0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ HỘI PHỤ NỮ TỈNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 84 -84 )

Chúng ta biết rằng, các công việc gia đình như: bếp núc, giặt giũ, chăm sóc con cái, cha mẹ trong gia đình đã tiêu tốn rất nhiều thời gian công sức của người phụ nữ nói chung và các cán bộ Hội phụ nữ nói riêng. Vì vậy, để tạo điều kiện cho cán bộ Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách quan tâm hơn nữa đến quyền và lợi ích của cán bộ Hội phụ nữ.

Với thực trạng công tác Hội phụ nữ và chất lượng đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ của tỉnh Hải Dương hiện nay, ngoài chính sách chung cho cán bộ, cần có những chủ trương xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để tạo điều kiện tốt cho đội ngũ cán bộ Hội hoạt động công tác của Hội nói chung và công tác DS & KHHGĐ nói riêng có hiệu quả hơn nữa. Cụ thể:

- Cần bổ sung chế độ hỗ trợ cho cán bộ Hội đi học tại các trường chuyên môn nghiệp vụ, các trường hoặc trung tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận chính trị ở trung ương hoặc địa phương, nhằm để cán bộ yên tâm tập trung vào việc học tập nghiên cứu.

- Cần có chế độ tiền lương phù hợp với công sức, trí tuệ của cán bộ Hội, nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao.

- Cần đầu tư cho việc tạo nguồn cán bộ Hội các cấp là những người dân tộc vùng thiểu số từ các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, xã. Sau khi đã đào tạo cần phải có chính sách thu hút cán bộ nữ về công tác ở địa phương và Hội LHPN các cấp.

- Cần có chính sách hỗ trợ về kinh phí cho hoạt động phong trào của các cấp Hội phụ nữ cơ sở, các địa phương, cơ sở cần hỗ trợ hoạt động phí cho đội ngũ Uỷ viên BCH Hội phụ nữ xã và các chi hội trưởng phụ nữ thôn, xã. Công tác DS & KHHGĐ là công tác phức tạp, nó tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Để Hội phụ nữ có thể phát huy vai trò của mình trong công tác này cần có một số nguồn lực tài chính cần thiết cho việc triển khai các hoạt động của công tác DS & KHHGĐ, đòi hỏi phải có các chính sách và các cơ chế huy động mọi nguồn lực cho hoạt động của Hội phụ nữ trong công tác DS & KHHGĐ.

- Cần có chính sách đầu tư cho việc mở các lớp đào tạo phương pháp, cách thức tuyên truyền vận động Hội viên phụ nữ và nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số tham gia.

Một phần của tài liệu PHÁT HUY VAI TRÒ HỘI PHỤ NỮ TỈNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY (Trang 84 -84 )

×