8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Các mô hình lý thuyết về thái độ
Nhận thức
a. Quan điểm ba thành phần trong thái độ
Là quan điểm cơ bản được nghiên cứu từ rất sớm bao gồm ba khía cạnh (Stuart Oskamp, Attitude and Opinions):
Thái độ
Cảm xúc Hành vi
- Thành phần nhận thức bao gồm những quan điểm và niềm tin của cá nhân về một đối tượng nào đó của thái độ.
- Thành phần cảm xúc (tình cảm) là những cảm nhận và tính cảm của một ai đó về đối tượng của thái độ.
- Thành phần hành vi bao gồm xu hướng hành động của người nào đó đối với đối tượng của thái độ.
Quan điểm này yêu cầu mức độ liên hệ giữa 3 thành phần trên phải mang tính thống nhất cao, như vậy thái độ mới được xác định.
b. Quan điểm về các thành phần riêng biệt
Quan điểm này được sự ủng hộ mạnh mẽ của 2 nhà tâm lý học Fishbein và Ajzen (Stuart Oskamp, Attitude and Opinions). Theo hai ông, khái niệm thái độ liên quan nhiều đến khía cạnh tình cảm đối với việc tán thành hay không tán thành đến một đối tượng. Khía cạnh hành vi biểu thị người đó sẽ hình thành
Nhận thức
hành vi đối với một đối tượng nào đó. Hai ông cũng cho rằng không nhất thiết phải có sự phù hợp giữa nhận thức, cảm xúc và hành vi (ví dụ như quyển sách này tôi thích nhưng tôi cũng không mua nó). Điều này hoàn toàn ngược lại với quan điểm ba thành phần coi 3 khía cạnh (nhận thức, xúc cảm, hành vi) phải nằm trong cùng một thái độ.
Xét ở khía cạnh nào đó, đôi khi thái độ được tạo thành từ một trong ba thành phần trên. Chúng tôi tập trung xem xét thái độ trên 3 bình diện: nhận thức, tình cảm và hành vi (theo quan điểm 3 thành phần của thái độ).
Thái độ
Thái độ là thuật ngữ liên ngành, là đối tượng nghiên cứu của các nhà xã hội học, tâm lý học, các nhà nghiên cứu chính sách, nhân chủng học. Việc nghiên cứu thái độ giúp cho các nhà nghiên cứu, những người lập kế hoạch, chính sách… có thể dự đoán được phản ứng của người dân trước một sự kiện, hiện tượng đang xảy ra trong xã hội. từ đó có thể nhận biết xu hướng, hành vi của người dân đối với hiện tượng này.
Trong tâm lý học phương Tây, vấn đề thái độ (Attitude) thường xuyên là trọng tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, được sử dụng rất lâu, từ năm 1918. Người đầu tiên sử dụng khái niệm thái độ như là một đặc tính quan trọng trong nghiên cứu các vấn đề xã hội là Thomas và Znaniecki, hai nhà nghiên cứu người Mĩ, (năm 1918). Theo hai ông, thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị.
Gordon Allport (1991), một trong những người thành lập ra trường phái nghiên cứu về thái độ, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thái độ, nó giúp cho việc giải thích tính trước sau như một trong hành vi của người nào đó. Theo ông, đặc trưng của thái độ là sự sẵn sàng trong phản ứng, là trạng thái tinh thần hay thần kinh sẵn sàng. Nó được cấu tạo thông qua kinh nghiệm, ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến phản ứng của cá nhân đối với tất cả các đối tượng hay hoàn cảnh mà nó liên quan. Đây là định nghĩa được rất nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận.
Ở Việt Nam, thái độ, được coi là mặt biểu hiện bề ngoài của ý thức, tình cảm đối với hay việc gì thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. Hơn nữa, thái độ còn là nhận thức, là cách nhìn nhận, đánh giá và xu hướng hành động trước sự việc hay vấn đề gì đó. Như vậy, thái độ không chỉ là sự biểu hiện tình cảm ra bên ngoài mà còn bao gồm nhận thức và hành động (Nguyễn Như ý, 1998).
Từ điển Xã hội học (1994) coi thái độ là nền tảng ứng xử xã hội của cá nhân, là một hoạt động tâm lý của cá nhân. Định nghĩa này xem thái độ trong các mối quan hệ với chuẩn mực xã hội, thấy được cơ chế kinh nghiệm xã hội hình thành thái độ chủ quan cá nhân.
Từ điển Tâm lý học (2001) coi thái độ trước một số đối tượng nhất định như hàng hoá nào đó hay một ý tưởng nào đó (chính trị, tôn giáo, triết lý…), nhiều người thường có những phản ứng tức thì, tiếp nhận rõ ràng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối, như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó.
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về thái độ. Việc đưa ra một định nghĩa về thái độ là rất khó vì mỗi tác giả, mỗi trường phái dựa trên những cách hiểu của mình để đưa ra cách tiếp cận khác nhau. Từ những quan điểm trên, chúng tôi xin rút ra một khái niệm thái độ một cách đầy đủ và phù hợp với đề tài nghiên cứu: Thái độ là sự đánh giá của cá nhân, có tính chất lâu dài và ổn định thể hiện ở sự sẵn sàng phản ứng theo khuynh hướng nhất định đối với một đối tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm và hành vi của họ trong tình huống cụ thể.
Thái độ được thể hiện ở 3 mặt, tạo nên cấu trúc của thái độ, trong đó: - Thành phần nhận thức: gồm những quan điểm, sự đánh giá, hiểu biết của cá nhân về đối tượng nào đó.
- Thành phần cảm xúc (tình cảm): là những cảm nhận và tình cảm của người nào đó đối với đối tượng nhất định.
- Thành phần hành vi: bao gồm xu hướng hành động của người nào đó đối với đối tượng của thái độ.