Từ khi thành lập trung tâm năm 1995 và được thừa hưởng kinh nghiệm hơn 40 năm của Công ty du lịch Công Đoàn Hà ội, trong những năm qua mặc dù có nhiều sự thay đổi về nhân sự song Trung tâm luôn cố gắng phát triển ngày một lớn mạnh hơn.
Năm 2003, Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội đã được Tổng cục du lịch Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Mặc dù vậy, việc khai thác khách quốc tế vào Việt Nam du lịch vẫn còn là thách thức lớn đối với Trung tâm. Thị trường khách chính của Trung tâm vẫn là khách nội địa và khách outbound.
Chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình khai thác khách chính của Trung tâm từ năm 2003 đến 2007
* Khách đi du lịch trong nước và quốc tế
BẢNG 4 : TÌNH HÌNH LƯỢNG KHÁCH ĐI DU LỊCH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Số lượt khách Tốc độ tăng % Số lượt khách Tốc độ tăng % Tỷ trọng Số lượt khách Tốc độ tăng % Tỷ trọng 2003 5310 5022 94,57 288 5,43 2004 5100 96,04 4800 95,58 94,11 300 104,16 5,89 2005 5430 106,47 5091 106,06 93,75 339 113 6,25 2006 5870 108,1 5479 107,62 93,34 391 115,34 6,66 2007 6530 111,2 6000 109,5 91,88 530 135,54 8,12
(Nguồn: số liệu của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội) Từ bảng dữ liệu trên ta thấy rằng lượng khách đến Trung tâm du lịch và dịch vụ Công đoàn Hà Nội có xu hướng tăng qua các năm. Nhưng năm 2003 Trung tâm đón được số lượt khách nhiều hơn so với năm 2004 là do năm 2003 Việt nam đăng cai tổ chức Seagames 23 và Paragames II. Sự kiện thể thao trọng đại mang tầm khu vực đã thu hút rất nhiều khách du lịch ở mọi miền đất nước. Chính vì vậy mà lượng khách đến vơi Trung tâm tăng đáng kể, đạt 5310 lượt khách. Nhưng tới năm 2004, số lượng khách giảm 210 lượt so với năm 2003, dẫn đến tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 96,04%. Với nỗ lực của Trung tâm thì tới năm 2005, lượng khách lại tăng đạt 5430 lượt khách (tăng 330 lượt khách so với năm 2004), tốc độ tăng trưởng đạt 106,47%. Năm 2006, lượt khách du lịch tới Trung tâm tăng 440 lượt khách so với năm 2005 với tốc độ tăng trưởng đạt 108,1%. Và năm 2007 vừa qua thì số lượt khác đến Trung tâm cũng ko hề giảm đi mà ngày càng tăng thêm với 5870 lượt khách và đạt tốc độ 112.1%. Như vậy, lượng khách của Trung tâm có sự tăng lên qua các năm nhưng chưa có sự bứt phá về số lượng. Con số khách tới Trung tâm còn chưa cao.
Trong cơ cấu khách chủ yếu là khách đi du lịch trong nước. Cụ thể năm 2003 số lượt khách đi du lịch trong nước đạt 50022 lượt còn số lượt khách đi du lịch nước ngoài chỉ đạt 288 lượt, do đó chỉ chiếm 5,43% trong tổng số lượt khách của năm. Đến năm 2004, 2005 con số này có tăng nhưng không đáng kể. Nếu lấy năm 2004 làm mốc thì năm 2005 số lượt khách đi du lịch nước ngoài tăng 39 lượt, năm 2006 tăng 91 lượt và đến năm 2007 con số này tăng lên là 230 lượt khách. Nhìn chung, số lượng khách đến Trung tâm không nhiều trong đó số khách đi du lịch trong nước là chủ yếu. Do vậy Trung tâm cần phải chú ý tới chính sách kinh doanh của mình nhằm khắc phục những mặt yếu kém để có thể phát huy tối đa những ưu điểm để thu hút khách nhiều hơn nữa.
* Số khách phân theo đơn vị, tổ chức
BẢNG 5 : TÌNH HÌNH KHÁCH ĐI DU LỊCH THEO ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC Năm Tổng lượt khách Khối công ty Nhà nước
Khối công ty tư nhân
Thị trường khách dân cư Số lượt % tổng Số lượt % tổng Số lượt % tổng
khách lượt khách khách lượt khách khách lượt khách 2003 5310 4620 87 386 7,27 304 5,73 2004 5100 4590 90 395 7,74 115 2,26 2005 5430 4645 85,54 362 6,66 423 7,8 2006 5870 5136 87,5 427 7,27 307 5,23 2007 6530 5535 84,76 483 7,4 512 7,84
(Nguồn: số liệu của Trung tâm du lịch và dịch vụ Công Đoàn Hà Nội)
Biểu đồ 1 : Tình hình đi du lịch theo các đơn vị, tổ chức năm 2007
Từ bảng dữ liệu trên ta thấy lượng khách của Trung tâm chủ yếu là khối cơ quan nhà nước. Cụ thể là : năm 2003 chiếm 87%, năm 2004 chiếm 90%, năm 2005 chiếm 85,54%, năm 2006 chiếm 87,5% và đến năm 2007 chiếm 84,76%. Trong khi đó khối công ty tư nhân và thị trường dân cư rất ít. Đây là hai thị trường tiềm năng mà Trung tâm cần phải đẩy mạnh hơn nữa chiến lược xúc tiến hỗn hợp để tăng nguồn khách của mình.