Đất nước ta tuy còn nghèo, tích luỹ chưa nhiều nhưng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư trong các doanh nghiệp và tổ chức xã hội còn lớn, nếu có chính sách và biện pháp huy động tốt để gom góp lại sẽ trở thành nguồn vốn lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Qua số liệu và thực tế đã chứng minh về công
huy động vốn huy động được chưa phải là thoả mãn nhu cầu của kinh doanh nhưng đó cũng là một kết qúa lớn về việc vấn đề tạo vốn, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại ngày càng phát triển.
4.1 Những nguyên nhân chủ yếu:
- Xác định rõ vị trí quan trọng hàng đầu của việc nguồn vốn trong việc hoạt động kinh doanh của mình.
- Có chính sách lãi suất hoạt động tương đối hợp lí, nhiệm vụ và biện pháp huy động vốn đúng đắn thích hợp.
- Tạo ra chính sách khách hàng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ. - Đảm bảo an toàn vốn và tài sản bằng các biện pháp tăng cường kiểm tra giám sát, quản lí nghiêm minh để.
4.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả quá trình huy động vốn:
Trước sự đòi hỏi của nền kinh tế nước ta vào thời kì thay đổi và mở cửa với vị trí và trách nhiệm của mình các Ngân hàng còn bộc lộ một số khó khăn tồn tại ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của mình cụ thể.
- Nền kinh tế tài chính chưa thật sự ổn định vững chắc sự mất giá của đồng tiền trong những năm trước cơn ám ảnh, do đó một bộ phận đáng kể trong dân chúng chưa yên tâm gửi tiền.
- Các Ngân hàng thương mại còn thiếu những hình thức huy động vốn hấp dẫn để thu hút khách hàng tham gia.
- Khối lượng tiền nhàn rỗi, chờ đợi để đưa vào hoạt động kinh doanh hoá được nên khách hàng có thể gửi vào loại không kỳ hạn nhưng lãi suất tiền gửi lại rất thấp chưa theo kịp chỉ số trước giá nên không có tác dụng kích thích.
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế gửi tại các Ngân hàng còn phát triển chậm và có xu thế giảm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
CHƯƠNG III