Marketing trực tiếp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội (Trang 61)

Cũng giống như hầu hết các công ty lữ hành khác, Trung tâm du lịch Công đoàn Hà Nội khá chú trọng đến các hoạt động Marketing trực tiếp. Cụ thể :

Công ty cũng thường xuyên gửi thư trực tiếp tới khách hàng của mình giới thiệu các chương trình du lịch của công ty…Nhưng phần lớn đối tượng

nhận thư của công ty là những khách quen, và chủ yếu là các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp,các đối tác quen thuộc với công ty.

Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư rất nhiều để thiết kế và cho ra đời các tập g ấp mới gửi đến các khách hàng của Trung tâm. Song song với việc gửi thư giới thiệu chương trình, các nhân viên bán của công ty cũng nó nhiệm vụ gọi điện thoại giới thiệu các chương trình theo tháng hoặc theo mùa của công ty cho khách hàng.

Ngoài ra, webside cũng là một phương diện Maketing trực tiếp mà Trung tâm đang sử dụng. Thông qua website này khách hàng có thể đăng ký mua tuor trực tiếp với công ty. Tuy nhiên cũng như hầu hết các website của Trung tâm chưa có hiệu quả. Hầu như không có khách đặt mua thông qua đường liên kết này. Đây là tình trạng chung của các thông tin trực tuyến ở Việt Nam.

2.3 Đánh giá kết quả các chương trình xúc tiến

Qua việc nghiên cứu về các chương trình và các hoạt động truyền thông trong thời gian qua của Trung tâm thấy còn một số vấn đề nổi cộm sau:

Việc gửi các tập gấp của chương trình đến các đối tượng khách qua đường bưu điện còn nhiều bất cập. Việc gửi thư các khách hàng thông qua các tổ chức Công đoàn hoặc thông qua Ban lãnh đạo Công ty còn nhiều lỗ hổng khiến cho lượng thư bị trả lại cũng rất nhiều do địa chỉ không rõ ràng hoặc các đơn vị đã chuyển địa điểm. Điều này khiến cho Trung tâm vừa mất thời gian và mất tiền. Chính vì vậy cần có sự quản lý thông tin về khách hàng của Trung tâm một cách cặn kẽ.

Trung tâm là một doanh nghiệp kinh doanh hướng ra thị trường trong và ngoài nước thì website sẽ là một phương tiện rất quan trọng góp phần vào việc tiếp cận khách hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng, quảng bá cho công ty và bán hàng trực tuyến. Thế nhưng hoạt động qua website của công ty

còn quá yếu. Trang web thì còn sơ sài, không hấp dẫn. Các hoạt động quảng bá qua website hầu như không có. Đây là một yếu điểm mà Trung tâm phải kịp thời khắc phục và cần một kế hoạch đầu tư vào mảng quảng bá trên mạng cũng như đặt hàng trên mạng của Trung tâm.

Ngoài ra, trên thực tế Trung tâm chưa có một hoạt động đánh giá kết quả các chương trình xúc tiến một cách cụ thể do chưa bao giờ thực hiện các cuộc điều tra nghiên cứu, thống kê một cách chính thức, cụ thể.. Thông thường Trung tâm xây dựng kế hoạch xúc tiến dựa vào tình hình ngân sách dành cho Marketing và xúc tiến trong năm tiếp theo tình hình phát triển hiện tại của thị trường, kết quả kinh doanh năm trước và mục tiêu kinh doanh năm sau của công ty mà không có sự căn cứ vào việc phân tích kết quả của các hoạt động xúc tiến đã thực hiện. Đây là một trong các nhân tố khiến cho hiệu quả truyền thông của Trung tâm rất thấp mặc dù đầu tư không ít nguồn lực cho các hoạt động xúc tiến đó.

Tổng quát lại ta thấy rằng trong hoạt động truyền thông của Trung tâm cho các sản phẩm cũng như cho hình ảnh của Trung tâm đối với thị trường cả trong và ngoài nước đều còn nhiều vấn đề hạn chế, rời rạc cần phải có những chính lược, hướng đi đúng đắn và chuyên nghiệp trong tương lai.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày qua về Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội . Thông qua đó ta thấy được một phần thuận lợi và khó khăn cho các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm. Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm.

Chương này đề cập đến các vấn đề sau :

1. Sơ lược qua quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm. Để từ đó tìm hiểu được thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tập trung vào. Bên

cạnh đó thấy được hoạt động kinh doanh của Trung tâm có tác động thế nào đến hoạt động xúc tiến của Trung tâm.

2. Giới thiệu thực trạng hoạt động xúc tiến của Trung tâm. Để từ đó một vài đánh giá về hoạt động xúc tiến của Trung tâm. Từ đó đưa ra đánh giá kết quả về chương trình xúc tiến.

3. So sánh ngân sách của Trung tâm dành cho hoạt động xúc tiến với các đối thủ cạnh tranh. Để từ đó đưa ra các giải pháp để sử dụng nguồn ngân sách này hợp lý và cũng để phát huy tối đa hiệu quả việc sử dụng ngân sách này.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP TẠI TRUNG TÂM DU

LỊCH VÀ DỊCH VỤ CÔNG ĐOÀN HÀ NỘI.

3.1 Cơ sở đưa ra giải pháp

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội và qua phân tích cũng thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến đối với du lịch. Hiện nay khi mà Việt Nam đã ra nhập WTO, đứng trước những cơ hội và thách thức lớn như vậy Trung

tâm cần phải có những bước đi vững chắc để khẳng định vị thế của mình

trong khu vực về công tác xúc tiến, tuyên truyên, quảng bá du lịch. Em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội

3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp tại Trung tâm

3.2.1 Xác định ngân sách chi cho chính sách xúc tiến trong thời gian tới của Trung tâm

Trong thời gian tới, từ nay đến năm 2010, nhiệm vụ mà Trung tâm đặt ra cho bộ phận marketing là phải tạo được bước tiến dài trong việc tạo sự biết đến về công ty và sản phẩm của công ty đối với khách outbound của Việt Nam. Và để tạo được bước tiến dài Trung tâm cần tích cực tiến hành các hoạt động xúc tiến có hiệu quả cao tức cần có một ngân sách tương đối lớn cho các chiến lược xúc tiến đó nên phương pháp xác định ngân quỹ hiện nay của Trung tâm không còn phù hợp nữa.

Để phù hợp với tính năng động, luôn biến đổi của kinh doanh lữ hành công ty cần xác định một ngân sách xúc tiến gồm hai phần:

Phần ngân sách thứ nhất: do mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động xúc tiến từ nay đến năm 2010 đã được công ty xác định nên việc xác định phần ngân quỹ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bộ phận Marketing vẫn phải lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động xúc tiến cho từng giai đoạn thời gian nhất định và ước lượng được sát nhất hiệu quả của mỗi hoạt động xúc tiến đó. Do trong vài năm gần đây lợi nhuận của công ty không cao nên kế hoạch cần được lập rất chi tiết để giảm sai sót và giảm tối đa sự lãng phí tiền, thời gian cho những hoạt động xúc tiến hiệu quả thấp.

Phần quỹ dự phòng được sử dụng trong những trường hợp thị trường có những biến động lớn. Phần quỹ này có thể xây dựng dựa trên khả năng huy động của công ty.

Tóm lại, ngân sách dành cho các chiến dịch xúc tiến là bao nhiêu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của chiên dịch và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Trung tâm.

3.2.2. Một số vấn đề về việc đánh giá kết quả của chương trình xúc tiến

Trung tâm cần tiến hành điều tra, nghiên cứu để phân tích, đánh giá hiệu quả của mỗi chương trình xúc tiến. Các hoạt động điều tra, nghiên cứu, đánh giá này Trung tâm có thể tự thực hiện hoặc thuê các chuyên gia Marketing thực hiện. Những phân tích đánh giá này sẽ giúp Trung tâm nhận thấy những lỗi đã mắc phải trong quá trình thực hiện chương trình xúc tiến đó, những đạt được và chưa đạt được của chương trình xúc tiến đó, mức độ ảnh hưởng của hoạt động xúc tiên đó đến kết quả kinh doanh. Đó là những căn cứ để Trung tâm có thể quyết định được nên tiếp tục duy trì những hình thức xúc tiến nào, hình thức xúc tiến nào nên dừng lại để trành lãng phí. Đồng thời nó cũng giúp Trung tâm giảm thiểu những sai sót trong các hoạt động xúc tiến tiếp theo nhằm tăng hiệu quả của hoạt động đó.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w