So ánh và đánh giá giữa Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng và Công nghệ sản xuất xi măng lò quay

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: Quan trắc, đánh giá hiện trường các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khu đô thị, khu công nghiệp (Trang 119)

1 Đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất VLXD Công nghệ sản xuất xi măng

1.1.3.So ánh và đánh giá giữa Công nghệ sản xuất xi măng lò đứng và Công nghệ sản xuất xi măng lò quay

nghệ sản xuất xi măng lò quay

Để đánh giá về mức độ gây tác động tới môi trường xung quanh, khu vực sản xuất và các nguồn khí thải và nước thải của hai công nghệ sản xuất xi măng đề tài đã so sánh chi tiết các thông số trong cùng một vị trí để có cái nhìn tổng thể của hai công nghệ.

Hình 3.30: Hiện trạng khí SO2 xung quanh hai Nhà máy xi măng

Hình 3.32: Hiện trạng Bụi lơ lửng xung quanh hai Nhà máy xi măng

Hình 3.34: Hiện trạng khí CO Khu vực sản xuất hai Nhà máy xi măng

Hình 3.36: Hiện trạng khí CO Khu vực sản xuất hai Nhà máy xi măng

Hình 3.37: Hiện trạng Bụi lơ lửng Khu vực sản xuất hai Nhà máy xi măng

Hình 3.38: Hiện trạng tiếng ồn Khu vực sản xuất hai Nhà máy xi măng

Hình 3.40: Hiện trạng khí SO2 Khu vực ống khói hai Nhà máy xi măng

Hình 3.41: Hiện trạng khí Nox Khu vực ống khói hai Nhà máy xi măng

* Nhận xét đánh giá:

Qua các số liệu khảo sát được tại hai nhà máy của hai công nghệ sản xuất xi măng lò đứng và sản xuất xi măng lò quay ta có một số đánh giá như sau:

+ Môi trường xuang quanh:

Chất lượng môi trường không khí và bụi xung quanh tại nhà máy xi măng lò đứng cao hơn nhiều so với nhà máy xi măng lò quay.

Do một số nguyên nhân sau: (Thiết bị gia công vận chuyển, đóng bao hở, Quạt hút và thiết bị xử lý bụi không hiệu quả, Gia công nguyên liệu dạng khô, Khi vệ sinh thiết bị, Xi măng rơi vãi khi đóng bao..)

+ Môi trường sản xuất:

Đồ thị trên cho thấy lượng bụi phát sinh trong quá trình sản xuất tại các nhà máy sản xuất theo công nghệ lò đứng cao hơn nhiều so với lò quay và cao hơn tiêu chuẩn Việt nam 3733/2002/QĐ-BYT.

+ Môi trường khí thải:

Chất lượng môi trường khí thải tại ống khói của nhà máy máy xi măng lò đứng cao hơn so với nhà máy xi măng lò quay và vượt so với QCVN 19 – 2009/ BTNMT Cột A quy định nồng độ C.

Nguyên nhân do nhà sản xuất xi măng lò đứng xả khí thải trực tiếp ra môi trường mà chưa có hệ thống xử lý khí thải.

+ Môi trường nước thải:

Chất lượng môi trường nước thải của nhà máy máy xi măng lò đứng cao hơn so với nhà máy xi măng lò quay và vượt so với QCVN 40:2011/BTNMT Cột B giá trị C.

Nguyên nhân do nhà sản xuất xi măng lò đứng xả nước thải trực tiếp ra môi trường mà chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Những so sánh đó trên cho thấy tính chính sác các chính sách của nhà nước trong chiến lược và mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường là:

“Đối với nhà máy xi măng: Công nghệ xi măng lò quay phương pháp khô là công nghệ hiện đại (có mức tiêu hao nhiệt và điện thấp, ít gây ra ô nhiễm môi trường) tiếp cận được trình độ thế giới. Vì vậy, cần áp dụng rộng rãi trong sản xuất xi măng.

Nhà máy xi măng lò đứng còn nhiều hạn chế về thiết bị công nghệ, chất lượng sản phẩm và gây ô nhiễm môi trường cần được khắc phụ theo hướng:

máy móc đã cũ, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

+ Đối với một số nhà máy ở địa điểm hợp lý, có nguồn nguyên liệu dồi dào thì hiện đại hoá công nghệ, trang bị các thiết bị làm giảm bớt bụi và khí độc thải ra không khí.”

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: Quan trắc, đánh giá hiện trường các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khu đô thị, khu công nghiệp (Trang 119)