SỬ DỤNG LỢI THẾ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 27)

1.Sử dụng lợi thế cạnh tranh để định vị doanh nghiệp:

Doanh nghiệp sẽ chọn làm những gì mà họ đang có lợi thế cạnh tranh nhất. Và đó cũng là nguyên tắc của định vị: làm thế nào để khách hàng cảm nhận rõ ràng là giá trị gia tăng của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng có tính chất đặc thù và / hoặc đặc sắc hơn so với các giá trị gia tăng có từ các doanh nghiệp khác.

Ví dụ: Sài Gòn Co.opMart định vị mình là “Nơi mua sắm đáng tin cậy” 2.Sử dụng lợi thế cạnh tranh để định vị sản phẩm của doanh nghiệp:

Định vị sản phẩm cũng dựa trên những lợi thế cạnh tranh, phải dựa trên những tiêu chí mà đã dùng để định vị doanh nghiệp, định vị doạnh nghiệp là khuôn mẫu cho việc định vị sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp

Ví dụ: Volvo định vị cho mình là loại ô tô an toàn, trong khi Mercedes muốn người tiêu dùng liên tưởng tới sự sang trọng, đẳng cấp. Nescafé Café Việt được định vị là “mạnh”, trong khi G7 lại truyền thông là “mạnh chưa đủ, phải đúng gu”...

SỬ DỤNG LỢI THẾ CẠNH TRANH

3. Sử dụng lợi thế cạnh tranh để giữ và lôi kéo thêm khách hàng mục tiêu:

Với lợi thế cạnh tranh hiện có, doanh nghiệp có thể đầu tư một cách thích đáng để phát huy tối đa lợi thế này để duy trì sự hài lòng và giữ chân những khách hàng hiện có, thu hút thêm những khách hàng tiềm năng.

4. Sử dụng lợi thế cạnh tranh để tạo hàng rào chắn ngăn ngừa sự thâm nhập ngành của các đối thủ mới và sự lấn chiếm thị phần của các đối thủ hiện hữu:

Lợi thế cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra một hàng rào chắn, có thể về: chất lượng, thời gian, không gian, dịch vụ, thương hiệu hoặc về giá cả, để ngăn chặn sự thâm nhập của các đối thủ mới và sự lấn thị phần của các đối thủ hiện tại

Một phần của tài liệu CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 27)