Ngày hỏa táng

Một phần của tài liệu Hỏa táng Nhật Bản và so sánh với Việt Nam (Trang 30)

6. So sánh hỏa táng theo nghi lễ Phật giáo giữa Việt Nam và Nhật Bản

6.2.2 Ngày hỏa táng

Trong quá trình thực hiện tang lễ theo nghi thức hỏa táng, ở Việt Nam và Nhật Bản cho thấy những khác biệt hẳn. Một phần là do hỏa táng ở Nhật là một hình thức tang lễ phổ biến và được thực hiện nhiều hơn ở Việt Nam, một đất nước từ lâu đã có truyền thống thực hiện tang lễ theo nghi thức thổ táng. Một phần theo ý kiến, hình thức thổ táng ở Việt Nam phổ biến hơn hẳn một phần là do ảnh hưởng của văn hóa Hán, một phần là do ảnh hưởng của truyền thống xưa nay, lấy nghề nông làm gốc mà khi chết cũng muốn về với đất để được yên bình.

Nội dung

Các bước nghi lễ

+ Ngày đầu tiên là ngày người đó chết.

+ Ngày thứ hai thì người chết sẽ được cho vào quan tài và gia quyến sẽ thức canh suốt đêm cho người chết (Tsuya), suốt đêm người ta thắp nến và đốt hương trầm. Ban ngày tang gia sẽ mời các nhà sư đến tụng niệm và tiếp khách đến phúng điếu. Trong ngày này,

+ Tang lễ được cử hành tại gia hoặc ở nhà tang lễ, mời pháp sư đến tụng niềm, tiếp khách phúng viếng. Trong này, người chết sẽ được thầy thu đặt pháp danh mới (kaimyo) và cuối cùng người chết được đem đi hỏa thiêu trong ngày.

Nghi lễ trước hỏa táng của người Việt Nam chính là nghi lễ tang ma. Đối với người Việt, nghi thức trước hỏa táng

hay thổ táng đều có chung một hình thức tang ma giống nhau.

Nội dung

lễ Lễ phúng điếu

Thực hiện nghi lễ tang Osame no shiki ( 納めの式 ) trong Phật giáo (Nghi lễ này chỉ có người thân trong gia đình tham gia)

Lễ vật xưa được hiểu gồm có nhang, đèn, hoa,quả bánh trái và tiền bạc để giúp tang chủ phụ lo cho đám tang trong tinh thần tương thân gia tộc, xóm làng.

+ Tại nhà hỏa táng, người của nhà hỏa táng sẽ đặt quan tài, di ảnh, bài vị của người đã khuất, hoa tươi, lư hương nhang trên một chiếc bàn nhỏ ở trước lò thiêu. Và nếu như nhà sư có cùng đến nhà hỏa táng thì ông sẽ đọc lớn kinh văn.

+ Người trưởng gia đình, các thành viên trong gia đình, những người đến đưa tiễn sẽ khóc tiễn người đã khuất và người của nhà hỏa táng sẽ kéo quan tài vào lò thiêu và châm lửa thiêu nó.

+ Cuối cùng, tất cả những người đưa tiễn sẽ đi đến phòng chờ chờ đợi và nhớ về những kỷ niệm đã trải qua cùng với người đã khuất.

+ Xương được xếp theo một trật tự trong một chiếc bình trang trọng.

+ Người Nhật quan niệm bộ xương nằm trong lọ là toàn bộ thân thể của người đã khuất nên hành động chia xương cốt là điều cấm kị.

+ Tùy vào từng tôn giáo khác nhau mà các nghi lễ trước khi hỏa thiêu cũng sẽ có phần khác nhau.

+ Sau khi thân nhân tiến hành xong các nghi thức cần thiết, nhân viên lò hỏa thiêu sẽ hô: "Đến giờ hạ huyệt, thân nhân người quá cố lưu ý cho!'' Chiếc áo quan vừa hạ huyệt sẽ được đưa vào lò thiêu.

+ Nếu hỏa thiêu bằng lò điện thì thường người con trưởng hoặc người có tiếng nói nhât trong gia đình (thường là nam) sẽ là người ấn nút/gạt cần thiêu. Nếu thiêu lò củi thì cũng người ấy sẽ là người châm lửa.

+ Sau đó, gia quyến người quá cố xuống phòng hỏa táng, ngồi vào dãy ghế của khu vực dành riêng cho họ. (hoặc có thể ra về đợi ngày hẹn lấy cốt).

+ Mỗi lần thiêu là từ 2 - 3 tiếng đồng hồ Sau khi thiêu thành tro, công nhân mở lò thiêu lấy tro cốt còn đang đỏ rực, bỏ trên một cái khay sắt hình chữ nhật rồi dùng xe đẩy tay chuyển qua góc phòng nhỏ bên kia, cầm đũa gắp từng miếng vụn chưa cháy hết để qua một bên.

+ Tro cốt được lựa ra, phần cốt là của người còn phần tro là phần gỗ hòm. Sau đó được cho vào hũ rồi đánh số ghi tên.

+ Sau hỏa táng, việc để tro cốt, thờ cúng tro cốt ở đâu là sở thích của từng gia đình, không có gì ảnh hưởng đến người chết cả, điều này tùy thuộc vào ý thích của gia đình và

Hầu hết các dân tộc đều xem tang lễ là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong chuỗi nghi lễ vòng đời của mỗi con người. Hai điểm mốc khi bắt đầu cuộc sống và khi kết thúc nó là thời điểm mà mỗi con người chỉ trải qua một lần duy nhất trong đời. Do đó mà văn hóa dân tộc cũng được đúc kết đặc sắc và riêng biệt thể hiện những quan niệm truyền thống, những quan niệm về giá trị cuộc sống thông qua tang lễ.

Mỗi dân tộc khác nhau sẽ có mỗi cách đưa tiễn khác nhau trong tang lễ. Trong khi Việt Nam, một đất nước có lịch sử lâu đời gắn bó với nền văn minh trồng lúa nước, thì yếu tố văn hóa gắn bó với đất,với nước cũng được thể hiện trong tang lễ. Hình thức thổ táng phổ biến trong phong tục tang ma Việt Nam thể hiện rõ điều này với quan niệm trở về với đất mẹ bình yên. Trong khi, hỏa táng ở Việt Nam là hình thức du nhập sau còn mang nhiều nét sơ khai thì ở Nhật Bản hỏa táng được chọn như là cách đưa tiễn cuối cùng đã lâu đời. Hỏa táng du nhập vào Nhật Bản cùng lúc với sự truyền bá của Phật giáo, do vậy mà hỏa táng ở Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng từ Phật giáo Ấn Độ. Sự ảnh hưởng này đã tiếp biến nhiều với tôn giáo Nhật Bản và văn hóa dân tộc mà có nhiều thay đổi, qua từng thời kỳ lại xuất hiện nhiều biến đổi cho phù hợp với bối cảnh thời đại.

Bài tiểu luận nghiên cứu nghi lễ hỏa táng ở Nhật Bản thời hiện đại, chủ yếu về cách thức, những yếu tố liên quan trong một tang lễ Phật giáo. Tuy còn mang nhiều nét nghiên cứu chưa sâu, nhưng mong rằng sẽ đóng góp được phần nào kiến thức, giúp người đọc củng cố lại yếu tố liên quan trong văn hóa Việt Nam, đưa người đọc gần hơn một bước đến với đời sống văn hóa Nhật Bản, đồng thời thông qua so sánh điểm tương đồng và khác nhau trong tang lễ hỏa táng ở hai nước. Nhóm nghiên cứu cũng mong rằng bài tiểu luận này có thể trở thành tài liệu cho những nghiên cứu văn hóa sâu hơn sau này.

Một phần của tài liệu Hỏa táng Nhật Bản và so sánh với Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w