồn tin thì nguồn phát ra nó chứa đựng trong chữ, trong hành vi. Khi đó người nhận phải có cơ chế tri giác ngôn ngữ (nghe, nhìn), tri giác chữ viết, hình ảnh, sau đó là thông hiểu ngôn ngữ. Còn việc nhận tin là quá trình chuyển từ ngoài vào trong, chuyển lời thành ý (quá trình nhập tâm), còn quá trình chuyển từ ý thành lời gọi là quá trình xuất tâm. Do tác động của lời nói mà con người có thể làm sống lại các mối liên tưởng đã có.
+ Quan điểm của các nhà tâm lý học ngôn ngữ cho rằng mặt hiểu biểu đạt
là quá trình chuyển từ nghĩa khách quan chứa đựng trong lời sang nghĩa chủ quan, nó diễn ra qua hai khâu tri giác ngôn ngữ (nghe và đọc), từ đó xuất hiện tri giác con người, hình ảnh, âm thanh hay con chữ,…
Tri giác ngôn ngữ là quá trình đọc và nghe các kí hiệu ngôn ngữ bằng các giác quan, kết quả phụ thuộc vào việc quan sát tinh tế, nhạy cảm, phụ thuộc vào tâm thế của chủ thể, động cơ hành động.
Thông hiểu ngôn ngữ theo Xêchinốp là hiểu cái gì đó.
Câu hỏi thảo luận: Phân tích các mức độ của quá trình nhận thức? Mối quan hệ giữa chúng? thức? Mối quan hệ giữa chúng?
1. Định nghĩa về nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan và cả bản thân ta nữa, phản ánh những hiện tượng trong hiện thực khách quan và cả bản thân ta nữa, phản ánh những thuộc tính bề ngoài và cả những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện
tượng, phản ánh những cái hiện có, những cái đã qua và cả những cái sẽ có trong tương lai.
(Con người sinh ra không có một chiếc gương trên tay, phải qua giao tiếp với người khác để nhận ra ta)
2. Các mức độ của nhận thức bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. thức lý tính.
3. Phân tích các mức độ của quá trình nhận thức
3.1 Nhận thức cảm tính:
3.1.1 Định nghĩa: Nhận thức cảm tính là quá trình nhận thức phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng, khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
3.1.2 Các quá trình của nhận thức cảm tính: Nhận thức cảm tính bao gồm hai quá trình là cảm giác và tri giác.
- Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
Sản phẩm của cảm giác là những cảm giác riêng lẻ.
- Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
Sản phẩm của tri giác là các hình tượng.
3.1.3 Đặc điểm chung của nhận thức cảm tính:
- Nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng với các mức độ khác nhau từ thấp đến cao.
- Nhận thức cảm tính phản ánh trực tiếp các sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
- Sản phẩm của nhận thức cảm tính là các cảm giác riêng lẻ, là các hình tượng.
3.2 Nhận thức lý tính:
3.2.1 Định nghĩa: Nhận thức lý tính là quá trình nhận thức phản ánh các thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện tượng, khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
3.2.2 Các quá trình của nhận thức lý tính: bao gồm có tư duy và tưởng tượng.
- Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Sản phẩm của tư duy là các tri thức mới như các khái niệm, công thức, định luật,…
- Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Sản phẩm của tưởng tượng là những hình ảnh, biểu tượng mới trên cơ sở của những biểu tượng đã có trước đó.
3.2.3 Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng
- Cùng nằm trong nấc thang nhận thức lý tính, tư duy và tưởng tượng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau khi giải quyết một tình huống có vấn đề.
- Tưởng tượng tìm ra lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề khi tư duy bế tắc, tưởng tượng cho phép ta “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn cứ hình dung được kết quả cuối cùng.
- Nhờ có tư duy mà tưởng tượng của con người mang tính khách quan, hiện thực hơn, giảm bớt sự bất hợp lý, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ vốn là điểm yếu của quá trình tưởng tượng.
3.3 Trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây.
Sản phẩm của trí nhớ là những hình ảnh, biểu tượng.
Trí nhớ là giai đoạn trung gian của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
4. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là các mức độ nhận thức khác nhau của con người, chúng có quan hệ biện chứng với nhau để nhận thức của con người trở nên hoàn chỉnh, điều này được thể hiện như sau:
+ Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nguồn nhiên liệu cho nhận thức lý tính Vd: Khi quan sát trời sắp đổ mưa
+ Nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính đầy đủ hơn, chính xác hơn, tinh vi hơn.
Vd: Có sự hướng dẫn của ngôn ngữ hay tư duy thì cảm giác, tri giác trở nên chính xác hơn, tinh vi hơn.
- Mối quan hệ ấy được kiểm nghiệm trong thực tiễn, thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức.