NGÔN NGỮ VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜ

Một phần của tài liệu Tam ly hoc nhan thuc (Trang 26 - 29)

con máy móc thì không thể có.

- Con người trong quá trình tư duy còn sử dụng các kinh nghiệm của các thế hệ trước được đúc kết lại thông qua ngôn ngữ.

- Tư duy của con người không tự nhiên nảy sinh mà do nhu cầu của cuộc sống.

- Tư duy của con người có khả năng hướng tới quá khứ, hiện tại và tương lai.

- Tư duy của con người xuất phát từ nhận thức cảm tính, nó phản ánh mối quan hệ xã hội lịch sử.

- Tư duy của con người mang tính kế thừa giữa các thế hệ.

3.7 Một số nghiên cứu về tư duy.

Xuất phát từ tầm quan trọng của tư duy, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tư duy:

- Các nhà tâm lý học cấu trúc - Các nhà tâm lý học hành vi

- Mộ số tác giả như: Dance, Makinxki,….

Từ đó họ đã phát hiện ra các quy luật cũng như các mối quan hệ của tư duy.

IV. NGÔN NGỮ VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI NGƯỜI

(Phần 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 GT TLH ĐC tr 108 – 116)

4.1 Định nghĩa

- Ngữ ngôn là một hệ thống các dấu hiệu có chức năng như phương tiện của sự tiếp xúc, là phương tiện của tư duy. Ngữ ngôn đặc trưng cho từng dân tộc.

- Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn nhất định để giao lưu tư tưởng, tình cảm. Ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng nói. Ngôn ngữ mang tính cá nhân.

4.2 Chức năng của ngôn ngữ

- Chức năng chỉ nghĩa - Chức năng khái quát hoá - Chức năng giao tế

4.3 Các loại ngôn ngữ

- Ngôn ngữ bên ngoài + Ngôn ngữ nói + Ngôn ngữ viết - Ngôn ngữ bên trong

4.4 Hoạt động ngôn ngữ

- Hoạt động biểu đạt - Hoạt động hiểu biểu đạt

4.5 Bản chất của ngôn ngữ và hoạt động lời nói. (Chú ý phần trọng tâm)

4.5.1 Bản chất của ngôn ngữ (lời nói)

Xét về bản chất của ngôn ngữ thì có nhiều quan điểm khác nhau như; quan điểm tự nhiên về ngôn ngữ và quan điểm xã hội - lịch sử.

4.5.1.1 Quan điểm tự nhiên cho rằng:

- Ngôn ngữ là bản năng của con người, sinh ra đã có

- Ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên, nó quá trình sinh ra, quá trình diễn tiến, quá trình biến đổi và tiêu vong như một cơ thể sống.

- Ngôn ngữ đống nhất với dấu hiệu của một chủng tộc như; đặc điểm cơ thể, màu da, tiếng nói, phát âmm,…

- Ngôn ngữ mang tính di truyền và có tính chất sinh vật.

4.5.1.2 Quan điểm xã hội - lịch sử cho rằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên “con người” cũng như hình thành cả xã hội loài người.

- Ănghen đã nói “Trước hết là lao động, sau lao động là ngôn ngữ, đó là

hai yếu tố đã biến não vượn thành não người”.

- Ngôn ngữ là công cụ, là phương tiện của loài người, nó đặc trưng cho mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người, để tạo điều kiện cho con người có thể gia nhập vào xã hội loài người, cóp thể tham gia vào hoạt động để giao tiếp với nhau, để nhận thức và cải tạo thế giới, đồng thời cai tạo chính bản thân mình.

- Ngôn ngữ là công cụ để hình thành ý thức và tự ý thức của con người. - Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội, là công cụ xã hội, mang bản chất xã hội - lịch sử; thông qua ngôn ngữ con người lĩnh hội, học hỏi những kinh nghiệm của thế hệ đi trước, biến nó thành cái riêng của bản thân, tạo ra sự phát triển nhân cách, tâm lý cho bản thân.

- Ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ để sản xuất ra tư tưởng, tình cảm của con người, sau đó khái quát lại thành những nét tính cách, tâm lý riêng. Hay nói cách khác, ngôn ngữ giúp con người trao đổi tình cảm, tư tưởng và tư duy.

Như vậy, xuất phát từ nguồn gốc xã hội nên ngôn ngữ mang bản chất xã hội - lịch sử. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là tiêu chí để xã hội tồn tại, là tiêu chí để phát triển xã hội, xây dựng các quan hệ xã hội, xây dựng nên nền kinh tế tri thức.

Nhận xét: Với tầm quan trọng của mình, ngôn ngữ trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như TLH, dân tộc học,…Chủ nghĩa tự nhiên coi ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên, đồng nghĩa với việc đã phủ nhận bản chất xã hội - lịch sử của ngôn ngữ.

4.5.2 Bản chất của hoạt động lời nói.

a. Hoạt động lời nói là hoạt động của cá nhân được hình thành trong đời sống xã hội của con người. Trong đó, con người tiếp thu và sử dụng tiếng nói của dân tộc, của cộng đồng vào quá trình nhận thức, giáo tiếp để lĩnh hội nền văn hoá xã hội - lịch sử, hình thành và phát triển nhân cách con người.

- Viết là sử dụng các âm tự, con chữ để mà viết ra.

- Nói là sử dụng âm thanh, âm vị, hoạt động của cơ quan phát âm để thu nhận và phát ra âm thanh.

- Các cử chỉ điệu bộ

c. Hoạt động lời nói là một hiện tượng xã hội đặc biệt, nó có chức năng chỉ nghĩa và thông báo.

d. Hoạt động lời nói là hoạt động mang tính cá nhân, trong đó cá nhân sử dụng hoạt động lời nói để nhận thức lẫn nhau, để tiếp thu thông tin, để cùng nhau giao tiếp và hoàn thiện bản thân.

e. Hoạt động lời nói bao gồm hai mặt: mặt biểu đạt và mặt hiểu biểu đạt. biểu đạt.

Mặt biểu đạt: là mặt sản sinh ra lời nói (hay nó chính là quá trình xuất tâm). Đó là quá trình mà ngôn ngữ được hình thành do ý chủ quan của cá nhân về nội dung cần nói ra hoặc viết ra và chuyển các ý chủ quan này thành lời nói. Về thực chất đó là quá trình chuyển ý thành lời.

Một phần của tài liệu Tam ly hoc nhan thuc (Trang 26 - 29)