NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN:
Đối với nước ta “vốn” là một trong những khó khăn lớn nhất của quá trình chuyển đổi cơ chế hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước. Bảo đảm thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội cần đẩy mạnh khai thác mọi nguồn vốn trong nước theo tinh thần tự lực tự cường kết hợp với hỗ trợ bên ngoài. Nhằm thực hiện được mục tiêu huy động được nguồn vốn trong nước hiện nay còn tiềm tàng rất lớn thì các Ngân hàng thương mại cần có những giải pháp sau:
- Tạo được chữ tín đối với khách hàng Ngân hàng phải đảm bảo an toàn của số vốn mà khách hàng đã gử. đảm bảo thuận tiện lấy ra dễ dàng phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ, có năng lực, có phong cách, giao dịch tiếp thị tốt để sau này “vui lòng khách đến” của các Ngân hàng thương mại.
Phải có chính sách khách hàng, chủ yếu là chính sách điều chỉnh lãi suất thích hợp. Đồng thời cũng có chính sách mềm mỏng, hấp dẫn cần ưu đãi với khách hàng có số dư lớn, gửi thường xuyên, đẩy mạnh kinh doanh việc mua bán ngoại tệ, tiền mặt, đại lí séc du lịch.
- Mở rộng tín dụng làm tiên đề cho việc thu hút vốn nhân tài của tư nhân và các doanh nghiệp.
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng.
- Thực hiện bảo hiểm trách nhiệm về tiền gửi là tài sản của người gửi tiền, là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các tổ chức tín
- Có các dịch vụ khuyến mại, đa dạng hoá loại hình huy động vốn.
- Tổ chức và đào tạo nhân viên: một ngân hang muốn hoạt động tốt, không chỉ phụ thuộc vào chính sách ngân hang, mạng lưới ngân hang rộng khắp mà còn phụ thuộc trực tiếp vào nhân tố con người. Một nhân viên vuii vẻ, có trình độ chuyên môn cao, tận tình với khách hang sẽ tạo được ấn tượng tốt, đó chính là sự lựa chọn đầu tiên khi khách hang muốn gửi tiền hay vay tiền. Chính vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ngày càng quan tâm tới công tác đào tạo cán bộ viên chức cũng như công tác tuyển chọn ngay từ đầu vào, hiện tại trong quá trình hoạt động của mình Ngân hàng đã thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ cao cấp do Ngân hàng nhà nước tổ chức. từ đó, nâng cao trình đọ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ. để góp phần thực hiện văn hóa doanh nghiệp AGRIBANK với nội dung mà ban lãnh đạo đã đề ra và tổng kết trong 10 chữ: “ Trung thực, kỷ cương, sang tạo, chất lượng, hiệu quả”.
- Ngân hàng cần phải hỗ trợ công tác huy động vốn và các nghiệp vụ kinh doanh cho các chi nhánh cấp dưới, kịp thời cho cá văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm dịch vụ.
- Ngân hàng cần phải tăng cường cơ sở vật chất cho các chi nhánh, hiện dại hóa các trang thiết bị phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh với nhau, thu thập ý kiến đóng góp, kiến nghị của các chi nhánh cấp dưới, tứ đó dề ra các văn bản phù hợp thưc tế hiện nay.
- Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt: Lãi suất là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thu hút vốn tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Thấy rõ được điều đó, Ngân hàng rất chú trọng đến việc thay đổi lãi suất trong từng thời kỳ sao cho phù hợp với lãi suất thị trường nhằm thu hút nguồn tiền gửi của mọi thành phần trong nền kinh tế. Ngân hàng cần xác định được rằng biện pháp tăng lãi suất để thu hút được nguồn vốn huy động có tác động rất mạnh và nhanh. Tuy nhiên, đây là biện pháp có giới hạn, bởi việc tăng lãi suất huy động đồng nghĩa với tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Đồng thời
có liên quan trực tiếp đến lãi suất cho vay và tác động đến toàn bộ hoạt động tín dụng của Sở.Vì thế, mức lãi suất đưa ra là tuỳ theo mức độ cần thiết của nguồn vốn, tuỳ theo từng thời điểm, từng khu vực, phù hợp với khung lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định và có lợi cho người gửi, người vay và cả Ngân hàng. Đặc biệt, với cơ chế lãi suất theo tín hiệu thị trường như hiện nay càng đòi hỏi sự năng động, linh hoạt của Ngân hàng trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn để cho vay