Sơ lược tình hìn hô nhiễm môi trường tại hai khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: Quan trắc, đánh giá hiện trường các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khu đô thị, khu công nghiệp (Trang 31)

Nắn thẳng sp Gia nhiệt, 500-530 0 C

1.3.Sơ lược tình hìn hô nhiễm môi trường tại hai khu công nghiệp

Trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa tại các đô thị, thành phố diễn ra hết sức mạnh mẽ nhằm thúc đẩy nền kinh tế của khu vực và cả nước phát triển. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp nước ngoài đang nóng đến mức người ta gọi đây là "làn sóng đầu tư vào

Việt Nam lần thứ hai". Việc thuê đất trong khu công nghiệp cũng rất sôi động, các khu công nghiệp có điều kiện thuận lợi hầu như đã bán hết, các khu công nghiệp còn lại có giá thuê đất tăng chóng mặt.

Kể từ khi KCX đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm 1991, qua gần 20 năm xây dựng và phát triển (1991 – 2010), đến nay, trên cả nước có hơn 250 KCN, KCX được thành lập ở 57 tỉnh, thành phố với tổng diện tích đất tự nhiên xấp xỉ 68.000 ha, trong đó có hơn 45.000 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. Các KCN cả nước đã thu hút được hơn 8.500 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 70 tỷ USD, trong đó có gần 52 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Các KCN, KCX đã giải quyết việc làm cho gần 1,5 triệu lao động và tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp mỗi năm từ 20-25 tỷ USD.

Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đã tăng lên đáng kể từ mức 17% năm 2001 lên khoảng 30% năm 2010. Hiện tại, khoảng 1,5 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KCX. Với các kết quả đạt được như nêu trên các KCN, KCX đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như cả nước nói chung.

Chất lượng môi trường các khu công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và diễn biến rất phức tạp. Để nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường tại một khu công nghiệp cần hiểu rõ các nguồn phát sinh ra ô nhiễm. Có thể liệt kê các yếu tố ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp:

+ Nguồn gây ô nhiễm không khí xung quanh do các dây chuyền công nghệ, do giao thông vận tải, các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên trong các công ty trong khu công nghiệp...

+ Ô nhiễm tiếng ồn giao thông, máy móc.

+ Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt và công nghiệp. + Các chất thải nguy hại

+ Ô nhiễm nguồn nước thải.

1.3.1. Về ô nhiễm không khí xung quanh:

Chất lượng môi trường không khí thường được đặc trưng bằng các chỉ tiêu nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí. Các chất ô nhiễm điển hình trong môi trường không khí là: bụi lơ lửng tổng số, sulfurơ (SO2), Nitơ điôxit (NO2), cacbon ôxit (CO), cácbôníc (CO2), Hydrosulfur (H2S)... trong đó phổ biến nhất là bụi, SO2, NO2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí trong một khu Công nghiệp đó là:

- Các nguồn thải do các nhà máy trong khu Công nghiệp tạo nên. - Các nguồn thải do sản xuất công nghiệp

- Mật độ và cường độ dòng xe tham gia giao thông trong khu Công nghiệp, hay vận chuyển trong khu công nghiệp gây ra bụi và các khí thải độc hại..

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: Quan trắc, đánh giá hiện trường các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khu đô thị, khu công nghiệp (Trang 31)