Nguyên tắc sử dụng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI (Trang 30)

- Tùy thuộc vào trình độ của HS mà có những hình thức sử dụng khác nhau. Việc sử dụng BTHH có nhiều cách giải phải đặc biệt chú ý là phải phù hợp với trình độ của học sinh.

Với học sinh tương khá giỏi thì giáo viên nên thường xuyên sử dụng BTHH có nhiều cách giải, như dậy sẽ phát huy được hết tác dụng của loại bài tập nay. Nhưng với học sinh trung bình – yếu thì nên hạn chế hoặc có thể không sử dụng, vì bản thân các em đã không nắm vững kiên thức nên việc sử dụng nhiều cách giải có thể làm các em nhầm lẫn. Với nhưng em này thì mỗi dạng bài nên cho các em giải 1 cách để các em làm đi làm lại và khi gặp phải bài toán tương tự các em có thể bắt chước mà làm theo.

- Dựa vào mục đích học tập mà sử dụng BTHH có nhiều cách giải sao cho phù hợp.

Nếu việc học tập là để giúp các em phát triển tư duy, trí thông minh thì tăng cường cho các em sử dung BTHH có nhiều cách giải. Nhưng nếu việc dạy chỉ nhằm mục đích giúp các em vượt qua các kì thi thì cũng không nhất thiết phải tìm nhiều cách giải cho 1 bài toán mà chỉ cần hướng dẫn các em cách giải nhanh nhất của từng dạng bài.

- Tùy thuộc vào trạng thái tâm lí của học sinh mà có biện pháp sử dụng hợp lý. Một khi học sinh đã mệt mỏi, không thê tiếp thu thêm kiến thức thì việc giáo viên cho học sinh giải bằng nhiều cách thì học sinh không còn hứng thú, đo dó sẽ không làm việc có hiệu quả.

- Tùy thuộc vào năng lực của giáo viên. Để sử dụng tốt BTHH có nhiều cách giải thì bản thân giáo viên phải nắm vững các phương pháp giải. Nếu không nắm vững thì giáo viên không nên sử dung nó, vì như vậy đôi khi còn phản tác dụng.

- Phụ thuộc vào thời gian có phù hợp với việc giải BTHH bằng nhiều cách giải hay không.

Thời gian cũng là một điều nên chú ý khi sử dụng BTHH có nhiều cách giải, vì nếu thời gian hạn chế thì giáo viên không thể triển khai cho học sinh giải bằng nhiều cách được. Việc sử dụng BTHH có nhiều cách giải chỉ nên tiến hành khi có nhiều thời gian.

3.2. Quy trình sử dụng Quy trình:

Bước 1: Nghiên cứu đề bài.

Bước 2: Xây dựng tiến trình luận giải. Bước 3: Thực hiện tiến trình giải. Bước 4: Đi tìm cách giải khác.

Bước 5: Đánh giá lại toàn bộ các cách giải.

Sau khi đã thực hiện các bước 1, 2, 3, với BTHH có nhiều cách giải học sinh tiếp tục đi tìm cách giải khác.

- Nếu có cách giải khác học sinh quay lại bước 3.

- Nếu không có cách giải khác thì học sinh dừng lại quá trình giải và tiến hành đánh giá lại toàn bộ các cách giải.

3.3. Các biện pháp sử dụng

- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán hóa học theo nhiều cách giải. Với một bài toán hóa học có thể được giải theo các cách khác nhau, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh giải theo nhiều cách bằng những hình thức sau:

+ Giáo viên cho học sinh giải bài toán theo cách quen thuộc học sinh thường làm, sau đó giáo viên hướng dẫn thêm các cách giải khác nhưng vẫn tìm được đáp số đúng.

+ Giáo viên hướng dẫn tất cả các cách giải cho bài toán hóa học, sau đó học sinh tự trình bày.

- Học sinh chọn lựa, đề xuất nhiều cách giải cho một bài toán.

Với một bài toán giáo viên cho học sinh tự đề xuất các cách giải khác nhau, sau đó giáo viên nhận xét và bổ sung cách giải còn thiếu hay bỏ đi những cách giải trùng lập hoặc cách giải bị mắc sai lầm.

- Học sinh làm việc theo nhóm để tìm ra các cách giải khác nhau.

Giáo viên chia lớp ra thành nhiều nhóm và dạy học sinh giải bài toán bằng nhiều cách như sau:

+ Giáo viên cho mỗi nhóm những bài tập giống nhau, học sinh mỗi nhóm tìm các cách giải khác nhau cho những bài tập được giao.

+ Giáo viên cho mỗi nhóm những bài tập khác nhau, học sinh mỗi nhóm tìm các cách giải khác nhau cho những bài tập được giao.

- Học sinh làm báo cáo chuyên đề theo nhóm.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể cho các nhóm làm báo cáo theo chuyên đề:

Ví dụ: một số chuyên đề về bài toán nhiều cách giải như: bài toán hóa học nhiều cách giải cho kim loại kiềm và hợp chất của nó; bài toán hóa học nhiều cách giải

cho sắt và các hợp chất của nó;bài toán hóa học nhiều cách giải cho hiđrocacbon…

- Học sinh tự chọn lựa cách giải nhanh bài toán trong thời gian cho phép. Giáo viên có thể dạy học sinh bằng các hình thức sau:

+ Giáo viên cho học sinh làm bài tập chạy trong thời gian cho phép khi đó học sinh sẽ có gắng giải cách nào nhanh nhất.

+ Giáo viên cho học sinh làm kiểm tra trong thời gian ngắn để kiểm tra độ nhanh nhạy của các em về việc sử dụng phương pháp khác nhau trong giải bài tập cũng như việc chọn lựa phương pháp giải tối ưu cho bài toán.

- Học sinh sưu tầm các bài toán giải hóa học nhiều cách giải.

Giáo viên cho học sinh sưu tầm các bài toán hóa học nhiều cách giải dưới nhiều hình thức: internet, sách, báo… Phương pháp này giúp học sinh có ý thức tìm kiếm, thu thập thông tin trong học tập cũng như giúp học sinh bước đầu trong việc hình thành các phương pháp giải khác nhau cho một bài toán.

3.4. Một số lưu ý khi sử dụng

- Khi mới làm loại BTHH có nhiều cách giải GV nên hướng dẫn HS giải theo nhiều cách.

Tức là giáo viên nên sử dụng biện pháp thứ nhất, để học sinh quen dần với việc giải một bài tập với nhiều cách giải, vì nhiều học sinh vẫn thường quan tâm tới đáp số của bài toán nên chỉ cần giải ra đáp số là học sinh không chịu suy nghĩ có cách giải nào khác hay không.

- Khi HS đã làm quen với loại BTHH có nhiều cách giải GV nên để HS tự đề xuất những cách giải mới.

Sau khi đã quen với việc phải tìm tất cả các cách giải cho một BTHH thì giáo viên nên để các em tự đề xuất các cách giải như vậy các em sẽ khắc sâu hơn, đồng thời tạo hứng thú học tập cho các em.

- Khi giải xong một BTHH có nhiều cách giải GV nên nhận xét, đánh giá lại toàn bộ các cách giải.

Đây là một bước không thể thiếu khi giải BTHH nói chung và BTHH có nhiều các giải nói riêng. Giáo viên nên nhận xét các cách giải đưa ra có những ưu, nhược điểm gì, cách giải nào là nhanh nhất, thuận lợi cho các em khi thi cử.

- Trong kiểm tra, thi cử GV nên đưa những BTHH có nhiều cách giải vào. Giáo viên cũng nên tuyển chọn và đưa vào các đề kiểm tra những bài tập có thể giải bằng nhiều cách. Qua bài làm của học sinh cũng có thể phản ứng được năng lực của mỗi học sinh, vì cùng một thời gian nhưng có học sinh sẽ giải theo cách này, có học sinh sẽ giải theo cách khác từ đó biết được tư duy, kỹ năng làm bài của từng học sinh.

- Khi HS tìm ra một cách giải mới GV nên khích lệ, động viên các em dù cách giải mới không hay hơn cách giải đã có.

Với mỗi cách giải mà học sinh tìm ra cho một bài toán, giáo viên nên động viên khuyến khích các em để các em tiếp tục cố gắng, phát huy.

KẾT LUẬN

PGS.TS Nguyễn Xuân Trường cũng có đề cập đến bài toán nhiều cách giải trong “bài tập hóa học ở trường phổ thông” với nhận định:ra một bài tập rồi yêu cầu học sinh giải bằng nhiều cách, tìm những cách giải ngắn nhất, hay nhất đó là một cách rèn luyện trí thông minh cho các em”.

Quả thât BTHH là một trong nhưng cách giúp học sinh phát triển tư duy, trí thông minh, sáng tạo, nhưng bản thân mỗi bài tập không thể làm được điều đó vì Bản thân BTHH chưa có tác dụng gì cả. Không phải một BTHH "hay" thì luôn luôn có tác dụng tích cực ! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là "người sử dụng" nó, phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi khía cạnh có thể có của bài toán, để học sinh tự tìm ra lời giải. Lúc đó BTHH mới thực sự có ý nghĩa và phát huy được hết tác dụng của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường Đại học sư phạm TP.HCM.

2. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Trường Đại học sư phạm TP.HCM.

3. Lương Công Thắng, Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều

cách giải để rèn luyện tư duy cho học sinh lớp 12 THPT, luận văn thạc sĩ, Đại học

sư phạm TP HCM.

4. Dương Thị Kim Tiên, Thiết kế hệ thống bài toán hóa học nhiều cách giải nhằm

phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT, luận văn thạc sĩ,

Đại học sư phạm TP HCM.

5. Nguyễn Xuân Trường (1998), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

6.Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ

thông, Nxb Giáo dục.

7. http://baitaphoahoc.wordpress.com

8. http://edu.goonline.vn/e-tap-chi/tin/9/52/1191/bai-toan-kinh-dien-cua-hoa- hoc 9.http://www.hoahocngaynay.com

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU...1 Chương 1: BTHH có nhiều cách giải...2

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...2 1.2. Khái niệm...5 1.3. Tác dụng...6 1.4. Dấu hiệu nhận biết...7 1.5. Các phương pháp giải thường dùng...8 1.6. Một số dạng bài tập có nhiều cách giải...12

Chương 2: THIẾT KẾ BTHH CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI...23

2.1. Nguyên tắc thiết kế...23 2.2. Các cách thiết kế...24 2.3. Quy trình thiết kế...25 2.4. Một số lưu ý khi thiết kế...27

Chương 3: SỬ DỤNG BTHH CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI...28

3.1. Nguyên tắc sử dụng...28 3.2. Quy trình sử dụng...29 3.3. Các biện pháp sử dụng...30 3.4. Một số lưu ý khi sử dụng...31

KẾT LUẬN...33 TÓM TẮT...34 TÀI LIỆU THAM KHẢO...35 PHỤ LỤC...36

1. BTHH có nhiều cách giải

1.1. BTHH có nhiều các giải phần hóa đại cương

Bài 1: Nguyên tố Bo có hai đồng vị 11Bvà10B, số khối trung bình là 10,812. Tìm thành phần % số lượng của mỗi đồng vị.

Các cách giải:

Cách 1:

Gọi x là tỉ lệ số lượng của 10

B

Ta có: x.10 + 11(1-x) = 10,812 ⇔ 10x – 11x + 11 = 10,812 ⇔ x = 0,188 Vậy % số lượng đồng vị 10

B là 18,8% và 11 Blà 81,2% Cách 2: Gọi a là % đồng vị của 10B 100 – a là % đồng vị của 11B Ta có: a.10 + (100-a).11 = 10,812 100 ⇔ a = 18,8 %

Vậy % số lượng đồng vị 10B là 18,8% và 11Blà 81,2%

Cách 3:

Áp dụng phương pháp đường chéo 10B 10 0,188 10,812 11B 11 0,812 Ta có : 10 11 % B 0,188 % B =0,812 (1) Vậy % số lượng đồng vị 10

B là 18,8% và 11

Blà 81,2%

Bài 2: Cho 5 gam hỗn hợp 2 kim loại nhóm IIA tan hoàn toàn trong nước, thu

được 1,12 lít H2 (đo ở O0C và 2 atm). Biết chúng thuộc 2 chu kì liên tiếp, tìm 2 kim loại trên.

Các cách giải:

Cách 1: phương pháp trung bình 2 H PV 2 x 1,12 n = = = 0,1 mol RT 0,082 x 273

R + 2H2O → R(OH)2 + H2 Từ phương trình => n = n = 0,1 molR H2 m 5 R = = = 50g n 0,1 => R' 50 R''≤ ≤

Vì R’ và R’’ thuộc hai chu kì liên tiếp nên 2 kim loại cần tím là: R’ = 40: Canxi – Ca

R’’ = 87: Stronti – Sr

Cách 2: Phương phápghép ẩn số

Gọi 2 kim loại nhóm IIA lần lượt là M (x mol) và M’(y mol) Ta có pt phản ứng: M + 2H2O → M(OH)2 + H2 x x M’ + 2H2O → M’(OH)2 + H2 y y Theo đề ta có hệ phương trình: x + y = 0,1 (*) Mx + M'y = 5 (**)    (1)

Từ hệ phương trình ta biện luận theo hai cách như sau: Cách 2.1: giải sử M’ ở chu kì dưới => M’ > M

Từ (**) ta có:

Mx + My < Mx + M’y < M’x + M’Y ⇔ M(x +y) < 5 < M’(x +y)

⇔ M < 50 < M’

Vì M và M’ thuộc nhóm IIA và 2 chu kì liên tiếp nên: M = 40 (Ca), M’ = 87 (Sr)

Từ (*) => y = 0,1 – x ta thế vào (**) ta được: Mx + M’ (0,1 - x) = 5 ⇔ x (M – M’) = 5 – 0,1M’ ⇔ x = 5 - 0,1M' M - M' Mà 0 < x < 0,1 nên: 0 < 5 - 0,1M' 0,1 (***) M - M' <

Giả sử M ở chu kì dưới: => M > M’

Từ (***) => 0 < 5 - 0,1M' 5 - 0,1M' > 0 M' < 50

M - M' ⇔ ⇔

Mặc khác 5 - 0,1M'<0,1 5 - 0,1M' < 0,1M-0,1M' M > 50

M - M' ⇔ ⇔

Từ (a) và (b) => M’ < 50 < M

Vì M và M’ thuộc nhóm IIA và 2 chu kì liên tiếp nên: M’ = 40 (Ca), M = 87 (Sr).

Bài 3: Lấy 2,5 ml dung dịch axit axetic 4M rồi pha loãng với nước thành 1 lít dung dịch A. Hãy tính độ điện li α của axit axetic và pH của dung dịch A, biết rằng trong 1ml A có 6,28.1018 ion và phân tử axit không phân li.

Các cách giải:

Cách 1:

nCH COOH3 = 0,0025 x 4 = 0,01 mol

Dung dịch sau khi pha loãng có nồng độ mol là: M

0,01

C = = 0,01 M 1

Số phân tử CH3COOH 0,01M trong 1 lit dung dịch là: 0,01 x 6,02.1023= 6,02.1021

Trong 1 ml A có 6,28.1018 ion và phân tử axit không phân li. Vậy, trong 1lit A có 6,28.1021 ion và phân tử axit không phân li. trình điện li:

CH3COOH ¬ → CH 3COO- + H+ Ban đầu 6,02.1021 x x Điện li x x x Cân bằng 6,02.1021 – x x x Theo đề ta có: 6,02.1021 – x + x + x = 6,28.1021 => x = 0,26.1021 21 21 0,26.10 α x 100% 4,32% 6,02.10 = = Và 21 + 23 0,26.10 pH = -lg[H ] = -lg( ) = 3,36 6,02.10 Cách 2:

Trong 1 ml A có 6,28.1018 ion và phân tử axit không phân li. Vậy, trong 1lit A có 6,28.1021 ion và phân tử axit không phân li. Số mol ion và phân tử axit không phân li là:

21 -2 23 6,28.10 =1,0432.10 (mol) 6,02.10 CH3COOH ¬ → CH 3COO- + H+ Ban đầu 0,01 x x Điện li x x x Cân bằng 0,01 – x x x Theo đề ta có: 0,01 – x + x + x = 1,0432.10-2  x = 0,0432.10-2 (mol) Vậy: -2 0,0432.10 α = x 100% = 4,32% 0,01 Và pH = -lg(0,0432.10-2 ) = 3,36.

Bài 4: Cần hòa tan 200 gam anhidric sunfuric vào bao nhiêu gam dung dịch H2SO4

49% để có dung dịch H2SO4 78,4%.

Cách 1:

Phản ứng SO3 với nước:

SO3 + H2O→ H2SO4

Khi SO3 hòa tan vào nước thì khối lượng H2SO4 thu được là 245 g 80g SO3→ 98 g H2SO4

200g SO3 → a g H2SO4

200 x 98

a = = 245g

80

Gọi khối lượng của dung dịch H2SO4 49% là mdd1, khối lượng chất tan trong dung dịch H2SO4 49% là m1 Ta có: mdd sau = mdd1 + 200 Khi đó: 2 4 2 4 ct 1 H SO (sau) dd dd1 ct 1 H SO (tr) dd dd1 m .100% 245+m C% = = x 100% = 78,4% m m +200 m .100% m x100% C% = = = 49% m m

Giải hệ hai ẩn m1 và mdd1 trên ta có

1 dd1 1 1 dd1 dd1 m - 0,784m = -88,2 m = 147 => m - 0,49m = 0 m = 300        

Vậy cần hòa tan 200g SO3 vào 300gam dung dịch H2SO4 49% để có dung dịch H2SO4 78,4% Cách 2: Ta có: 98 g H2SO4 ứng với nồng độ 49% 80 g SO3 ứng với nồng độ a% => a = 80 x 49% = 40% 98

80 g SO3 ứng với nồng độ b% => b = 80 x 78,4% = 64%

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ NHIỀU CÁCH GIẢI (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w