Giải pháp về sự phối kết hợp giữa Hội với các cơ quan Đảng, chính

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò Hội Phụ nữ tỉnh đối với công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 85)

chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan chức năng ở địa phương và Trung ương

Công tác DS & KHHGĐ là công tác có tính liên ngành, đồng thời lại chỉ có thể thành công vững chắc trên cơ sở chuyển đổi nhận thức về hệ giá trị con cái, về quy mô gia đình của toàn xã hội, do đó phải huy động các ngành, đoàn thể và các lực lượng xã hội. Tuy mỗi cơ quan, ban ngành có những chức năng nhiệm vụ chuyên môn riêng biệt, song đều tác động đến đời sống sinh hoạt của dân cư trên nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng. Điều đó sẽ góp phần thay đổi phong tục tập quán, nếp nghĩ lạc hậu vốn đã bám rất sâu trong tiềm thức của đồng bào vùng sâu, vùng xa. Sự kết hợp chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực

khác nhau cho mục tiêu dân số đã làm cho nhân dân hiểu, chấp nhận và tự nguyện thực hiện chính sách dân số.

Bằng khả năng của mình và với nhiều cách thức khác nhau, mỗi cơ quan tác động đến công tác DS & KHHGĐ ở nhiều mặt, nhiều hình thức khác nhau:

- Liên đoàn Lao động tỉnh tuyên truyền cho đông đảo lực lượng cán bộ, công nhân lao động trong toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc chính sách DS & KHHGĐ.

- Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên truyền, giáo dục về dân số và phát triển, tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề sức khoẻ sinh sản vị thành niên, CLB gia đình trẻ, CLB tiền hôn nhân, nhằm định hướng cho các thanh niên trên con đường xây dựng cuộc sống gia đình tương lai của mình ổn định và phát triển xã hội.

- Hội Nông dân: chỉ đạo các cấp Hội trong tỉnh xây dựng kế hoạch hành động dân số - gia đình và trẻ em lồng ghép với các hoạt động của các cấp hội cơ sở, các hoạt động thông tin giáo dục, truyền thông, vận động cán bộ hội viên, nông dân trong tỉnh thực hiện tốt chủ trương chính sách DS & KHHGĐ, cùng với việc quan tâm tuyên truyền đến các cặp vợ - chồng nông dân trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên ở nông thôn.

- Sở tư pháp tỉnh góp phần tuyên truyền luật pháp hôn nhân và gia đình, đăng kí khai sinh, khai tử, đăng kí kết hôn, làm giảm tỷ lệ tảo hôn xuống mức thấp nhất. Tuyên truyền luật chăm sóc và bảo vệ bà mẹ và trẻ em, đảm bảo cho các trẻ em mọi quyền lợi chính đáng của mình, tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật chống bạo lực trong gia đình…

- Sở Giáo dục: Với việc lồng ghép giáo dục với DS & KHHGĐ vào chương trình phổ thông có tác dụng lớn trong việc góp phần ổn định quy mô dân số trong tương lai.

- Sở Y tế: Tăng cường nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thực hiện tốt các dịch vụ KHHGĐ, giúp cho đồng bào thực hiện tốt các

biện pháp tránh thai có hiệu quả, tránh tình trạng nạo phá thai trước hôn nhân, và sau hôn nhân, nhằm đảm bảo và nâng cao sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội.

- Sở Văn hoá Thông tin - Phát thanh truyền hình với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, với các bài báo, bản tin, hình ảnh đã làm thay đổi nhận thức của bà con, từng bước đi vào chiều sâu vấn đề dân số và phát triển. Các bài cổ động, các khẩu hiệu, những băng zôn thiết thực dễ hiểu, dễ nhớ dần dần đi vào nếp nghĩ, nếp sống, làm thay đổi những tập quán lạc hậu về sinh đẻ, gia đình và con cái của bà con…

Việc phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành đoàn thể khác trong công tác DS & KHHGĐ sẽ giúp cho hoạt động của Hội phụ nữ trong việc thực hiện nhiệm vụ này gặp được nhiều thuận lợi hơn và đạt hiệu quả cao…

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò Hội Phụ nữ tỉnh đối với công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 85)