Lý thuyết xung đột

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp xã, phường hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Phú Sơn, huyện Ba Vì và phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng (Trang 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.Lý thuyết xung đột

Xung đột xã hội, về mặt khách quan là không thể tránh khỏi trong bất kỳ cơ cấu xã hội nào. Toàn bộ quá trình phát triển xã hội nằm ở xung đột và thỏa thuận, hòa hợp và đối đầu.

Xung đột thực chất là một trong những kiểu tác động xã hội mà chủ thể và người tham gia trong đó là các cá thể đơn lẻ, các tập đoàn, các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, sự tương tác xung đột tạo ra sự đối đầu giữa các bên, tức là hành động nhằm chống đối nhau.

Đó là hình thức đấu tranh giữa các lực lượng xã hội đối lập nhau (những tập hợp cộng đồng người hình thành một cách tự phát như dòng họ, tộc người, dân tộc, địa phương, quốc gia, giai cấp hoặc được tổ chức một cách có ý thức như các đảng phái, hội đoàn). XĐXH kịch liệt hơn tranh chấp, ganh đua, cạnh tranh hoà bình, có thể kịch liệt đến mức đột phá mọi quy tắc, pháp luật như bạo loạn, chiến tranh, vv. XĐXH bắt nguồn từ những mâu thuẫn không đối kháng có thể được hạn chế hoặc điều chỉnh trong khuôn khổ một trật tự xã hội nhất định. XĐXH bắt nguồn từ những mâu thuẫn đối kháng đe doạ sự ổn định cơ sở kinh tế của hệ thống xã hội, tất yếu dẫn đến cách mạng làm thay đổi cả trật tự xã hội theo hướng tiến bộ.

Nguyên nhân của XĐXH suy đến cùng là sự bất bình đẳng xã hội trong việc phân phối tài sản, quyền lực, danh vọng. Bất bình đẳng xã hội xuất hiện cùng với giai cấp, xã hội phân hoá theo hướng hai cực: bóc lột - thống trị và bị bóc lột - bị trị. Đấu tranh giữa các giai cấp đối kháng diễn ra dưới hình thức đấu tranh tư tưởng, đấu tranh kinh tế, đỉnh cao là đấu tranh chính trị giành chính quyền, phá bỏ trật tự xã hội cũ, lập ra trật tự xã hội mới. Đấu tranh phe phái bên trong giai cấp thống trị hoặc giữa các giai cấp thống trị ở những nước khác nhau (đảo chính trong nước, chiến tranh chinh phục, thôn tính thời phong kiến, đế quốc) cũng có tính đối kháng nhưng chỉ đưa đến những biến đổi cục bộ, không có ý nghĩa cách mạng.

Cơ sở của xung đột là những mâu thuẫn chủ quan – khách quan, nhưng hai hiện tượng này (mâu thuẫn và xung đột) không nên đánh đồng nhau. Cơ sở của xung đột chỉ là những mâu thuẫn mà nguyên nhân của chúng là sự bất tương đồng về lợi ích, nhu cầu và giá trị.

Theo Dahrendorf - người phát ngôn chính của quan điểm rằng xã hội có hai mặt: xung đột và tương đồng. Ông tập trung vào các cấu trúc xã hội lớn. Trung tâm luận đề của ông là ý tưởng rằng các vị trí khác nhau trong xã hội có một số lượng quyền hạn khác nhau, quyền hạn không tập trung vào các cá thể mà vào các chức vụ. Ông đã không chỉ chú ý đến cấu trúc của các vị trí này mà cả xung đột giữa chúng: “nguồn gốc cấu trúc của các xung đột này phải được tìm kiếm trong sự sắp xếp các vai trò xã hội được phú cho với những triển vọng về sự thống trị hay bị khuất phục”.

Thuyết xung đột củ a R. Dahrendorf cho rằng XĐXH có chức năng tăng cường tính thích ứng của tổ chức xã hội, chính là bảo đảm tính liên tục của xã hội. Cả hai thuyết đều phiến diện, nhưng lại bổ sung lẫn nhau. Cần nhận thức xã hội về cả hai mặt đồng thời và lịch thời: mặt đồng thời thì xem xét cấu trúc xã

hội, mặt lịch thời thì xem xét quá trình xã hội. Hai trạng thái cân bằng và xung đột nằm trong cùng một quá trình, quan hệ với nhau tương tự như quan hệ giữa trị và loạn, thường và biến.

Trong các kiểu tác động qua lại của xung đột, các nhà nghiên cứu xã hội học đã chia ra thành các loại hình xung đột khác nhau như: xung đột sự thật: sự đụng độ về các lợi ích đang tồn tại một cách khách quan do những người tham gia ý thức được, và không phụ thuộc vào nhân tố đang bị biến đổi không đáng kể nào đó. Xung đột ngẫu nhiên hay có điều kiện: phụ thuộc vào sự biến đổi tình hình ngẫu nhiên, mà những người tham gia chưa ý thức được, nó được rút ngắn trong trường hợp ý thức được phải có đối sách thực tế....

Theo quan điểm của nhà xã hội học Collins về lý thuyết xung đột, ông cho rằng lý thuyết xung đột chất chứa các vấn đề phức tạp, ông hướng tập trung vào sự phân tầng xã hội, vì nó là một thể chế đụng chạm đến rất nhiều các đặc tính của đời sống. Theo ông, xung đột có thể dẫn đến một số các thể bị cách ly vào vai trò tích cực và nó phục vụ cho một chức năng liên lạc. Trước xung đột, các nhóm có thể không bảo đảm về lập trường của đối thủ, nhưng như là một kết quả của xung đột, các lập trường và ranh giới giữa các các nhóm thường trở nên rõ ràng. Các cá thể do đó có khả năng tốt hơn để quyết định một hành động đúng đắn trong quan hệ đối với kẻ thù của họ. Xung đột cho phép các phe có một ý tưởng tốt hơn về sức mạnh tương đối của họ và có thể tăng cường hơn khả năng nối lại tình hữu nghị hoặc hòa giải với nhau.

Vận dụng lý thuyết xung đột vào đề tài này, sẽ giúp chúng ta giải thích được những mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội trong việc giải quyết KN , TC hiện nay tại xã phường . Các xung đột trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, và các xung đột về lợi ích giữa các nhóm xã hội đang cần có được những giải quyết kịp thờ i. Và đó cũng chính là nguyên nhân chính của số đơn

thư KN, TC ngày một nhiều, đặc biệt là các đơn thư KN , TC liên quan đến tình hình giải quyết tranh chấp, KN, TC về đất đai.

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CẤP XÃ, PHƢỜNG HIỆN NAY

2.1. Vài nét khái quát về tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân

Nhận xét đầu tiên, dễ thấy nhất là số công dân đến trụ sở tiếp dân khiếu kiện ngày càng tăng (năm 2006 tăng 34,3% so với năm 2005, năm 2007 tăng 33% so với năm 2006, năm 2008 tăng 2,1% so với năm 2007, tăng 34,6% so với năm 2006 và tăng 104,9% so với năm 2005). Khiếu kiện đông người năm 2007 tăng so với năm 2006, năm 2008 giảm không đáng kể so với năm 2007 và số đoàn khiếu kiện đông người vẫn rất nhiều (năm 2006 là 145 đoàn, năm 2007 là 171 đoàn, năm 2008 là 142 đoàn).2

Người dân đi khiếu kiện với nhiều nội dung, nhưng chủ yếu vẫn là: (i) khi thu hồi đất, bồi thường chưa thoả đáng, (ii) đòi lại đất cũ, (iii) đòi lại nhà, (iv) đòi tài sản cải tạo công thương nghiệp, (v) kiến nghị sửa đổi chính sách của Nhà nước, (vi) tòa án xét xử chưa khách quan, (vii) tố cáo cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực, cơ quan chức năng giải quyết KN, TC rườm rà, chậm, gây khó khăn cho người dân.

Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi là đơn vị hành chính cơ sở) có vai trò rất quan trọng, đó chính là nơi diễn ra các hoạt động của xã hội. Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước muốn đi vào đời sống xã hội đều cần phải đến tận cơ sở để mọi người thực hiện. Tuy nhận thức về trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn về công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC tại cơ sở có được nâng lên so với trước, song một số nơi

2 Nguồn: Ths, Chuyên viên cao cấp Nguyễn Văn Hiệp. “Giải quyết khiếu nại, tố cáo - Nhìn

còn chưa quan tâm đầu tư thời gian và công sức để điều tra, giải đáp thắc mắc của công dân tại cơ sở.

Nhiều chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chưa bố trí nơi tiếp dân hoặc chưa tạo điều kiện tốt để người dân thực hiện quyền KN, TC, chưa gắn công tác tiếp dân với việc giải đáp vướng mắc của nhân dân, thậm chí còn đổ lỗi khách quan, vin vào một số bất cập của chính sách trong từng thời kỳ cụ thể để đùn đẩy trách nhiệm. Chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết KN, TC của công dân tại cơ sở còn nhiều hạn chế, có vụ việc giải quyết không đúng thẩm quyền, áp dụng chính sách pháp luật chưa đúng.

Nhiều nơi, chính quyền xã, phường, thị trấn chưa quan tâm đối thoại công khai với người dân để có biện pháp giải quyết thấu tình đạt lý, phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn tại địa phương. Một số vụ việc, người giải quyết còn áp đặt ý thức chủ quan cá nhân, nguy hiểm hơn là việc gắn cá nhân vào quá trình giải quyết KN, TC, hoặc dùng mệnh lệnh hành chính thuần túy áp đặt, mà không xem xét các khía cạnh về pháp lý, thực tiễn; còn hiện tượng né tránh, đổ lỗi cho người khác, cơ quan khác.

Vì vậy, sau khi giải quyết lần đầu, vẫn còn khoảng 50% số vụ việc người dân chưa thỏa đáng, tiếp tục khiếu kiện vượt cấp. Ðáng nói là, một số vụ việc xảy ra ban đầu không phức tạp, nhưng do cách giải quyết của chính quyền cơ sở thiếu chính xác, cho nên dẫn tới kéo dài, lòng vòng khiến kỷ luật, kỷ cương tại cơ sở chưa nghiêm.

Thậm chí có trường hợp cấp trên đã kết luận, hoặc chỉ đạo cấp xã, phường giải quyết, nhưng vẫn không thực hiện nghiêm, dẫn tới công dân tiếp tục khiếu kiện. Nhiều vi phạm trong quản lý Nhà nước, nhất là quản lý Nhà nước về đất đai như chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất, cấp đất, v.v. không xử lý nghiêm tại cơ sở. Việc đo đạc, cắm mốc

giới, lập hồ sơ quản lý, quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, v.v. còn chậm và nhiều sai sót; tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép vẫn diễn ra ở một số nơi chưa kịp thời ngăn chặn dẫn đến người dân bức xúc khiếu kiện. Chế độ báo cáo tình hình, kết quả tiếp công dân về giải quyết KN, TC nhiều xã chưa thực hiện nghiêm, dẫn tới việc cấp trên không nắm bắt kịp thời, chính xác để chỉ đạo, v.v.

2.2. Thời gian giải quyết các KN, TC cấp xã, phƣờng hiện nay.

Theo quy định của Luật KN ,TC thì “Trong th ời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do”(3). Điều 36 của Luật này cũng ghi rõ : “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.” Như vậy, việc quy định về thời gian và thời hạn giải quyết KN ,TC của luật KN ,TC là khá rõ ràng , tuy nhiên , người dân thường xuyên phải chịu cảnh chờ đợi để được giải quyết đơn thư KN , TC của mình . Số liệu điều tra cho thấy , có tới 33% số người được hỏi cho biết , việc giải quyết KN,TC của xã/phường mì nh không đúng với thời gian ghi trong giấy hẹn .

Bảng 2.1. Thời gian được giải quyết KN, TC đúng với thời gian mà cán bộ đã hẹn

Thời gian giải quyết KN, TC Số lượng Tỉ lệ% Có, đúng với thời gian đã hẹn 178 51.0 Không đúng với thời gian đã hẹn 163 46.7

Không được giải quyết 8 2.3

Tổng 349 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, có tới 51% số người được hỏi cho biết họ đã được cán bộ làm công tác giải quyết KN , TC giải quyết đúng với thời gian đượ c ghi trong giấy hẹn, tuy nhiên con số 49% số người cho biết đơn thư KN , TC của họ đã không được giải quyết đúng hẹn hoặc không được giải quyết cũng là một con số không nhỏ. Tình trạng giải quyết đơn thư KN , TC của công dân khô ng đúng với thời gian đã hẹn còn kéo theo cả tình trạng hẹn đi , hẹn lại nhiều lần . Có 53% số người trả lời cho biết có hiện tượng cán bộ giải quyết KN , TC đòi hỏi người KN, TC phải đi lại nhiều lần để bổ sung , hoàn thiện giấy tờ . Có sự khác biệt trong nhóm những người ở nông thôn và đô thị . Có 64% số người ở phường Minh Khai cho biết họ phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện , bổ sung giấy tờ , trong khi con số này ở xã Phú Sơn là 42%.

Biểu đồ 2. 1. Tỉ lệ số người phải đi lại nhiều lần để bổ sung, hoàn thiện giấy tờ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

64 42 0 10 20 30 40 50 60 70 Phường Minh Khai

Xã Phú Sơn

Ngoài ra , một tỉ lệ nhỏ người dân còn cho biết , họ không được hẹn lại về thời gian đến giải quyết KN , TC của mình .

Bảng 2.2. Số lần hẹn thời gian đến giải quyết KN, TC của người dân

Số lần hẹn lại thời gian đến giải

quyết KN,TC Số lượng Tỉ lệ %

Có, 1 lần 30 17,5

Có, 2 lần 80 46,8

Có, trên 2 lần 54 31,6

Không được hẹn lại 7 4,1

Tổng 171 100

Như vậy, việc hẹn đi hẹn lại người dân đi lại nhiều lần để giải quyết KN , TC là khá phổ biến , có đến gần 79% số người không được giải quyết đúng với thời gian đã hẹn cho biết , họ được hẹn đi hẹn lại từ 2 lần trở lên để giải quyết KN, TC của mình .

Tôi đã gửi đơn khiếu nại lên xã cả tháng nay rồi mà họ vẫn chưa giải quyết song, cứ hẹn đi hẹn lại mãi. Lần nào tôi lên hỏi họ cũng hẹn tuần sau quay lại, tôi đi lại 3 lần rồi mà vẫn chưa có kết quả gì.

Nữ, 53 tuổi, nông dân, xã Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội. Việc phải đi lại nhiều lần để có kết quả giải quyết nhữ ng KN, TC của mình đã gây bức xúc cho người dân , đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng khiếu kiện vượt cấp . Người dân không tin vào chính quyền cơ sở khi mà thời gian giải quyết những đơn thư của họ cứ bị kéo dài m ãi.

Tôi đợi mãi mà không thấy UBND phường giải quyết đơn thư khiếu nại của mình nên tôi phải gửi lên sở Tài nguyên, Môi trường & Nhà đất để nhờ giải quyết, nhưng khi đơn thư của tôi lên đó thì lại được Sở trả về Quận để qu ận giải quyết. Đơn thư cứ vòng vèo mãi, chẳng biết bao giờ vấn đề của tôi mới được giải quyết nữa.

Nam, 56 tuổi, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Theo quy định của pháp luật, UBND cấp xã phải tiếp nhận kịp thời các tố cáo mà công dân chuyển đến . Tuy nhiên , việc người dân phải chờ đợi một thời gian dài mới được giải quyết đơn thư khiếu kiện tố cáo của mình vẫn thường xuyên xảy ra . Đôi khi, do thiếu trình độ , cán bộ giải quyết khiếu kiện tố cáo cấp xã đã không xử lý kịp thời đơn thư của người dân , khiến người dân phải khiếu kiện vượt cấp, hoặc không biết phải gửi đơn khiếu kiện , tố cáo của mình đến cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết .

Đã 3 tháng nay, gần nhà tôi có một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập đánh bạc vào các ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 hằng tuần, trong đó có cả cán bộ địa chính của xã. Tôi đã tố cáo việc này với người có trách nhiệm trong xã nhưng chỉ nhận được câu trả lời “cứ về đi, sẽ có công an đến giải quyết”. Tuy nhiên, đã gần 1 tuần trôi qua mà sới bạc này vẫn tồn tại. Chẳng lẽ chính quyền cấp xã không có khả năng giải quyết khiếu kiện. Tôi phải gửi đơn tố cáo đến cơ quan nào mới được thụ lý, xem xét?

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp xã, phường hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Phú Sơn, huyện Ba Vì và phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng (Trang 30)